Bản kết luận Điều tra “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn…”

Tác giả: theo Nhật báo Ba Sàm

KD: Vừa đọc được bản kết luận điều tra về “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn…”.  Chủ Blog KD/ KD xin đăng nguyên văn kết luận của cơ quan điều tra. Và để bạn đọc đọc, chia sẻ, suy ngẫm, tùy nhận thức mỗi người.

Chủ Blog cũng biên tập phần sapo của Nhật báo Ba Sàm cho phù hợp với tinh thần Blog.

———-
IMG_2367 Tiếp tục đọc

Đời sống chúng ta đang sống có thực sự là đời sống không ?

Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này với lời bình, mình cho là sắc bén, xin đăng nguyên văn:

Để hiểu được Nguyễn Quang Thiều qua bài viết này, chắc phải tìm hiểu nhiều hơn về Phân tâm học của Freud.
Nhưng trước hết phải bỏ bớt đi các từ “chúng” ở tất cả các cụm từ “chúng ta” thì tiêu đề và bài viết mới chính xác. (Nat)

———–

Khi càng xa tuổi trẻ, người ta càng gần những giấc mộng. Những năm gần đây, tôi càng gặp giấc mộng nhiều hơn. Một phần do những biến đổi tâm sinh lý khi người ta ngoài bốn mươi tuổi. Tôi đã sống trên thế gian này gần một nửa thế kỷ rồi. Nhiều chuyện có thể đã biết đúng sai. Ít đau buồn hơn nhưng đau buồn là đau buồn thực. Ít niềm vui hơn nhưng niềm vui là niềm vui thực. Tôi đã biết những hão huyền của đời sống này.

Một điều nữa làm tôi những năm gần đây hay có những giấc mộng là vì những dày vò, những suy ngẫm và cả sợ hãi và cô đơn. Những điều ấy vẫn vây bủa tôi, đẩy tôi vào chân tường và bắt tôi trả lời một câu hỏi mà tôi không trả lời được: Đời sống mi đang sống có thực sự là đời sống không? Nhưng bây giờ thì tôi tin giấc mộng chính là khoảng khắc sống liền mạch của đời sống tôi đang sống.

Tiếp tục đọc

Nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TƯ: “Tôi từng khuyên một Bộ trưởng từ chức”

Tác giả: P. Thảo (thực hiện)

KD: Có thể lời khuyên của bác Mười Hương là rất đàng hoàng. Nhưng tốt hơn cả, là phải có một cơ chế đánh giá, kiểm soát các thang bậc năng lực, nhân cách, trách nhiệm quan chức lãnh đạo, tiến tới hình thành một “văn hóa từ chức” một cách tự giác khi thấy mình không xứng đáng. Chứ nếu dân đã chán ngấy rồi mà cứ bình chân như vại, thì dân lại… ngượng thay  😛

————

“Nói quy định từ chức đã có trong luật Cán bộ công chức, từ năm 2008 nhưng đến nay, tôi chưa thấy có ai từ chức cả” – nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương trao đổi với PV Dân trí…

 >> Từ chức tránh cho lãnh đạo một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nặng nề
 >> “Từ chức là khôn hay dại?”

Cuộc tranh luận liên quan đến đề xuất đưa quy định về việc từ chức vào luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi trong lần trình Quốc hội cho ý kiến đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Quan điểm của ông về đòi hỏi xây dựng văn hóa từ chức đang đặt ra bức thiết hiện nay?

Tiếp tục đọc

Rực rỡ mùa thu đảo Nami (Hàn Quốc)

Tác giả: Kỳ Duyên

Em gái mình rủ “mùa thu này đi Hàn Quốc, đến đảo Nami ngắm rừng cây thay áo đi chị ơi!”. OK. Mình vốn lãng mạn, nghe đến đó thích lắm. Vả lại, rất muốn thay đổi không khí, muốn được thư giãn, được nạp năng lượng sau những tuần viết bài liên miên, căng đầu quá. Có lúc bỗng cảm thấy mệt mỏi, thấy chán nản khi nhìn vào hiện tình đất nước. Đọc, nghe, quan sát, lúc nào cũng chỉ thấy một màu… xam xám. Và thế là lên đường.

