Ấn tượng chân dung người Đông Dương gần 200 năm trước

Tác giả: Hippolyte Arnoux và Emile Gsell.

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho những tấm hình này, thấy thú vị, xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ, thưởng thức  😀

————–

Chân dung người Đông Dương trước thập niên 1880 đã được ghi lại dưới ống kính nhiếp ảnh gia Hippolyte Arnoux và Emile Gsell.

Trong chuyến đi đến Việt Nam và Campuchia gần 200 năm trước, 2 nhiếp ảnh gia người Pháp đã thực hiện bộ ảnh với đề tài “Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương” (Voyage de l’Égypte à l’Indochine). Bộ ảnh sau đó đã được xuất bản thành sách vào năm 1880. Đây được coi là nguồn tư liệu quý giá, phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử và tìm hiểu về văn hóa cổ xưa của người Việt Nam, Campuchia.

Có thể thấy, trong loạt ảnh dưới đây, người Đông Dương có những nét khá tương đồng về dáng dấp, khuôn mặt. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt dựa trên trang phục và các đồ vật được sử dụng thời bấy giờ xuất hiện trong hình.

Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương trong trang phục lên triều

Tiếp tục đọc

Nguyễn Công Khế: Tự do báo chí, không còn cách nào khác

Tác giả: Mặc Lâm/ RFA

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này. Ông Nguyễn Công Khế nguyên là TBT Báo Thanh Niên, có lẽ vì ở trong chăn nên ông rất biết chăn có rận chăng? Có thể khi không còn tại vị nữa, đầu óc ông thoải mái hơn nên dễ nói thẳng điều mình nghĩ?  😛

Nhưng nói cho công bằng, về cá tính, tính cách, ông NCK vẫn là người thẳng thắn, và bạo dạn hơn. Những vấn đề ông nêu ra đều là những vấn đề cốt tử.

———

Báo International New York Times trong số ra ngày hôm nay 19/11 có đăng một bài viết của nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên viết về vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam.

Bài báo này xuất hiện vào lúc Quốc hội Việt Nam chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng mở ra một góc tối của tự do báo chí tại Việt Nam cần phải được Quốc hội và người đứng đầu chính phủ có thái độ dứt khoát vì tính chất quan trọng khó chối cãi của nó.

Biên tập viên Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn tác giả bài báo, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế, về bài viết này. Tiếp tục đọc

Ông Cao Sĩ Kiêm và cái bơm cao áp

Tác giả: Nguyễn Thế Thịnh/ FB Thịnh Ba Bel

KD: Người Việt mình rất lạ. Không làm việc bị phê phán đã đành. Đến làm việc, xông xáo, giải quyết công việc theo chức phận mình quản lý cũng lại bị phê phán, soi xét, quá như mình làm vương làm tướng, chuẩn mực lắm không bằng.

Đất nước này quá nhiều vị chém gió rồi. Đang rất cần nhiều những người hành động.

Thời còn HTX, dân ta có câu: “Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà” để chỉ mấy cha lái máy cày, có gà máy mới cày, không gà, máy hỏng.
Có lần anh Nghị lái máy cày ở HTX Lộc An bảo ông chủ nhiệm: Cái bơm cao áp máy cày bị hỏng, phải cử 2 cô dân quân trẻ khỏe đi cùng hai anh lái máy cày (lái chính và lái phụ) lên huyện khiêng về.
Ông chủ nhiệm lo sốt vó, cử liền hai cô. Về, mỗi cô được chấm 2 công (mỗi công 10 điểm) vì công việc nặng nhọc. Ông ta đâu biết hai anh lên huyện đú đởn với hai cô rồi bỏ cái bơm cao áp trong túi đi về.

Tiếp tục đọc

Nếu có ước muốn trong cuộc đời này…

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD:  Những ngày này, có ai như tôi , tôi chỉ muốn thì thầm hát lên lời rằng nếu có ước muốn trong cuộc đời này, tôi xin thời gian hãy quay trở lại. Cho tôi một lần về với tuổi hoa niên còn đậm nét anh nhi quê mùa nguyên bản Việt (ĐDT).

Cảm ơn anh Đào Dục Tú 😛

Có ai không qua cổng trường mà nên người. Những ngày này, nhớ về mái trường xưa, nhớ công ơn khai tâm khai trí của thầy cô như quy tụ suy nghĩ và tâm cảm của mọi người. Khó có thể nói sao cho vừa về quãng đời mười bốn mười lăm năm đi con đường đời từ lớp một đến hết năm cuối cùng đại học; hay chí ít, cũng là qua hai cổng trường phổ thông cấp hai ,cấp ba để có được một vốn học vấn trung bình.

Ảnh: Trên mạng

 Nếu như trả lời trong vòng vài phút lướt chữ điện tử câu hỏi thầy cô giáo nào gây ấn tượng sâu sắc nhất trong ký ức học trò, tôi xin thưa ngay. Hình ảnh thầy giáo dậy toán năm cuối cấp phổ thông mười năm niên khóa 1962-1963 Trường phổ thông cấp ba Từ Sơn ở đầu làng Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh  vào những năm thập kỷ 60 thế kỷ trước. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Anh Hào dạy toán . Tiếp tục đọc

Chúc mừng Ngày Nhà giáo VN 20/11

Hôm nay là Ngày Nhà giáo VN 20/11, chủ Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên xin có lời chúc mừng các bạn đọc già, trẻ, gần xa, các cộng tác viên, bạn bè iu quí và thân thiết là nhà giáo, đã là nhà giáo hoặc sắp là nhà giáo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, công việc và sự thịnh vượng.

Chủ Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên cũng xin gửi lời chúc tới bạn đời của các bạn đọc, các CTV, bạn bè thân thiết là nhà giáo nhân Ngày Nhà giáo 20/11. Chúc các bác, các anh chị em luôn có nhiều niềm vui, nhiều nụ cười ấm áp và hạnh phúc Tiếp tục đọc