Một ngày của người đàn ông quyền lực nhất thế giới

Tác giả: An Hy. Ảnh: NBC

KD: Dễ thương  😀

Sự bận rộn của các nguyên thủ quốc gia là điều dễ hiểu. Nhưng có điều, sự bận rộn đó có tạo ra hiệu quả hay không, tùy thuộc tài năng cá nhân nguyên thủ, tùy thuộc vào thể chế, thiết chế quản trị mỗi quốc gia mà họ cùng các cộng sự tạo ra và định hướng. Và điều đó, tạo ra giá trị mỗi quốc gia, mỗi hàng nguyên thủ   😀

————

Ông chủ Nhà Trắng là người có lịch làm việc căng thẳng bậc nhất thế giới, với các cuộc họp, hội đàm, phỏng vấn và những trang tài liệu trong 24 giờ.

Một ngày của người đàn ông quyền lực nhất thế giới
Ông Barack Obama là người chèo lái nền kinh tế lớn và tiến bộ nhất thế giới và cũng là vị chỉ huy của quân đội hùng mạnh nhất. Trong hai năm 2011 và 2012, ông được tạp chí Forbes bình chọn là người đàn ông quyền lực nhất thế giới. Tổng thống Obama thường thức dậy từ khá sớm. Ông khởi động ngày mới bằng cách tham gia các hoạt động thể thao, trước khi thay đồ và tới văn phòng vào lúc 8h30. 

Tiếp tục đọc

Nhà sàn gỗ lim 2 trăm tỷ của đại gia Điện Biên

Tác giả: Theo Giadinhonline

KD: Thú thật, đưa thông tin kiểu này, nhưng không đưa nguồn gốc những khối gỗ này kiếm được ở đâu, có khác chi cách “nối tay” cho phá rừng. Nhưng mình rất thích ngôi nhà cũng của một gia đình nọ xây toàn bằng gỗ mít, mà đẹp vô tả.

———–

Căn nhà sàn nằm giữa chốn “thâm sơn cùng cốc” của đại gia phố núi Điện Biên được cất dựng từ gần nghìn khối gỗ lim. Riêng nguyên vật liệu xây dựng đã tốn tới 200 tỷ đồng.

Đọc thêm bài này: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/165670/nha-doc-go-mit–dai-gia-kieng-ne-lao-nong-ha-noi.html

Những người dân Điện Biên vẫn thường truyền tai nhau về độ chịu chơi của một đại gia phố núi khi bỏ vài trăm tỷ đồng ra xây dựng một căn nhà sàn hoàn toàn bằng gỗ lim.Ngôi nhà sàn bằng gỗ lim này được đại gia Bùi Đức Giang xây dựng trong vòng 4 năm và mới được xác nhận kỷ lục Guiness Việt Nam về nhà sàn bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam.

Nhà sàn  đại gia Điện Biên  nhà sàn bằng gỗ lim của đại gia Điện Biên  Điện BiênNhà sàn  đại gia Điện Biên  nhà sàn bằng gỗ lim của đại gia Điện Biên  Điện Biên

Nhà sàn  đại gia Điện Biên  nhà sàn bằng gỗ lim của đại gia Điện Biên  Điện Biên

Tiếp tục đọc

Công an quận Hoàn Kiếm đã làm “xấu” đi hình ảnh Thủ đô

Tác giả: Tin, ảnh PV
.
KD: Hi…hi… CA Quận Hoàn Kiếm làm thế nào mà để báo của TTCP “bêu xấu” thế này ?  😀
———-
Là cơ quan bảo vệ pháp luật đóng ngay tại trung tâm thủ đô, nơi hàng ngày có hàng vận du khách đi thăm quan, vãn cảnh qua đây. Nhưng khi đi qua trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm thì đã khiến cho mọi người lắc đầu ngao ngán về tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của cơ quan này.
 
Công an quận Hoàn Kiếm đã làm "xấu" đi hình ảnh Thủ đô

Ngay cổng chính trụ sở Công an quận có biển “cấm” nhưng là để đặt cho có lệ vậy thôi

Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm đóng ngay tại ngã tư phố Lê Thái Tổ – Bà Triệu – Tràng Thi – Hàng Khay một vị trí ngay sát Hồ Gươm trung tâm văn hóa, du lịch sầm uất nhất của thủ đô Hà Nội. Hàng ngày có hàng vạn du khách thập phương, du khách nước ngoài đi lại quanh khu vực này để thăm quan Hồ Gươm và các địa điểm du lịch xung quanh đây.