3

Ảnh : KD

Chỉ cách 04 giờ bay, đã là cả một sự thay đổi “thế giới”. Nơi này cuối thu Hà Nội, vẫn còn có thể thấy áo mỏng, váy ngắn, chân dài khắp phố phường, nơi kia đã thấy áo len, khăn quàng đủ sắc màu, với những tiếng nói ríu rít ngữ điệu xa lạ… Tiếp tục đọc

Nếu ngành đường sắt tiếp tục tụt hậu, tôi sẽ từ chức

Tác giả: Khắc Lãng (thực hiện)

KD: Bác này hùng hồn ghê. Nhưng những lời hứa kiểu này giờ đây cũng “mất thiêng” rùi….  😀

Nói một cách nghiêm chỉnh, người dân Việt chẳng ai chờ đợi sự từ chức của các quan chức. Nhưng các quan chức các ngành, các cấp nếu làm việc kém cỏi, vô trách nhiệm, để nước Việt tụt hậu thê thảm như hiện nay, thì sự từ chức hẳn là niềm tôn trọng cuối cùng họ được hưởng

————-

Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch HĐTV TCty  Đường sắt Việt Nam với DĐDN.

>> Đường sắt 9 tháng đạt doanh thu 6.768 tỷ đồng
>> Bộ trưởng Thăng: Làm được hay chưa đều phải công khai, minh bạch
>> Tự đứng trên đôi chân của mình
>> Đường sắt phải đẩy nhanh thoái vốn tại 27 công ty con

Theo ông Thành, ngoài việc thực hiện xong nội dung chính của Đề án tái cơ cấu TCty Đường sắt VN, ngành sẽ cổ phần hóa hai Cty in và thoái vốn 13 DN. TCty Đường sắt Việt Nam còn tiến hành “lột xác” toàn diện, kết quả đạt được trong thời gian ngắn ngoài sự mong đợi.

– Việc đổi mới của ngành đã triển khai ra sao, thưa ông? Tiếp tục đọc

Tại sao dân phải đóng thuế để xây các công trình bỏ hoang?

Tác giả: Đào Tuấn

KD: Tại cái nước Việt mình nó thế!  😀

Nhiều công trình bị hoang, trong khi người dân không có nhà ở.
“Xây rồi đập, đập rồi xây… Có công trình xây rồi bỏ hoang. Nhiều dự án vay vốn ODA do Chính phủ bảo lãnh, nhưng không tính toán kỹ, gây lỗ, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, khiến Chính phủ phải bỏ tiền trả nợ. Từ đó khiến nợ công, nợ quốc gia gia tăng sát tới ngưỡng không an toàn….” – đó là một bất cập lớn mà ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp đã nêu ra tại nghị trường, trong phiên QH thảo luận về tái cấu trúc nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

“Lạm phát cấp phó”, dân đóng thuế nuôi sao nổi?

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

KD: Thảm trạng này còn là hệ lụy của việc “tách ra rồi lại nhập vào như chơi”. Mình đã từng vinh dự được làm việc ở đơn vị mà mỗi cán bộ quản lý phụ trách… một nhân viên, trong có có mình. Nên chuyện này chẳng có gì lạ. Nó chỉ đáng buồn, vì bộ máy, hệ số lương, đồng lương cứ phình mãi phình mãi, mà chất lượng hiệu quả công việc lại … chẳng phình  😛

————

“Lạm phát” cán bộ, không chỉ tốn phí ngân sách mà còn gây chồng chéo trong công việc và không loại trừ đùn đẩy trách nhiệm để rồi “cha chung không ai khóc”… Có lẽ muốn loại bỏ 30% công chức cắp ô thì trước hết, hãy loại bỏ 30% cán bộ có quyền, có chức để không còn “lạm phát”.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Tiếp tục đọc

Mô hình phát triển nào cho Việt Nam

Tác giả: Tư Giang

KD: Đọc bài này, lại nhớ phát ngôn ấn tượng của GS Hồ Ngọc Đại: “Nhiều người không sợ mất vợ, chỉ sợ mất lập trường”. Chỉ vì sợ mang tiếng “mất lập trường”, nên nước Việt đang có nguy cơ mất cơ hội phát triển? Hay nói như Thiếu tướng Lê Văn Cương, nước Việt không phải chậm phát triển, mà là khó phát triển.

