Sau 25 năm Việt Nam vẫn kém Đông Âu

.
KD: Đọc bài này mình thấy buồn quá. 25 năm, nước Đức đủ làm nên một quốc gia văn minh, tiên tiến, với niềm kiêu hãnh xứng đáng.
.
39 năm, kể từ khi VN thống nhất hai miền, vẫn là một đất nước chậm phát triển. Giờ còn lụn đi về những giá trị đạo lý- văn hóa vốn là nền tảng từng được người Việt lấy đó làm nền kiêu hãnh.
————
Châu Âu làm lễ kỷ niệm ngày đập tường Berlin 9/11/1989

Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.

Tôi sang Berlin hè năm 1990 từ Ba Lan bằng hộ chiếu Việt Nam với visa Đông Đức, một trong số tấm thị thực cuối cùng Đại sứ quán của họ ở Warsaw cấp cho người nước ngoài, vì đến tháng 10 năm đó, Đông Đức chấm dứt tồn tại.

Tiếp tục đọc

Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại

Tác giả:  Công Khanh

KD: Thật bất ngờ và thú vị. Xin đưa lên để bạn đọc chia sẻ  😛

—————

Trong khi xây dựng hầm tòa Nhà Quốc hội, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện di tích tế lễ Trời – Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý, di tích chưa từng có trên thế giới.

Đầu năm 2014, công trình tòa Nhà Quốc hội bước vào giai đoạn nước rút, không khí làm việc vô cùng hối hả. Trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá.

Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được  minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ.
Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ.

Lập tức, các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới. Song, việc xác định gặp khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy. 

Tiếp tục đọc

Hà Nội 1940 qua 50 bức ảnh tuyệt đẹp của Harrison Forman

Tác giả: Harrison Forman

.KD: HN đẹp thật. và càng đẹp khi nó là… hồi ức  😀    . 

Nhìn những tấm ảnh này, bỗng nhớ tuổi thơ non dại, suốt ngày chỉ đọc truyện, chơi đồ chơi, búp bê. Đâu biết hành trình phía trước của số phận thật nhiều đổ vỡ, cay đắng, nhiều thất vọng về một … lý tưởng được nhồi nhét, đến mức một GS văn học từng thốt lên: Cô đúng là “nạn nhân” của văn học nhà trường XHCN”   😛

.Và HN giờ thì khiến mình thất vọng. Nhưng khổ cái trong tình yêu, “lận đận vẫn yêu”   😛

————–

Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 – 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.

Tàu điện trên phố Hàng Đào.

Những biển báo ở góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ. Tiếp tục đọc

Toàn dân yêu thơ, sơn hà nguy biến!

Tác giả: – 
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này. Mình buồn cười quá. Xin lấy một câu trong bài làm cái title vì nó tếu không chịu được  😛
.
Dạo vào khu du lịch Đai Nam, đọc thơ của đ/c Huỳnh Uy Dũng, bọn mình- mấy đứa nhà báo- cứ cười chảy nước mắt. Nay lại thấy khu đóng cửa, dân tình mất chỗ chơi, mất cả chỗ để cười  😀
——–
Ảnh TL (minh họa)

Ảnh TL (minh họa)

Mới đây, câu chuyện chị Vương Thị Ngọc Thu (ngụ ở thôn Thái Thịnh Văn, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, Bình Định) khiếu nại lên Ban giám hiệu Trường mẫu giáo thị trấn Vân Canh, tỉnh Bình Định vì con mình là cháu Phan Vương Ngọc T. (4 tuổi, đang học lớp mầm tại trường trên) đã bị cô giáo nhốt vào nhà vệ sinh cùng với hai cháu bé khác, chỉ vì các cháu không… thuộc thơ đã làm nhiều người Việt, một dân tộc mà “ra ngõ gặp nhà thơ” dấy lên nhiều suy nghĩ.
Hành động phi giáo dục của cô giáo thật đáng trách, nhưng vì sao cô lại bắt những cháu bé 4 tuổi phải đọc thơ?

Tiếp tục đọc

Một thông tin rúng động… quan tham!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

.KD: Vấn đề là ở chỗ này, có bao nhiêu quan tham trốn ra nước ngoài, để rùi bị dẫn độ về. Thà ở trong nước, lại.. an toàn hơn, nghênh ngang mũ áo hơn. Và có khi còn được bảo vệ bởi bao danh từ mỹ miều: Lao động thối cả móng tay,  ký cho 60 quan chức “vừa chung vừa gian” là hợp lý.., tài sản so với.. kê khai là chính xoác  😛

.Đến nước ngoài điều tra  công bố hẳn hoi rùi mà trong nước còn… . lơ mơ chưa rõ, thì trốn ra nước ngoài làm gì cho dễ lộ? Chả thế, báo LĐ có hẳn một bài:  Những vụ hối lộ được điều tra một nửa (http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/nhung-vu-hoi-lo-duoc-dieu-tra-mot-nua-264865.bld)

———–

Đó là tin các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã tăng cường nỗ lực nhằm khôi phục tài sản và thành lập một mạng lưới nhằm chia sẻ thông tin về tham nhũng. Qua đó, nhất trí hợp tác về việc dẫn độ các quan chức tham nhũng.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Đây là mạng lưới đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này được các chính quyền và cơ quan thi hành chống tham nhũng APEC chung tay thành lập, do Trung Quốc khởi xướng và được Mỹ thúc đẩy hỗ trợ.

