Kể lại cuộc vây bắt bầu Kiên

Tác giả: Theo An ninh thế giới

18h30, gần 60 trinh sát ập vào Ngân hàng ACB, phát hiện ông Kiên đang nép vào một góc ở tầng 4 tối om. Đi qua người chỉ huy cao nhất của công an ở đây, ông Kiên hỏi: “Anh ở C nào? C nào bắt tôi đây?”.

Cơ quan điều tra cho biết với sự nhạy cảm của một “quái kiệt” trong giới kinh doanh tài chính, bầu Kiên đã linh cảm có sự điều tra về việc làm ăn của mình.

Ông ta chạy đến nhiều mối quan hệ, kể cả với các ngành nội chính để thám thính đơn vị nào đang điều tra. Sau này, ông tâm sự với các điều tra viên thời gian đó thấy nóng ruột, thấp thỏm nhưng hỏi đâu cũng thấy mọi người bảo không có, hoặc không thấy nên nghĩ: “Chắc mình quá lo xa”.

bầu Kiên, vây bắt, ACB, Nguyễn Đức Kiên
Ông Kiên làm việc với điều tra viên trong trại giam. Tiếp tục đọc

‘Linh hồn chị Huyền mới nhập vào 01 cán bộ Nhà nước’

Tác giả: Theo Trí thức trẻ

KD: Khốn khổ cho số phận của chị Huyền. Tội nghiệp quá thể. Chẳng hiểu thực hư thế nào…

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, các nhà ngoại cảm không thể gặp được linh hồn người đã mất, dự đoán sai là do không hợp “duyên”, bị nhiễu thông tin…

 

Liên quan đến vụ Thẩm mĩ viện Cát tường làm chết người phi tang xác nạn nhân ném xuống sông Hồng, đến thời điểm này gia đình vẫn chưa tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền.

Có nhiều “nhà ngoại cảm” tìm đến gặp gia đình, mong muốn “nói chuyện” với linh hồn chị Huyền tại bờ sông Hồng. Tuy nhiên, kết quả tìm được vẫn bằng không. Cũng trong thời gian đó, hàng loạt sự kiện “vạch mặt” những người giả ngoại cảm lừa đảo thân nhân liệt sĩ gây “bão” trong dư luận. Không ít người đặt câu hỏi: “Tại sao các nhà ngoại cảm chân chính không đứng ra giúp đỡ tìm thi thể nạn nhân xấu số trong vụ Cát Tường để chứng minh khả năng?”

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người.

Giác Hải, chị Huyền, Cát Tường, linh hồn, nhập, thẩm mỹ
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải trao đổi về trường hợp nhà ngoại cảm không tiếp xúc với linh hồn đã mất. Tiếp tục đọc

Nhìn lại các vụ nghi can qua đời, đình chỉ vụ án

Tác giả: Đ. Tâm (tổng hợp)

KD: Nhưng công bằng mà nói, có cái chết là hết, có cái chết “trăm năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Trong nhiều trường hợp, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, thậm chí khởi tố bị can nhưng do nghi can, bị can đã tử vong nên buộc phải đình chỉ.

Tướng Ngọ và vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước”

Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” ngày 7/1, Dương Chí Dũng với tư cách là nhân chứng đã khai người mật báo cho mình bỏ trốn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.

Ngày 8/1, TAND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Đồng thời, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo VKSND Tối cao xử lý theo pháp luật.

nghi can, bị can, tử vong, đình chỉ, vụ án, khởi tố, Phạm Quý Ngọ
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra thì tối 18/2, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần.

Từ đây, nhiều câu hỏi liên quan đến việc có hay không đình chỉ vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” được đặt ra.

Theo luật pháp, sau khi tướng Ngọ qua đời, tất cả những gì liên quan đến tố tụng, đến thân phận pháp lý của ông đã chấm dứt. Tiếp tục đọc

Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy (I)

Tác giả: Trần Giao Thủy

banhu1957Tuy nhiên, để biết bà Nhu nghĩ và viết những gì về chính trường Việt Nam thời Đệ nhất Cộng hòa, e rằng vẫn là điều không dễ tìm thấy trong cuốn La République du Viêt-Nam et les Ngô-Ðình suivi des mémoires posthumes de Madame Ngô-Ðình Nhu vì, theo ông Ngô Đình Quỳnh, phần hồi ức của bà Nhu viết từ 1963 ‟có phần huyền bí”.

2/11/1963, ngày thứ hai của cuộc đảo chánh, ngày phe đảo chánh giết Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ông, ông Ngô Đình Nhu. Khi đó bà Trần (Thị) Lệ Xuân, và cô Ngô Đình Lệ Thủy – vợ và con của ông Nhu – đang ở khách sạn Beverly Wilshire ở Los Angeles, California trong chuyến đi ‟giải độc dư luận các nước Âu Mỹ” từ đầu tháng 9(1).

Photo1: VIETNAM – SEPTEMBER 1 1: Madame Dinh Nhu Ngo (C) taking to the press at the airport as she is leaving for Europe. (Photo by Larry Burrows/Time & Life Pictures/Getty Images. The LIFE Picture Collection)

VIETNAM – SEPTEMBER 11: Bà Nhu (C) trả lời báo chí tại phi cảng Tân Sơn Nhất trước khi sang châu Âu. Nguồn ảnh: Larry Burrows/Time & Life Pictures/Getty Images. The LIFE Picture Collection

Vào thời điểm đó, người viết chưa có một khái niệm rõ rệt về chính trường cũng như các nhân vật chính trị miền Nam Việt Nam dù có nghe nói đến họ. Trong số đó, bà Trần Lệ Xuân (từ đây sẽ là ‟bà Nhu”) là một nhân vật được đề cập đến khá nhiều, được nhiều người ưa, nhưng cũng lắm kẻ ghét – kể cả những người chưa khi nào tiếp xúc với bà.

