Vu vơ…

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Khi buồn thật khó làm thơ

Ngôn từ, câu chữ bơ vơ như người

.

Dây dài ta nối với đời

Giếng cạn ta trả những lời vu vơ

.

Thơ làm đau những tình thơ…

Em đi trẩy hội non sông

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Rất cảm ơn anh Đào Dục Tú. Nói như anh, là bài này để cân bằng âm dương cho … chữ, sau mấy ngày toàn bài động trời về tham nhũng. Thì cái việc hội xuân, việc trảy hội, dù còn nhiều chuyện phải bàn, cũng đánh thức được cái hồn người Việt “mơ về nơi xa lắm” chăng?  😀 

Em mặc yếm thắm-Em thắt lụa hồng –Em đi trẩy hội non sông. . .” Đôi ba câu thơ ấy trong thi phẩm nổi tiếng “Bên kia sông Đuống” của thi sĩ Hoàng Cầm cũng đủ để lớp người cao tuổi “nhân thất thập tâm sinh ấu tuế” ưa hoài cổ, ngồi mơ về “những ngày xưa thân ái” tuổi thơ, lon xon theo chân bà, chân  mẹ, chân chị đi chợ,đi chùa, đi chơi  hội xuân làng mình ,làng người.Những bức tranh quê xưa có bao giờ vắng bóng thân nhân thủa nảo thủa nào  còn mặc áo nâu sồng,còn mang yếm vải sồi ; yếm\ thắm đủ mầu chỉ để xếp trong hòm hay trong tay nải, chờ ngày xuân đi hội.

“Liền chị” Thanh Quý- Nguồn: Trên mạng

Chao ôi cái yếm ! Một  mảnh  vải nhuộm nâu sơ sài;hai dải trên buộc cổ .hai dải dưới buộc tấm lưng ong,che chắn,  nâng đỡ, bảo trọng phần thanh tân hiển lộ nhất của người con gái Việt,người phụ nữ Việt.Theo nhà phê bình văn học  hải ngoại Đặng Tiến, “yếm” trong ngôn ngữ Việt có thể xuất xứ từ  “yểm” gốc Hán-nghĩa  che chắn bảo vệ, biến âm mà thành . Tiếp tục đọc

Làm quan cần phải có tài!

Tác giả: Kiên Long

KD: Ôi trời. Thật lý tưởng  😀

Nhưng Đại Đoàn Kết đặt cái title này, chả hóa ra, xưa nay, làm quan- nhiều người bất tài?  😛

Sự kiện Bộ Giao thông – Vận tải đang “gõ mõ, khua chiêng” tìm người tài, bằng việc tổ chức thi tuyển chọn người ngồi vào cái ghế Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang là đề tài nóng của dư luận. Lần đầu tiên có cuộc thi tuyển chức danh Tổng cục trưởng ở cấp bộ. Nhiều người cho rằng, đây sẽ là bước đột phá trong việc lựa chọn cán bộ. Không chỉ đến cấp Tổng cục trưởng, tới đây, rất có thể bằng những hình thức khác nhau, kiểu thi khác nhau, có thể sẽ đến những cấp cao hơn, kể cả Thứ trưởng, Bộ trưởng…Như từ xưa ông cha ta đã dạy, làm quan thì phải có thực tài.

Theo thông báo của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT), cuộc thi tới đây sẽ được tổ chức khá chu đáo, bài bản, nhất là đảm bảo sự minh bạch, khách quan, công bằng. Như Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, các đối tượng tham gia sẽ là những người đang giữ chức vụ Vụ trưởng thuộc Bộ GTVT, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục trưởng các cục thuộc Bộ, Hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc Bộ; Chủ tịch HĐTV, HĐQT, TGT các TCT trực thuộc Bộ; giám đốc các Sở GTVT tỉnh, thành phố. Các đối tượng phải nằm trong độ tuổi không quá 55 với nam, 50 với nữ, phải công tác trong lĩnh vực giao thông vận tải ít nhất 10 năm, phải đủ các tiêu chuẩn, bằng cấp theo quy định như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ…Thí sinh dự thi phải qua hai phần thi: viết (240 phút) và bảo vệ chương trình hành động (trên 60 phút)…với sự giám sát, chấm của một Ban giám khảo gồm 15 thành viên do một Thứ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban… Tiếp tục đọc

