Tác giả: Phan Tấn Hải
KD: Khi có một cuốn hồi ký, cuốn tự truyện về các nhân vật lịch sử, các chính khách của các quốc gia, lập tức gây xôn xao. Cuốn Đèn cù cũng như vậy. Dưới nhãn quan cá nhân của tác giả Trần Đĩnh, số phận, thân phận những nhân vật lịch sử hiện lên với tất cả tính “người” của họ. có hay, có dở, có tốt, có xấu, khiến người đọc tò mò. Vì sao, vì lỗi tại xã hội chúng ta. Vì từ trước tới nay, trong con mắt dân chúng, các nhân vật lịch sử, các chính khách được khoác những bộ áo thần thánh, mà thực ra, họ cũng là con người rất đỗi đời thường, cũng có tham sân si, cũng đầy hỉ nộ ái ố. Và đó cũng là sự tự nhiên của tính người. Khác chăng, họ có nhiều nét lớn hơn người thường, họ dấn thân theo đuổi lý tưởng mà họ cho là cần phải làm. Vì phải khoác áo thần thánh, nên khi hậu thế cởi bỏ chiếc áo đó của họ, xã hội thường sốc.
Khi mình sang Singapore, một điều nổi bật, ở đất nước thần kỳ này không hề có một bức ảnh, một khẩu hiệu học tập Lý Quang Diệu, con người vĩ đại đã góp phần đưa cả quốc gia Singapore lênn vị trí một quốc gia có “đẳng cấp”. Mình có hỏi, người hướng dẫn viên du lịch có nói: Ở đất nước này, không hề có chuyện đó, như ở VN.
Sự khác biệt căn bản là ở đó chăng?
Trong thế giới phẳng, con người rồi sẽ phải quen với tất cả cái gọi là đời thường. Một chiếc ghế quyền lực, không phải là chiếc ghế của thánh thần.
“Thánh thần” là do nhân cách lớn của con người tạo ra, bằng trí tuệ thông thái, bằng tấm lòng vì dân vì nước thật sự. Cái đó, người dân, hậu thế và lịch sử sẽ công bằng, vinh danh một cách tự nhiên
—————————————-
* Ngay sau khi bài viết này lên giao diện của Blog, ngày hôm nay, chủ Blog KD/ KD nhận được email phản hồi của một trí thức tên tuổi, cũng là người rất gần gũi với các nhân vật mà tác giả Trần Đĩnh viết trong cuốn Đèn cù. Để bảo đảm tính đa chiều của thông tin, và các góc nhìn khác nhau về cuốn sách trong phạm vi của bài viết này, mình xin đăng toàn bộ email này lên để bạn đọc suy ngẫm, và chia sẻ. Mình quen biết cả hai phía, tác giả TĐ, và ngưởi viết email, nhưng mình thuộc hậu thế, nên hoàn toàn tôn trọng cảch nhìn cả hai bên:
Như cái tên “Đèn cù”, hơn 600 trang sách viết về toàn cảnh, toàn bộ người và việc thuộc các tầng lớp ở nước ta khoảng những năm 1990. Những người cầm quyền cao nhất, như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng…, những nhà thơ, nhà văn lớp trước, như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…., những nhà thơ, nhà văn trẻ hơn, như Lê Đạ̣t, Nguyễn Khải…, những người giúp việc Hồ Chí Minh như thư ký Vũ Kỳ, bác sĩ Lê Văn Chánh (TĐ viết nhầm tên là Nguyễn Chánh), hoạ sĩ Phan Kế An, người từng có dịp ở cùng Bác Hồ mấy tháng để vẽ Bác Hồ, hai người phụ nữ từng có thời gian gần Bác là Phương Mai (Lưu Thị Phương Mai) và Nông Thị Xuân…
Ở Trung Quốc, TĐ nhắc đến và kể một số chuyện về Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Lâm Bưu, Diệp Quần,
Bành Đức Hoài…, và mấy người bạn Trung Quốc.
Cái tên sách- “Đèn cù”- tự nó bộc bạch mục đích, nội dung và ý tứ của người viết sách. Khinh thường và trịch thượng. Giọng viết uất hận và thù địch với cái chế độ chính trị, xã hội đã “xử trí” vùi dập TĐ.
Sách in ra ở nước ngoài, được giói thiệu bởi Ngô Nhân Dụng, một người sống tại nước Mỹ. Ngô Nhân Dụng, tên khai sinh là Đỗ Quý Toàn, sinh năm 1939 tại Bắc Ninh, tưổ̉i nhỏ ở các tỉnh Việt Bắc, năm 1954 vào Sài gòn, là một nhà thơ, từ năm 1975 sang Canada đến năm 1988, sau đó vê nước Đức rồi sang nước Mỹ.
Nhận xét của tôi, một người biết tất cả những người có tên trong “Đèn cù”, và biết trực tiếp hơn, kỹ hơn, rõ hơn TĐ, là : Cuốn sách nhiều điều sai, xa hoặc trái với sự thật, một phần do TĐ ngộ nhận, một phần do TĐ cố ý xuyên tạc, đặt điều.
.
Sự thật đúng hay sai, nhất là với hai góc nhìn có nhân sinh quan hoàn toàn khác nhau, vị thế khác nhau, chỗ đứng không giống nhau, nên bản thân chủ Blog chỉ có thể làm sáng tỏ thêm thông tin Đèn cù bằng cách đăng ý kiến của cả “hai phía”- tạm gọi như vậy. Mong bạn đọc lượng thứ!
Kim Dung/ Kỳ Duyên
—————-
Trần Đĩnh không phải là một tác giả quen tên đối với người đọc sách Miền Nam Việt Nam, và cũng khá lạ với độc giả hải ngoại.
Nhưng ông là người đã từng cầm bút viết lên những trang sách nhiều triệu người đọc, ở Miền Bắc.
Trần Đĩnh là người chấp bút Tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh, năm 1960; và chấp bút các cuốn tự truyện, hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương… trong đó, nổi tiếng với dân Miền Bắc là cuốn “Bất Khuất” (hồi ký tù Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận, 1967). Trần Đĩnh cũng là dịch giả nhiều tác phẩm văn học…
Tại sao dân Miền Nam và hải ngoại ít biết tới Trần Đĩnh? Câu trả lời đơn giản: ông bị bắt, bị cải tạo lao động (trong một xưởng in), bị quản chế nhiều năm vì liên hệ trong “vụ án xét lại” — một vụ án được nhiều người gọi đơn giản là vụ án Hoàng Minh Chính, hay vụ án “tay sai Liên Sô”.
Tại sao ông dính vào “xét lai”?
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.