Bà Nhu qua đời ngày 24 tháng Tư, 2011 tại Rome. Tiếp tục đọc

Xe bus của Bộ trưởng Thăng và xe đạp của ông Nguyễn Sự

Tác giả: Bùi Hải (theo Trí thức trẻ)

KD: Hi…hi… Lại chuyện của Bộ trưởng Đinh La Thăng và chuyện Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự. Đương nhiên, sự dự báo không thành công và thành công, đều gắn với đặc điểm của hoàn cảnh thực tiễn, mà bài viết đã phân tích. Nhưng nước Việt đang rất cần những quan chức miệng nói, tay làm như hai vị quan chức này, dẫu về con người, vị thế, tiếng tăm và ảnh hưởng có nhiều điểm khác nhau.

Cái tin ông Nguyễn Sự – Bí thư Hội An bắt 1.600 công chức thành phố này đi làm bằng xe đạp, gây ra không ít… đồng tình và phản ứng.

 

 

Người phản ứng cho rằng quyết định ấy duy ý chí, “như một cú lao vào chiếc barie pháp luật”, sẽ là tiền lệ cho những thứ “bắt buộc” chủ quan khác. Người đồng tình lại nhìn thấy đó là một sáng kiến vì dân, độc đáo.

 

Sự kiện này khiến người ta nhớ lại một quyết định chấn động của Bộ trưởng Đinh La Thăng hơn 2 năm trước: Yêu cầu công chức Bộ Giao thông vận tải đi làm bằng xe bus. Tiếp tục đọc

Tướng Phạm Quý Ngọ rất lạc quan trong thời gian bị bệnh

Tác giả: Thái Linh

KD: Còn nhân dân rất… bi quan sau khi Tướng Ngọ mất 

 

 Tối 18/2, cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã đăng một dòng thông tin ngắn với nội dung: “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/02/2014 tại Bệnh viện Quân đội 108”.

 

Tờ Trí Thức Trẻ đưa tin, Đại tá Phạm Văn Sinh, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an xác nhận: “Anh Ngọ mất chính thức là vào lúc 21h05p tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, còn thông tin nói mất lúc 16h là không chính xác. Các thông tin chính thức cụ thể sẽ được thông báo vào ngày mai”.

Lúc 16h30 ngày 18/2, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập nhưng được các bác sĩ khoa A11 hồi sức tích cực, nên tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, sau đó ông Ngọ đã không qua khỏi.

Vài năm trước, tướng Ngọ bị ung thư gan. Mặc dù đã được ghép gan nhưng sức khỏe của ông diễn biến theo chiều hướng xấu từ năm 2013.

hượng tướng Phạm Quý Ngọ (ngoài cùng, bên trái) trong lễ nhận quyết định phong hàm Thượng tướng do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao được tổ chức tại Phủ chủ tịch.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (ngoài cùng, bên trái) trong lễ nhận quyết định phong hàm Thượng tướng do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao được tổ chức tại Phủ chủ tịch. Tiếp tục đọc

Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?

Tác giả: Bài và ảnh Trần Tiến Công

 

KD: “Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN kì này trân trọng kính mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP)”.

Khổ nỗi, báo Người Cao tuổi đưa vào mục thư giãn, thì nhân dân lại đau đầu, và không ít vị đau đầu  😀

Các cụ báo Người Cao tuổi, lọ mọ mà mắt tinh gớm  😛

———-

Ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng (ảnh 1) và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ (ảnh 3), nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Tiếp tục đọc

Nhận diện “văn hóa tham nhũng”

Tác giả: Đặng Đình Lựu

KD: Ghê quá. Khi tham nhũng đã được tôn vinh lên thành “văn hóa”, đủ hiểu nó “đẹp hoành tráng” đến thế nào. Vậy thì không biết những ai sẽ được nhân dân và lịch sử “tôn vinh” tiếp là những “nhà văn hóa tham nhũng” đây?  😀

 

Tham nhũng xẩy ra chỗ này, chỗ kia, ngành này ngành nọ, một cách dai dẳng không dễ đẩy lùi, có phần do phẩm chất đạo đức, có phần do cơ chế, thể chế chưa hoàn thiện, hoặc cũng có phần tác động của mặt trái kinh tế thị trường, v.v…Nhưng còn một phần không kém quan trọng là có một thứ văn hóa nâng đỡ, tạm gọi là “văn hóa tham nhũng” mà lâu nay ít được nói tới.

 

“Văn hóa tham nhũng” nói ở đây với nghĩa là tham nhũng dễ trở thành một thứ kiểu cách, một phương thức, phương châm sống thâm nhập sâu vào trong tư tưởng và mô thức hành vi hàng ngày của một số người, thậm chí trở thành một quan niệm giá trị được mọi người tiếp nhận hoặc mặc định trong xã hội, trở thành môi trường xã hội tốt cho nẩy mầm, nâng đỡ, tiếp tay cho các dạng tham nhũng, nhất là tham nhũng có tính quần thể ổ nhóm, dây chuỗi, tham nhũng bên trong thể chế hoặc tâm lý thèm muốn ngưỡng mộ tham nhũng, v.v…đều là dấu hiệu của “văn hóa tham nhũng” nẩy nở. Tiếp tục đọc