Vẻ đẹp lộng lẫy của nữ hoàng Ả Rập

Tác giả: theo Trí thức trẻ

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Một vẻ đẹp lộng lẫy “nghiêng nước nghiêng thành”. Xin đăng lên để bạn đọc chiêm ngưỡng. Title bài do chủ Blog biên tập và rút gọn 😛

———

Khuôn mặt xinh đẹp của nữ hoàng Ả rập được các chuyên gia sắc đẹp đánh giá là hoàn hảo không tì vết .

Vẻ đẹp bí ẩn của những cô gái Ả rập luôn là điều khiến nhiều người mê mẩn . Ở các quốc gia thuộc cộng đồng Hồi giáo Ả Rập , việc người phụ nữ xuất hiện trước công chúng đã là điều rất khó khăn chứ chưa nói đến việc phô bày nhan sắc của mình .
Fathima Kulsum Zohar Godabari sinh ngày 22/10/1986 , là công chúa của gia đình hoàng gia Saudi Arabia . Không chỉ xinh đẹp , Fathima Kulsum Zohar Godabari còn được biết đến với trí tuệ uyên thâm và khả năng nhanh nhạy trong mọi tình huống .
.
Cô đã lấy bằng MBA của vương quốc Anh với chứng chỉ loại giỏi . Tiếp tục đọc

“Nhà báo chẳng là cái thá gì…”

Tác giả: Nam Đồng/ Pháp luật TP.HCM
.
KD: Đúng vậy, nhất là trong thời buổi cướp giết hiếp dầy đặc trên mặt báo nầy  😛
.
Nhưng đọc bài viết, mới thấy Võ Như Lanh thật là nhà báo kiêm TBT tử tế, có nhân cách. Ông đã ra đi, mình chưa bao giờ biết ông, nhưng vẫn nghĩ rằng báo Tuổi trẻ là tờ báo may mắn, và hạnh phúc vì có những người Sếp như ông.
.
Xin đăng bài này, như một nén nhang muộn tới một nhà báo đáng nể trọng, dù thân thể ông đã trở về với cát bụi.

BLA: Bài viết dưới đây đăng trên báo Pháp luật TP.HCM, tác giả là ông Nam Đồng, sếp cũ của tôi. Khoảng 10 năm trước, tôi làm việc tại báo này với tư cách là phóng viên, sau đó là Biên tập viên. Bài viết là một góc nhìn về nhà báo, nghề báo và tình hình báo chí tại Việt Nam nói chung. Có thể nói tuy Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do báo chí, nhưng điều ấy chưa bao giờ có được – theo đúng ý nghĩa của từ này. Báo chí tại VN vẫn chỉ là phương tiện tuyên truyền, tung hê lãnh đạo và thông tin một chiều.

Nếu không có sự đổi thay, thì nghề báo sẽ “chết” hoặc bị biến tướng trong tương lai không xa. Nguy hiểm hơn, điều đó sẽ làm xã hội sẽ bị “nhuộm”, bị “áp đặt” bởi ý chí của giai cấp thống trị, con người sẽ sống trong giả dối, sợ hãi. Song có lẽ cũng không nên quá bi quan như vậy. ( Về cá nhân, xin thắp một nén hương thành kính phân ưu cùng gia đình người đã khuất)

Ảnh: Nguyên TBT báo Tuổi Trẻ Võ Như Lanh (bìa trái) giới thiệu quy trình hoạt động tòa soạn với nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nhân dịp khánh thành trụ sở của báo. Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Tiếp tục đọc

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Phải làm tiếp vụ ông Trần Văn Truyền

Tác giả: P. Thảo (theo Dân trí)
.
KD: Đánh giá tốt về việc UB Kiểm tra TƯ kết luận thẳng thắn những sai phạm của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trong lĩnh vực đất đai nhưng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nêu thêm yêu cầu xem xét việc bổ nhiệm cán bộ đầy “nhạy cảm” của ông Truyền (P. Thảo)…
.
Nhỡ bác í nổi cáu, bác í chẳng cần giữ gìn gì nữa thì sao? Chả gì bác í cũng là nguyên Trưởng Ban TTCP  😛
Đọc thêm:
Nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu  (Anh: Tu lieu)

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (Ảnh: Tư liệu)

Bên hành lang phiên bế mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội chiều 28/11, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bày tỏ bất bình về việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ngay trước khi nghỉ hưu của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. 

