Đổi vợ và chuyện tuổi nhỏ… tài cao

Tác giả:

KD: Hị….hị…   😀

Voi gặp thỏ trong rừng, cả hai đêu đang chán vợ, voi nói:
– Hay là mình đổi thử đi? 
– Xong béng. 
Thế là voi và thỏ đổi vợ cho nhau 

Một thời gian sau,ở trong rừng người ta thấy 2 ngôi mộ 
1 ngôi mộ ghi dòng chữ: 
Thỏ cái: Tan xác khi làm nhiệm vụ 
Còn ngôi mộ còn lại ghi : 
Thỏ đực: Mất xác trong khi làm nhiệm vụ Tiếp tục đọc

SOI LÒNG & Suy gẫm về cuộc sống

Tác giả: Thích Tánh Tuệ

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này của Thầy Thích Tánh Tuệ. Xin đăng lên để bạn đọc thư thái trong những ngày này  😀 

 

Có đôi lúc ta cần nên thận trọng
Ngồi lắng nghe dư luận nói về mình.
Khộng lệ thuộc trước những lời hư vọng,
Chẳng coi thường bao góp ý công minh..Vì..” không lửa thì làm sao có khói! ”
Nên lắng lòng xem xét lẽ thực, hư.
Và cười nhẹ, khi biết mình không lỗi
Hiểu thêm rằng.. dư luận vốn luận dư..

Tiếp tục đọc

Xin thầy hãy dạy cho con tôi…

Tác giả: Abraham Lincoln

KD: Lá thư rất hay này đã từng làm chấn động dư luận XH một thời, vào một dịp khai giảng nào đó. Nay bỗng gặp lại. Xin đăng tải để làm tư liệu, và để bạn đọc chia sẻ. Lá thư nổi tiếng không chỉ vì tác giả là một Tổng thống nước Mỹ, mà cái chính, những quan niệm GD của người cha cho thấy ông cũng là một nhà giáo dục tại gia tuyệt vời.

Gốc gác, nền tảng của mọi mục đích GD là để có một con người có nhân cách, có lòng nhân, biết đau nỗi đau của đồng loại, của con người, của giống loài. Những kẻ ích kỳ, vô cảm, không đau nổi nỗi đau của đồng loại, những kẻ đó không còn là con người.

————-

Thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học…
 
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Tiếp tục đọc

Ông Vũ Mão: Án oan không bao giờ hết…

Tác giả: Ngọc Quang

“Chúng ta phải quy trách nhiệm cá nhân thật rõ từ điều tra, kiểm sát cho tới hội đồng xét xử thì mới mong hạn chế oan sai”, ông Vũ Mão chia sẻ.

———-

Ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nhấn mạnh điều này trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Báo Giáo dục Việt Nam về thực trạng oan sai và những nỗ lực của các cơ quan tư pháp, trung tuần tháng 9 năm 2014.

Nhiều bất cập trong hoạt động tố tụng

Ông Vũ Mão chia sẻ: “Cách đây chừng 30 năm, án oan xảy ra nhiều, thời gian ấy Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Định là hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước thường đi giám sát công tác tư pháp ở cơ sở và có rất nhiều phát biểu xúc động về án oan sai. 

Tiếp tục đọc

Chưa thức tỉnh thì mãi mãi tụt hậu

Tác giả: Nam Nguyên (RFA)
.
Tại diễn đàn Phát triển Châu Á (ADF) tổ chức ngày 19/9/2014 tại Hà Nội, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá Việt Nam sẽ mất 40 năm tức tới 2058 mới vượt ngưỡng thu nhập trung bình. Điều này phản ánh thực trạng kinh tế Việt Nam hay là một đánh giá quá bi quan.
.
000_Hkg8230443.jpg

Xích lô đợi khách hàng bên ngoài quán cà phê Starbucks đầu tiên tại TPHCM hôm 31/1/2013

AFP photo

Theo Ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD một năm. Tuy vậy Việt Nam mới chỉ bước vào các nấc thang đầu tiên của nhóm các nước thu nhập trung bình, vì người Việt Nam mới chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD. Đây là cách tính máy móc lấy tổng sản phẩm nội địa chia cho dân số.

Tiếp tục đọc

Bàn về cải cách thể chế chính trị: Ba việc hầu như không thể, nhưng phải tìm cách làm

Tác giả: Nguyễn Trung (theo Viet-studies)

KD: Một vấn đề quá nhạy cảm, được bác Nguyễn Trung viết với tất cả trí tuệ và tấm lòng. Viết mà có điều gì như đau đớn trong lòng. Có điều không biết vấn đề này có được tiếp nhận, lắng nghe ra sao?