Hội nhập 2014: Đến lúc ‘tự vấn’ để cải cách

Tác giả: Trương Minh – Nhật Anh

KD: Bít rùi, khổ lắm. Nói mãi  😀  Nói hoài, nói hủy. Vấn đề là có làm hay không thui   😀

2014 cũng là thời điểm mà tinh thần tự vấn để cải cách cần phải đặt lên làm nguyên tắc hàng đầu, thông qua ba nguyên tắc chính về công bằng.

Quá trình hội nhập của Việt Nam có thể được xem như một cuộc đua nhiều chặng. Từ 1986 đến nay, cứ mỗi khi trải qua một giai đoạn, Việt Nam lại cho thấy một bước tiến mới trong việc hòa hợp các lợi ích của mình vào mạng lưới kinh tế, chiến lược và thang giá trị của thế giới.

Năm 2014 với một loạt các FTA đang đàm phán như RCEP, Việt Nam-EU và đặc biệt là TPP với nhiều khả năng được kí kết nhiều khả năng sẽ đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý, một “khoảnh khắc” đặc biệt.

hội nhập, cải cách, TPP
Ảnh minh họa Tiếp tục đọc

Bên nào ‘thoát’ thì nhân dân cũng thiệt!

Tác giả: Minh Phước

KD: Một “quy luật” đắng chát!

Nhưng đọc tiếp: Loài người lại đẻ ra thể chế, nên thể chế cũng có thể bị bệnh và các giai đoạn bệnh như loài người. Trong trường hợp này, có chủ quan hay khách quan gì thì các bác sĩ thiên tài cũng đành phải bó tay (Minh Phước).

Thế nên mới phải có “cải cách thể chế, xây dựng nền quản trị quốc gia văn minh, khoa học”  😀

Đọc thêm:

>> Chết đẹp
>> Những câu hỏi đặt ra sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ
>> Khi tướng Ngọ chưa chết, sao Đại tá Như Phong đã vội loan tin “từ trần”?
>> Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ
>> Nơi tướng Ngọ qua đời được canh gác nghiêm mật
>> Tâm nguyện cuối đời của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

>> Dùng tử tù Dương Chí Dũng bài trừ tham nhũng
>> Tướng Phạm Quý Ngọ: ‘Tội phạm tham nhũng khó đấu tranh nhất’
>> Tướng Phạm Quí Ngọ đã từ trần nhưng vấn đề Phạm Quí Ngọ vẫn phải sống…

Vậy là “cơn bệnh hiểm nghèo” đã vừa cướp đi của đất nước, của nhân dân, của “đỉnh cao”… một yếu nhân. Người đời thường nói rằng, mộ phần sẽ có bia, bia đá và bia miệng.
Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Được sống ở cái thiên đàng này mấy chục năm qua, những người hiểu chuyện và biết chuyện sẽ chẳng có gì bất ngờ với những thông tin như vậy, bình thường, bình thản đón nhận. Lên đồng hoặc sốt sắng thái quá dành cho những đối tượng khác, đó là những đối tượng có “nghề” và có “nghiệp vụ” chuyên đi khai thác, thu thập… những kịch bản cũ rích, cũ mềm mà thiên hạ xưa nay đã đúc kết đến nhàm lỗ tai.

Tiếp tục đọc

Tướng Ngọ qua đời, “ông anh” công an khác bị điều tra?

Tác giả: Minh Hiếu

KD: Mình bỗng nhớ tới triết lý cực chuẩn của “Thuyết buôn vua” trong vụ án Năm Cam năm xưa: Tiền có thể không mua được. Nhưng nhiều tiền vẫn có thể mua được!