Tiếp tục đọc

Bước nhảy tự do

Tác giả: Nguyệt Quỳnh/ Quê Choa 
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này, copy từ QC. Xin được đăng lên để bạn đọc suy ngẫm, một quốc gia từng bị chia cắt. Và nay trở thành một trong những quốc gia phát triển mạnh mẽ, văn minh như thế nào.
.
Sự hòa hợp dân tộc quả có sức mạnh vĩ đại. Trên hết, cần cả cái tầm và cái tâm lớn, nhìn xa trông rộng vì lợi ích dân tộc!
.
Chỉ có niềm khao khát mãnh liệt mới thôi thúc con người vượt lên trên chính họ, vượt qua nỗi sợ hãi, để bằng một hành động dũng cảm tự giải thoát chính mình. Người lính biên phòng Đông Đức, anh Conrad Schumann, khi ấy mới 19 tuổi. Conrad Schumann đã phóng qua hàng rào kẽm gai ngày 15/8/1961 để tìm tự do ở Tây Đức trong lúc bức tường Bá Linh mới bắt đầu được xây dựng.

Người thanh niên can đảm này có thể bị bắn chết như khoảng 200 người khác trước và sau anh. Nhưng may mắn anh đã thoát được. Sau ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, trong ngày lễ kỷ niệm hai mươi năm, nước Đức đã dựng tượng đài của anh để diễn đạt nỗi khao khát tự do của con người.

Tiếp tục đọc

Mao Trạch Đông trong con mắt người Trung Quốc hiện nay *

Tác giả: Chương Lập Phàm (Trung Quốc)- Người dịch: Nguyên Hải

KD: Mao Trạch Đông là nhân vật lịch sử sẽ còn tốn nhiều giấy mực của nhân loại, của hậu thế. Mới đây, Blog KD/ KD nhận được bản dịch bài của Chương Nhật Phàm- nhà sử học TQ do anh Nguyên Hải dịch. Xin trân trọng đăng lên để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm

Cảm ơn anh Nguyên Hải rất nhiều  😛

————
Lời giới thiệu của hãng tin BBC :
26 tháng 12 năm 2013 là ngày kỷ niệm lần thứ 120 sinh nhật Mao Trạch Đông. Trong hơn một năm nhậm chức vừa qua, đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tiến hành chỉnh sửa tác phong của Đảng, đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, nhấn mạnh « Nhất định không được bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông ; bỏ thì sẽ mất gốc v.v… » ; trong công tác lãnh đạo của ông thường xuyên xuất hiện các yếu tố Mao. Dư luận có những lời bình khác nhau về ý đồ và thực chất của việc đó.
Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào thời Đại cách mạng văn hóa ; từ khi tiến hành cải cách mở cửa đã dần dần bị xóa bỏ.
Thế nhưng mấy năm gần đây Mao Trạch Đông lại lần nữa trở thành một loại dấu hiệu của yêu cầu chính trị, Mao được đề cao và ca tụng ; cuộc tranh cãi nội bộ Trung Quốc về công tội, phải trái của Mao Trạch Đông ngày càng kịch liệt. Trong cuộc luận chiến đó, các nhân sĩ phái tự do đứng một bên, phái tả và cái gọi là « nhân sĩ phái Mao » đứng ở một bên khác, hai bên có quan điểm đối đầu nhau.
Những người ủng hộ Mao nói ông đem lại sự ổn định và thống nhất cho Trung Quốc ngày nay, thời đại Mao Trạch Đông tiêu biểu cho « công bằng », « thanh liêm ». Những người phản đối ông nhấn mạnh Mao Trạch Đông đem lại tai họa lớn và đau thương lớn cho xã hội, nhân dân và nhà nước Trung Quốc.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Mao Trạch Đông, mạng BBC tiếng Trung đã phỏng vấn hai học giả đại diện cho hai loại quan điểm hoàn toàn khác nhau trong nước Trung Quốc. Đó là sử gia hiện đại Chương Lập Phàm [Zhang Lifan 章立凡] và Hàn Đức Cường [Han Deqiang韩德强] Giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nhà sáng lập trang mạng « Miền quê hư ảo » [Wu you zhi xiang, Ô hữu chi hương]. BBC đăng hai bài phỏng vấn này vào hai ngày. Hôm nay đăng bài phỏng vấn Chương Lập Phàm.
Chương Lập Phàm là nhà sử học Trung Quốc, con trai cụ Chương Nãi Khí, đồng sáng lập Hội Xây dựng nước Trung Quốc dân chủ (Trung Quốc dân chủ kiến quốc hội) [1].
Tháng 6/2013, Chương Lập Phàm phát động cuộc bỏ phiếu về Mao Trạch Đông trên mạng Trung Quốc. Cuộc bỏ phiếu này kéo dài được 4 tháng thì bị cấm. Bỏ phiếu theo một trong hai lựa chọn : một là « Nếu phủ định Mao Trạch Đông thì Trung Quốc sẽ thiên hạ đại loạn » và một là « Nếu phủ định Mao Trạch Đông thì tương lai của Trung Quốc sẽ tốt đẹp hơn ». Kết quả : trong số hơn 18.000 người tham gia bỏ phiếu, 20% bỏ phiếu cho lựa chọn thứ nhất, 80% bỏ phiếu cho lựa chọn thứ hai. Tiếp tục đọc