Tiếp tục đọc

Đọc hồi ký của các tướng tá Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài: Kỳ 8 – Chân dung tướng Mỹ M.Taylor dưới “kính loạn hoa” của Thiệu – Kỳ – Thi

Tác giả: Mai Nguyễn
.
Nguyễn Chánh Thi bị ghép “13 tội” mà theo ông ta tội lớn nhất không được nêu ra là “biết quá rõ những hành động tham ô, buôn lậu á phiện” của phe Kỳ và Thiệu. Tội nữa là nặng đầu óc cát cứ miền Trung  – bộc lộ qua đòi hỏi phải thả, hoặc để những nhân vật người Trung cho Thi xử lý qua vụ “hốt” Thượng hội đồng quốc gia cuối năm 1964.
Đọc thêm:

Tiếp tục đọc

Số 7 Kỳ Diệu

Tác giả: Trọng Nghĩa và Cha (lượm lặt)
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Vui vui. Xin đăng lên để thư thái. Chúc các quý bạn đọc gần xa vui cuối tuần  😀
———
 
1. Bảy chú lùn trong truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” làm việc ở mỏ kim cương và có tên tiếng Anh là :

1. Dopey (lơ mơ, thẫn thờ)
2. Bashful (rụt rè, xấu hổ)
3. Sneezy (hắt hơi)
4. Sleepy (ngái ngủ)
5. Happy (vui vẻ)
6. Grumpy (gắt gỏng, cục cằn)
7. Doc (thầy thuốc)

Tiếp tục đọc

Cảnh giác Trung Quốc đang vung tiền mua bất động sản

Tác giả:  Tô Văn Trường

KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này. Và điều bất ngờ nữa, là email của bác Nguyễn Trung, cũng bàn về vấn đề này. Xin được đăng nguyên văn như một bời bình về vấn đề này, xung quanh chủ đề bài viết của Ts Tô Văn Trường:

Tôi tán thành người nước ngoài không được mua đất, mà chỉ được mua nhà trên đất vì rất nhiều lý do kinh tế, chính trị và pháp lý quan trọng. Luật cơ bản của toàn bộ vấn đề này là luật đất đai, song bản thân luật đất đai hiện hành còn quá nhiều thiếu sót căn bản, trước sau sẽ phải sửa.

Thông thường phải vận dụng nguyên tác không hồi tố để khuyến khích kinh tế phát triển khi luật cơ bản phải thay đổi, do đó hiện tại việc cho người nước ngoài mua nhà phải tính trước sự phát triển tất yếu này. Hơn nữa đừng ảo tưởng biện pháp này có thể cứu vãn kinh tế động sản, nó chỉ có nhiều khả năng cứu một số đại gia BĐS khỏi chết đuối với cái giá kinh tế quốc gia phải gánh chịu và với nhiều hệ lụy nguy hiểm khác, nhất là do đồng Nhân dân tệ gây ra.
Nguyễn Trung

Cảm ơn bác Nguyễn Trung và Ts Tô Văn Trường!

———-

Ts Tô Văn Trường. Ảnh Một thế giới.
Các nhà làm luật, làm chính sách, các vị đã quyết nhiều cái để lại hậu quả hiện nay không biết con cháu đời nào mới gỡ ra được. Văn hóa cộng đồng làng xã là “bong ke” ngăn làn sóng nô dịch và đồng hóa hàng ngàn năm trước từ người Hán. Từ khi chủ nghiã thực dân, tư bản thực dụng “xâm thực” và cách quản trị thực dụng về nhiều mặt rất cơ bản của ta từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay…cái “bong ke” ấy nó cũng bị long lay, bong tróc và đang vỡ vụn từng phần! Tiếp tục đọc

Lỗi cậu ‘kíp trưởng’ và chuyện ‘thầy bói mù sờ voi’

Tác giả: Kỳ Duyên

Nếu năng lực cán bộ, công chức ‘hoàn hảo’ vậy, quả là… “phúc ấm” cho dân tộc với một hệ thống công chức, viên chức toàn tâm, toàn trí, mẫn cán cao độ.