Từ năm còn rất trẻ, lúc đó chưa nhận thức nổi về cơ chế quản lý, nhưng có một vấn đề mà mình thấy rất rõ, đó là công tác cán bộ “phản động” theo nghĩa triết học, ngăn cản sự phát triển, là nguồn lực con người. Có rất nhiều những vị bất tài, bất đức, không hiểu sao vẫn ngang nhiên được cất nhắc lên làm quản lý. Và chính vì dốt nát, họ lại có quyền sinh quyền sát trong tay, có quyền quyết định vận mệnh con người. Đủ hiểu những người tử tế sẽ đơn độc ra sao, nếu không chịu “gọt chân cho vừa giầy”. Xã hội tụt hậu, văn minh và văn hóa tụt hậu…

Mình ngây thơ, trong sáng và ngu lâu, đau đớn “nỗi đau đời” trong cái môi trường đó. Sau này, lớn tuổi, đem câu chuyện quá khứ hỏi một bạn trẻ, bạn ý nói mỗi một câu mình lạnh gáy, vì mình không sao nghĩ ra được. Đó là: Có tiền mua được hết mà cô!

Mình giật mình. Khi mà một người trẻ họ đã nhìn ra cái điều mà bao năm mình không nghĩ ra nổi. Đủ biết mình đã từng sống “lý tưởng đến tội nghiệp” ra sao. Điều “nhạy cảm” duy nhất khiến mình nhìn ra sớm hơn- là mình chọn con đường… độc đạo, cô đơn, nhưng bảo toàn nhân cách.

—————

Bài 4 – Viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN[1]

Lời nói đầu

Trong bài 3 (Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?) tôi cho rẳng để đưa đất nước ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay, đại hội XII sắp tới nên tập trung giải quyết 3 việc lớn:

–      Cải cách thể chế chính trị toàn trị hiện nay (Bài 4 A)

–      Hoàn thiện kinh tế thị trường  (Bài 4 B)

–      Đổi mới ĐCSVN để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc  (Bài 4 C).

Cũng trong bài 3 tôi đã phân tích: Nhìn vào sự thật cuộc sống đất nước hiện tại và nhìn vào quá trình chuẩn bị đại hội XII đang diễn ra, tôi cho rằng cả ba việc phải làm nêu trên dù bức bách sống còn đến mức nào chăng nữa đối với chế độ chính trị toàn trị hiện hành, song tôi vẫn phải dự báo hầu như 99% là không thể làm được. Hoặc là tôi sai?

Cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, cả ba nhiệm vụ nêu trên hầu như không được nói tới tại bất cứ diễn đàn nào chính thức của ĐCSVN đang làm công việc chuẩn bị đại hội. Chủ yếu vì lãnh đạo đảng dứt khoát đến giờ phút này vẫn không chịu thay đổi, vẫn đang tiếp tục trấn áp các ý kiến “trái luồng”, chứ không phải vì thiếu thông tin hay vì không nhận được những kiến nghị về đại hội XII tới này.

Tiếp tục đọc

Nguyên Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói gì về việc tham gia DN Đèo Cả?

Tác giả: Hoài Thu- Quang Thụy

KD: Nói theo cách nói dân gian, bác này ngây thơ… cụ rùi. Có ai tin được không khi một cựu Bộ trưởng không nắm được luật pháp, một công cụ để quản lý và thực hiện nhiệm vụ công dân. Nhất là để chuẩn bị hạ cánh. Có điều sự hạ cánh này, dù an toàn nhưng chưa chắc… an toàn. Có thể bác ngây thơ ở chỗ này, không lường được hết trong thế giới phẳng, mọi thông tin đưa lên mạng rất nhanh. Điều đó rất có lợi, buộc con người ta phải sống sao cho đàng hoàng.

Chợt nhớ thời điểm trẻ em đu dây qua sông đi học, bác đã có một phát ngôn ấn tượng khiến xã hội xôn xao bất bình: Trẻ em đu dây qua sông đi học là sáng kiến. Cái sáng kiến cay đắng của những đứa trẻ, dưới quyền lãnh đạo của bác.

Nay bác đang phải … đánh đu với dư luận xã hội về chính chuyện của mình  😀

—————-

“Thời điểm nhận lời Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả làm cố vấn dự án hầm Đèo Cả và Ủy viên HĐQT, thực sự tôi không lường trước được mọi chuyện lại như thế này”, nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng nói.