Nhật ký ông chồng “thấp cơ thua trí đàn bà”

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho câu chuyện này. Xin đăng lên để bạn đọc thư thái, chuẩn bị một tuần làm việc vui vẻ, hữu ích.

———-
1、Ngày… tháng… năm…
Một hôm , tôi nói với vợ : ” Vợ ơi, rất lâu rồi anh không có cảm giác sợ giật bắn cả mình ” .
Ngày hôm sau, vợ dẫn tôi đến một cửa hàng sang trọng bán đồ trang sức , rồi bảo tôi hãy nhìn giá đi ?
Tôi choáng váng , vợ siêu cao thủ
2、Ngày… tháng… năm…
Hôm nay nhìn thấy bộ dạng luống cuống vụng về của vợ lúc chặt chân giò để hầm , tôi muốn rửa nỗi nhục ngày hôm qua, đắc ý hỏi vợ : ” Em và lợn có quan hệ gì vậy ” .
Ai ngờ được vợ quay đầu lại và trả lời : Quan hệ vợ chồng. Tiếp tục đọc

Tham nhũng có yếu tố nước ngoài: Cơ quan chức năng bó tay?

Tác giả:  Theo Một thế giới

KD: Một cơ chế chỉ trừ lĩnh lương là qua tài khoản, còn lại toàn bộ giao dịch, dịch vụ, lưu thông vẫn bằng tiền mặt, thì có hàng chục phong trào chống tham nhũng chắc chắn vẫn… rứa.

——–

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc công ty Bio-Rad đã chi 7.5 triệu đôla qua các trung gian để hối lộ các quan chức y tế của 3 nước Việt Nam, Nga và Thái Lan.

Việc ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ điều tra phát hiện Công ty Bio – Rad chi 7,5 triệu USD tiền hối lộ ở Nga, Thái Lan và VN, cùng vụ JTC (Nhật Bản) “lại quả” cho một số công chức VN để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA trước đó cho thấy hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài đã xuất hiện ở VN.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc công ty Bio-Rad đã chi 7.5 triệu đôla qua các trung gian để hối lộ các quan chức y tế của 3 nước Việt Nam, Nga và Thái Lan.
Tuy nhiên, vì sao các cơ quan chức năng VN không phát hiện những vụ việc đó? PV đặt câu hỏi này trong cuộc gặp gỡ đầu tuần với đại diện của một số cơ quan.
Ông Đàm Quý Dân ( Vụ Thanh tra, Tổng cục thuế)
Cơ quan thuế biết cũng chỉ để đấy!

Tiếp tục đọc

Nhà nước quản lý hay làm kinh tế?

Tác giả: Đào Tuấn

KD: Câu hỏi rất hay. Làm kinh tế thì không đúng chức năng, nhưng quản lý thì quản lý kiểu gì mà bao sự cố làm ăn bết bát, thất thoát hàng ngàn tỉ đồng liên tiếp xảy ra. Xét cho cùng, yếu tốt quyết định cuối cùng vẫn là thể chế, là nền quản trị quốc gia với tư duy quản lý xin- cho vẫn ngự trị. Lợi ích nhóm, tham nhũng cũng từ cái xin- cho ban phát này mà ra.

———-

1,3 triệu tỉ đồng vốn. Vinashin, Vinalines, những ông chủ bộ ngành và “cơ quan độc lập quản lý vốn” – đây là những từ khóa diễn tiến từ kỳ họp Quốc hội trước cho đến nay, liên quan đến một trong những dự án luật quan trọng mà tuần này sẽ tiếp tục được thảo luận tại Quốc hội: Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

“Bàn tay quản lý kinh tế” và “bàn tay làm kinh tế”

1,3 triệu tỉ đồng là số vốn mà nhà nước đang kinh doanh qua hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nói chính xác, đây là nguồn vốn từ tiền thuế của dân đang được Nhà nước dùng để kinh doanh qua các DNNN. Và không ngẫu nhiên, khi trả lời báo chí bên hành lang kỳ họp trước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển, ngoài việc nhấn mạnh tới 1/3 GDP và vấn đề lao động việc làm mà DNNN tạo ra, cũng không quên nhắc đến Vinashin, Vinalines như là những ví dụ cho việc sử dụng vốn không mang lại hiệu quả, thua lỗ, xuất phát từ “cơ chế quản lý không chặt chẽ”.