Tiếp tục đọc

Phong tướng để làm gì?

Tác giả:  Thiên Điểu/ VNTB 

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Thấy lập luận trong bài có tính thuyết phục, xin đăng lên Blog để bạn đọc suy ngẫm, chia sẻ.  Chủ Blog đã biên tập một số chỗ cho phù hợp với tinh thần và văn phong Blog  😀

Phong hàm để cho có

Mấy năm gần đây, chính quyền liên tục mở các đợt phong hàm cho rất nhiều sĩ quan cao cấp. Nhiều đến nỗi có người nói “ra đường là gặp tướng” (!).

Ai cũng biết: Tưởng thưởng, vinh danh cho người có công là việc đúng. Nhưng đợt phong tướng lần này thì bên Công an và bên Quân đội lại có những phát ngôn thể hiện rõ ganh tỵ, sợ thua chị kém em… Tiếp tục đọc

Hội chứng Hồ Xuân Mãn

Tác giả: Nguyễn Đăng Quang/ Quê Choa

Viết tặng các CCB huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên -Huế

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Vụ việc ông HXM nó cho thấy hai điều rất cơ bản, mà mình đã từng bình luận: Đó là sự hèn nhát, vô cảm, vô trách nhiệm của những cán bộ có bổn phận liên quan đến việc duyệt hồ sơ của ông HXM. Mặt khác, thái độ làm việc vô cảm, vô trách nhiệm và hèn nhát đến vậy, nó phản ánh hiện tượng mất dân chủ trầm trọng trong hệ thống chính trị mà ông này là “con chim đầu đàn”. Chỉ vì nhờ những CCB dũng cảm, vì “họ không có tóc” nên sự việc mới bị phanh phui.

Khi xảy ra vụ việc ông HXM bị một cô bé tiếp viên tát tại một nhà hàng, đọc thông tin mình thấy rất ngượng. Hóa ra đó vẫn chưa phải là “cú nốc- ao” lớn nhất.

Tuy nhiên, bài viết này, chủ Blog xin biên tập cho phù hợp với tinh thần Blog, tránh cách hành văn “tổng xỉ vả”  😛

————–
Nhân việc vừa qua HXM bị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “lột” danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân”, tôi muốn viết đôi dòng thân tặng các CCB quả cảm ở huyện Phong Điền (ThừaThiên-Huế), đồng thời trao đổi thêm với các đồng chí một vài khía cạnh xung quanh vụ việc này như sau:

Tiếp tục đọc

DN không được đặt theo tên danh nhân: Sự kiêng húy vô lối

Quy định DN không được đặt theo tên danh nhân vì “vi phạm truyền thống lịch sử dân tộc” thể hiện sự kiêng húy vô lối của những nhà quản lý.
.
Doanh nghiệp (DN) không được đặt tên theo tên danh nhân vì “vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc”. Đây là điểm đáng chú ý trong Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, có hiệu lực từ ngày 25/11 tới. Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về vấn đề này. PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, quy định này thể hiện sự bối rối khi kiêng húy vô lối của những nhà quản lý.
.
Không hề hạ thấp danh nhân

Tiếp tục đọc

Triều đại nào có nhiều vua bị giết hại nhất sử Việt?

 Tác giả: Theo Dân Việt/ Kiến thức
.
Do tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động nên triều Hậu Lê lại nắm giữ “kỷ lục” về số vua bị giết hại…
.
Trong chế độ phong kiến thì quần xử thần tử, vua muốn bắt ai chết, thì người đó phải giã từ cõi đời mà nhiều khi chẳng biết nguyên nhân hay vì những chuyện rất … lãng xẹt. Vậy mà, do tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động nên triều Hậu Lê lại nắm giữ “kỷ lục” về số vua bị giết hại… Lần xem những trang sử Việt, chúng tôi xin lược ghi lại những trường hợp như vậy!

Tiếp tục đọc

ĐBQH Uông Chu Lưu: Chiếm nhà công vụ là có… tư lợi!

Tác giả:Bích Ngọc (thực hiện)

.KD: Câu chuyện Nhà công vụ xới xáo lên từ năm ngoái, nay lại tiếp tục được xới xáo. Đủ biết ngay cả một vấn đề rành rẽ mười mươi nhưng ở xã hội ta để thực hiện theo pháp luật quy định là rất trì trệ, chậm chạp khiến dư luận nhức nhối. Vì sao nói Nhà nước pháp quyền mà động vào đâu có lợi ích con người, nhà nước pháp quyền cũng bó tay.com

Nhà công vụ chưa xong, nay lại đến trụ sở cũ các Bộ cũng không muốn nhả. Vậy thì nói quy hoạch mới làm gì . Cứ nghĩ mãi về chữ pháp luật của nước Việt này.

————

Việc chưa trả nhà có thể gọi là sử dụng trái phép tài sản của nhà nước, có sai phạm, tư lợi...

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã chia sẻ với Đất Việt về quan điểm của mình trước thông tin nhiều bộ ngành có trụ sở mới nhưng không trả lại trụ sở cũ. Cùng với đó cũng có những cán bộ lãnh đạo không muốn trả lại nhà công vụ. Tiếp tục đọc