😀     😛       😳

—————–

Câu chuyện về cái đuôi định hướng

Một ngày cuối năm 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận được một câu hỏi của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Quy luật chính của kinh tế thị trường là gì?”. Ông Thiên, sau một hồi suy nghĩ, đáp ngắn gọn “cạnh tranh”. Tiếp tục đọc

ĐB Đỗ Văn Đương: Tôi nói tiếng nói của dân

Tác giả: Hiền Anh

KD: Chuyện ĐB Đỗ Văn Đương phát biểu về “luật sư vì tiền”, nếu có nói, cũng chỉ nên ở chốn trà dư tửu hậu với bạn bè, không thể danh chính ngôn thuận giữa nghị trường. Bởi phát ngôn đó hơi… hàm hồ, khi vơ đũa cả nắm, vô tình thành xúc phạm cả ngành luật sư. Bác Đương cũng không nên tự nhận: Tôi nói tiếng nói của dân. Bởi nếu thế, dân trí người dân Việt đang có vấn đề. Có thể dân trí Việt chưa cao, nhưng không đến nỗi hồ đồ. Bác chỉ nên đại diện cho mình bác là… quá nhiều rồi  😛

Thứ nữa, nếu bác vịn vào quyền ĐBQH, rằng “Chúng ta nên nhớ Hiến pháp quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm” (không bị truy cứu trách nhiệm – PV), thì càng dở. Chốn nghị trường bàn việc có trách nhiệm với dân với nước, nhưng không có nghĩa là có quyền phát ngôn … vô trách nhiệm  😀

———–

ĐBQH Đỗ Văn Đương khẳng định các phát biểu của ông về luật sư đều xuất phát từ thực tế.

Một ngày sau khi Liên đoàn Luật sư gửi công văn cho Chủ tịch QH và Chủ nhiệm UB Tư pháp QH đề nghị xem xét phát biểu của ĐBQH Đỗ Văn Đương “thực chất luật sư ở VN chỉ bào chữa cho người có tiền”, ĐB Đỗ Văn Đương đã trả lời báo chí bên hành lang QH.

Ông Đỗ Văn Đương, ủy viên thường trực UB Tư pháp cho rằng gửi công văn “là chuyện của Liên đoàn Luật sư”.

“Chúng ta nên nhớ Hiến pháp quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm” (không bị truy cứu trách nhiệm – PV).

Đỗ Văn Đương, luật sư, liên đoàn luật sư
ĐBQH TP HCM Đỗ Văn Đương trong một phiên họp tổ. Ảnh: Phạm Hải

ĐB khẳng định: “Tôi trước sau như một không thay đổi phát biểu, vì điều tôi nói là tiếng nói của dân và xuất phát từ thực

tế”.

Tiếp tục đọc

Lấy tên danh nhân, làm ăn lỗ có… xấu mặt?

Tác giả: Hoàng Xuân

KD: Thú thực, đọc một số những chủ trương biến thành những quy định của pháp luật đưa trong bài này, mình không hiểu nổi tư duy người Việt. Hay vì họ rảnh rỗi quá, nghĩ quanh nghĩ quẩn để cho có việc. Xã hội thì bao điều cần giải quyết, đi vào vài ba cái quy định chỉ làm khổ nhau. Chỉ riêng việc này, xin đề xuất trong phạm vi Thủ đô HN: Các bác liệu có thể thiết lập lại trật tự số nhà ở các tuyến phố không? Chưa bao giờ thấy dân Việt tự làm chủ mình một cách vô tổ chức như trong việc đánh số nhà. Văn minh cũng ở đó, mà quản lý chặt chẽ hay không cũng ở đó.

Việc cần thiết không làm nổi, lại đi đưa ra những quy định, nói thật, có gì đó… tào lao. Hay mình ngu lâu quá nhỉ.? Dân ngu sống toàn với các quan chức khôn, hẳn quan chức cũng “ngu hóa”  😛

—————-

Vậy thì cớ sao sau suốt tám năm yên lặng và không ít doanh nghiệp ra đời trong thời gian này vẫn mang tên danh nhân cho đến khi cách đây vài ngày, dư luận và giới thương nhân mới ầm ầm phản đối lên như vậy?

Lùm xùm quanh việc cấm dùng tên danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp một lần nữa bộc lộ thực trạng làm luật và thi hành luật lỏng lẻo đến ngạc nhiên ở nước ta. Đặc biệt, trong những lĩnh vực liên quan đến nhiều người và nhiều tiền, như giao thông, thực phẩm, kinh doanh…

Tiếp tục đọc