Tiếp tục đọc

Sức ép từ bảng xếp hạng của WB

Tác giả: Tư Giang

KD: Đọc bài này bỗng nhớ tới khẩu hiệu chăng rõ to ở ngã 6 Gia Lâm một thời: Đóng thuế là yêu nước. Với việc các DN đi đóng thuế mà còn khổ sở biết bao thủ tục, bị mất thời gian vì sự phiền hà, hành hạ, phải hiểu như thế nào về “lòng yêu nước” với ngành Thuế đây?

Từ 800 giờ, giảm được 200 giờ, cũng phải khi có chỉ đạo của ông TTCP. Còn nếu không việc cắt giảm đó liệu có diễn ra? Nói kinh tế thị trường nhưng cách điều hành vẫn rất nặng tư duy ban phát xin- cho.  Nước Việt còn… khập khiễng chán trên hành trình hội nhập

———

Thứ hạng thấp không thay đổi của Việt Nam trong các báo cáo mới công bố Doing Business 2015 của Ngân hàng Thế giới (WB), và Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới đang tạo ra sức ép không nhỏ đối với các nhà quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam vẫn cảm thấy vui khi nhớ lại một động tác của Giám đốc WB tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, trong cuộc gặp gần đây. Bà Kwakwa, với bàn tay nắm chặt và ngón cái giơ hướng lên cao, ra dấu với vẻ mặt tươi cười. Ông nói: “Bà ấy không nhận xét về tôi. Bà ấy nhận xét về ngành thuế”.

Đó là lời động viên rất lớn với ông Nam, người phụ trách của ngành đang là tâm điểm quan tâm của dư luận sau những lời ca thán của doanh nghiệp về các thủ tục phiền hà, rối rắm do ngành này gây ra. Tiếp tục đọc

Sự cố và thách thức với bộ trưởng

Tác giả: Đinh Duy Hòa

.KD: Đương nhiên làm Bộ trưởng phải tuân thủ những quy định của pháp luật, của những văn bản về quyền hạn và trách nhiệm, nhưng việc điều hành trong đời sống, lại cần cả cái tâm cụ thể của con người. Ở cái sự điều hành theo bổn phận ấy, người dân họ vẫn nhận ra sự trách nhiệm, lăn xả vào việc (nhiều khi hơi quá một chút) của ông Đinh La Thăng, hay sự thờ ơ, nguyên tắc đến chối bỏ trách nhiệm kiểu “sai vắc xin thì xử vắc xin”.

Và tất cả điều này, tổng hợp lại sẽ cho thấy “tính chuyên nghiệp” của các chính khách nước Việt, cộng với cái tấm lòng, với con tim có thực sự vì con người hay không?

———–

Trong khi nghị trường đang sôi động bàn bạc về trách nhiệm của bộ trưởng thì dân chúng có ngay 3 “sự cố” để so sánh: tai nạn đường sắt trên cao ở Hà Nội, nghi án công ty Bio-Rad hối lộ và bế tắc thủ tục đưa người đi cai nghiện.

>> ‘Đất nước không bay được nếu Thủ tướng phải lo chi tiết’ >> Làm bộ trưởng ngày càng khó >> Thủ tướng nào cũng muốn toàn bộ trưởng giỏi

>> Làm bộ trưởng vừa khó vừa dễ >> Bộ trưởng Thăng: Giá có trường lớp dạy làm bộ trưởng >> Làm bộ trưởng ở xứ người >> Tái cơ cấu trách nhiệm

Quốc hội đang thảo luận dự luật Tổ chức Chính phủ. Rất nhiều ý kiến cho rằng luật lần này phải định rõ hơn trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và kế đến là trách nhiệm của bộ trưởng với tư cách là tư lệnh tối cao quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực. Trong khi nghị trường đang sôi động bàn bạc về trách nhiệm của bộ trưởng thì dân chúng có ngay 3 “sự cố” để liên hệ và so sánh.

phiếu tín nhiệm, vị trí việc làm, bộ Y tế, bộ GTVT, bộ KH-ĐT, bộ LĐ-TB-XH, bộ Nội vụ, Phạm Thị Hải Chuyền, Nguyễn Thị Kim Tiến, Bio-Rad, hối lộ, đường sắt trên cao, Đinh La Thăng, Bùi Quang Vinh
Từ trái qua phải: Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Đinh La Thăng và Phạm Thị Hải Chuyền. Ảnh: Minh Thăng

3 sự cố

Tiếp tục đọc