Đó là chia sẻ của ông Hồ Nghĩa Dũng – nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc dư luận đang xôn xao trước thông tin ông tham gia Hội đồng quản trị và là cố vấn cho Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả ngay sau khi nghỉ hưu có 8 tháng. Tiếp tục đọc

Không phải lỗi của những chiếc dùi cui

Tác giả: Vĩnh Dân

Chúng ta không đổ lỗi gì cho cái dùi cui. Bởi nó là vật vô tri, vô giác. Nhưng chúng ta căm ghét những kẻ lạm dụng nó như một thứ vũ khí chuyên đàn áp dân chúng yếu đuối chẳng có thứ gì phòng thân.

Không phải lỗi của những chiếc dùi cui - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Trên đường đến cơ quan, tình cờ tôi gặp một thanh niên mặc bộ quần áo màu xanh công nhân, sau lưng áo có dòng chữ “Thanh niên tình nguyện – phản ứng nhanh về giao thông” đi xe đạp cùng chiều, trên ghi đông xe lủng lẳng chiếc dùi cui. Tôi đi sát thanh niên này, hỏi: “Cháu ơi, đây là công cụ cháu được trang bị để thực thi công vụ à?” Anh thanh niên trả lời với vẻ vừa hồn nhiên vừa pha chút hãnh diện: “Vâng, cháu được phát đấy ạ!”. Bỗng dưng tôi thấy buồn…

Tiếp tục đọc

‘Liệu các ông có ăn bánh mỳ liên tục để tiếp dân không’

Tác giả: Theo Infonet
.
KD: Đây là cái cách nịnh… thối của báo chí. Khi đọc bài báo đưa tin ông Tổng TTCP ăn bánh mì tiếp dân, mà cả TVN mình ngồi cười rũ với nhau. Ăn bánh mì thì đã làm sao? Chả lẽ, cứ đà này, người ta sẽ phải ra khẩu hiệu “vượt khó”: Thi đua ăn bánh mì để tiếp dân?   😀
 ———–
‘Việc chúng tôi dành 30 phút nghỉ trưa ăn bánh mì là sự thật. Trong ngày đó chúng tôi đã giải quyết được 6 vụ việc, đã trao đổi, hướng dẫn, giải thích cho người khiếu nại…’, Tổng thanh tra CP nói.

»Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chia sẻ tại Chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 21/9, khi một người dân đề cập đến việc thực hiện tiếp công dân định kỳ vừa qua:

Một người dân đặt câu hỏi: Thưa Tổng thanh tra Chính phủ, vừa qua báo chí có đưa tin về 2 cuộc tiếp dân của ông cùng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên. Tôi đọc báo, nghe đài có thấy nói các ông còn phải ăn bánh mỳ để tiếp dân. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều đơn thư  bức xúc của người dân thì liệu các ông có ăn bánh mì liên tục mà tiếp dân được hay không?

Theo Luật tiếp công dân, các cấp phải dành thời gian ít nhất 1 ngày tiếp công dân. Lần đầu tiên, chúng tôi cùng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên tiếp công dân. Chúng tôi cũng tập trung giải quyết cho nhiều vụ việc và đạt hiệu quả.

Tiếp tục đọc

Săn lùng Tỷ phú Đô la

Tác giả: Alan Phan

KD: Điểm tương đồng thứ hai của các tỷ phú đô la Việt là xuất xứ của nguồn tiền. Xin thưa rõ với quan Bộ Trưởng là chắc chắn không phải từ bán vé số. Ngoài tiền lại quả từ các công trình…(delete again); sự giàu có đến từ bất động sản, chuyển qua chứng khoán ngân hàng…rồi khai thác khoáng sản (ALan Phan)

Đây là một điểm khác biệt đáng kể giữa các đại gia (thiếu gia) người Việt ở nước ngoài với các đại gia các nước khác. Có một bài viết cách đây hơn 20 năm, của một nữ nhà báo Nga đã chứng minh, nguồn tiền ban đầu của các đại gia (thiếu gia) người Việt ở nước ngoài bao giờ cũng được chuyển từ… nước Việt sang. Trong khi nguồn tiền của nhiều đại gia thực sự là mồ hôi nước mắt của họ tích tụ. Nay Tài tử  Sài thành ALan Phan làm rõ thêm một vấn đề khác biệt bản chất   😀

billionaies club

Nói chuyện về người nghèo mãi cũng nhàm chán. Mà Việt Nam đâu còn người nghèo hay thất nghiệp để mà bàn. Nhất là khi ngài Bộ Trưởng dõng dạc tuyên bố là “bán vé số, thu nhập cao” (chắc ngài sắp từ chức về hành nghề bán vé số?) hay bà Bộ Trưởng khoe là cả nước chỉ có 1.48% thất nghiệp (tổng số đám phản động đang ở trong tù). Đúng là ông già Alan cũng phải …câm miệng luôn. Tiếp tục đọc