——-

“Chỉ đình chỉ điều tra đối với ông Ngọ. Dương Chí Dũng còn khai hối lộ 20.000 USD cho một quan chức ngành công an, nên cơ quan điều tra phải tiếp tục”, luật sư Thạch nói.

 

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì bệnh ung thư gan.

 

Tướng Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines. Việc tướng Ngọ qua đời đã khiến nhiều người không khỏi sốc, bởi nhiều lý do, trong đó có vụ đại án tham nhũng tại Vinalines vẫn chưa khép lại, lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến ông Ngọ vẫn chưa được điều tra làm rõ và đưa ra kết luận cuối cùng.

 

Nhiều người băn khoăn, liệu ông Ngọ qua đời thì vụ án này sẽ được giải quyết như thế nào? Việc điều tra những nội dung liên quan đến lời khai của Dương Chí Dũng sẽ tiếp tục ra sao?

 

 Ông Phạm Quý Ngọ.

 

Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, ngay khi ông Ngọ qua đời, tất cả những gì liên quan đến tố tụng, đến thân phận pháp lí của ông này xem như chấm dứt. Tiếp tục đọc

Sự thật về căn bệnh quái ác của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Tác giả: M. Anh (tổng hợp).

KD: Nhưng cũng có một sự thật ghê gớm hơn, là dư luận xã hội không tin vào cái chết “bất thường” của Tướng Ngọ. Sự thật của sự “mất niềm tin”, khi nhân dân thấm thía nỗi đau quốc nạn tham nhũng.

.Có câu: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”. Tướng Ngọ chưa chết đã “để tiếng” rùi, thì chết đi, “tiếng” càng dễ … bay xa. Có lẽ, ruột thịt của Tướng Ngọ thấm thía nỗi đau “điều tiếng” này nhất. Hay họ vẫn tự tin ở sự trong sạch chưa được minh oan, của ổng?

Những ngày cuối trong bệnh viện 108, sức khỏe tướng Ngọ “rất xấu” khi bị phù nặng, tế bào ung thư di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. 

Như tin đã đưa, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 21h05 tối qua (ngày 18/2) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Theo thông tin báo chí đã đưa, ông Ngọ bị mắc bệnh ung thư khoảng 5 năm trước. Ông Ngọ đã sang Nhật Bản điều trị ung thư bằng phương pháp cấy tế bào gốc nhưng không thành công. Sau đó, ông đã phải thực hiện phẫu thuật ghép một phần lá gan ở Singapore do một người hiến tặng. Nhờ đó, ông Ngọ mới có đủ sức khỏe để tiếp tục công việc của mình tại Bộ Công an.

Sự thật về căn bệnh quái ác của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ - Ảnh 1

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã từng đi điều trị ở nước ngoài nhiều lần. Tiếp tục đọc

Số phận Dương Chí Dũng sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Tác giả: P.V

KD: Một bài bình nữa của Petrotimes về vụ án Dương Chí Dũng liên quan đến lời khai cho Tướng Ngọ.

Còn mình nghĩ, Tướng Ngọ còn sống, DCD có thể xuống án chung thân. Nhưng Tướng Ngọ đã chết thì…

Dương Chí Dũng sau khi bị tuyên án tử hình đã có 2 hi vọng: Hoặc là được hưởng tình tiết giảm nhẹ với những khai báo liên quan đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, hoặc là hi vọng vào Nghị quyết 01 vẫn còn hiệu lực của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

 

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2 sau ba tháng chống chọi với căn bệnh ung thư gan.

 

Rõ ràng, sau cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ thì “Tử giả bất luận” – người đã mất rồi thì không nên luận bàn về cái tốt, cái xấu hay những góc khuất trong đời người ta – cổ nhân đã có câu như vậy.

 

Sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ, nhiều người đang quan tâm đến thân phận pháp lý của Dương Chí Dũng – Cựu Chủ tịch Vinalines, người đã bị kết án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm ngày 16/12/2013. Tiếp tục đọc