IKhi những nỗi đau trong ngành hàng không thế giới liên tiếp xảy ra, khiến năm 2014 này trở thành năm thảm họa của ngành hàng không quốc tế vừa tạm lắng dịu, thì một vụ việc nghiêm trọng xảy ra mới đây của ngành hàng không Việt Nam khiến xã hội bàng hoàng.

Đó là vào ngày 20/11, tại Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC/ HCM) ở sân bay Tân Sơn Nhất đã xảy ra sự cố sập nguồn điện dẫn đến mất quyền điều hành bay. Tại thời điểm này, có 54 máy bay trong khu vực trách nhiệm của ACC/ HCM trong tổng số 92 máy bay bị ảnh hưởng. Thót tim nhất là sự việc mất quyền điều hành bay xảy ra trong vòng 1 giờ 15 phút đã khiến hai máy bay suýt đụng nhau trên bầu trời, 05 chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh, 05 máy bay phải bay lòng vòng trên bầu trời từ 20 đến 50 phút chờ có tín hiệu trở lại mới dám tiếp đất, và an toàn của 50 chuyến bay với hàng ngàn mạng sống trên đó có thể bị đe dọa (TBKTSG, ngày 27/11).

Tiếp tục đọc

Họ đã ‘tham nhũng nhân cách’

Tác giả: Lâm Minh Chánh

KD: Ôi, nếu nói thế này thì vinh dự cho ông Truyền quá. Chả hiểu sao mà khái niệm mới kiểu này, mình thấy rất khó… tiêu hóa  😛

——–

Theo định nghĩa về tham nhũng và tham ô của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI), “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công” thì ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, đã phạm tội tham nhũng.

 

 

Biệt thự gia đình ông Truyền xây dựng hoành tráng tại xã Sơn Đông, TP.Bến Tre (tổng diện tích sàn 1.226,61 m2, trên diện tích 16.567,4 m2, tổng chi phí xây dựng 11 tỉ đồng), gây phản cảm và tạo dư luận xấu trong xã hội – Ảnh: Khoa Chiến

Tiếp tục đọc

Tổng nợ tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vượt 1,5 triệu tỷ đồng

Tác giả: Nguyên Hà

KD: Không phải các tập đoàn, tổng công ty, mà người dân mới là … con nợ. Các bác cứ yên tâm mà làm ăn bết bát   😛

Một bài viết tổng hợp mà đọc thấy toát mồ hôi. Kính phục tài năng kinh bang tế thế của các anh con trưởng nền kinh tế   😦

———–

Dẫn đầu về con số tuyệt đối nợ phải thu khó đòi là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, với 2.856 tỷ đồng…

Tổng nợ tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vượt 1,5 triệu tỷ đồng

Trụ sở Petro Vietnam tại Hà Nội.

Tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vượt 1,5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỷ đồng.

Đây là một trong nhiều thông tin đáng chú ý tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Tiếp tục đọc

Quả thật làm chính khách khó

Tác giả: GS. Tương Lai

KD: Cùng với chuyện xin lỗi dân, hay từ chức vì những hệ lụy do quản lý kém gây ra, do nhập nhèm công tư, nói theo ngôn từ dân dã là “ăn vụng chùi mép không sạch” đều thuộc phạm trù “văn hóa lãnh đạo”. Mà để là “người có văn hóa” thì dù là nguyên thủ quốc gia khi vướng vào chuyện này đều phải nhanh chóng tự xử trước khi búa rìu của dư luận quật vào. Nói chính khách trước hết phải là một nhân cách văn hóa là vì lẽ đó (Tương Lai).

Nhưng lại có nhiều ý kiến cho rằng nước ta không có, hoặc chưa có chính khách nên bài viết này bác TL muốn nhắn nhủ… hậu thế chăng? Hị…hị….   😀

Chính khách là người làm chính trị, mà “chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính”. Đấy là lời Khổng tử trả lời Quý Khang Tử.

Quả thật, làm người chính đính thật không đơn giản, có khi với người biết tự trọng, còn dẫn đến thảm họa như chuyện tự tử của nguyên Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun làm chấn động dư luận Hàn Quốc. Tự tử vì ông “cảm thấy xấu hổ” do bị cáo buộc người thân của ông đã nhận tiền hối lộ từ một doanh nhân, khi chính ông từng đưa ra cương lĩnh chống tham nhũng. Người Hàn Quốc từng phẫn nộ nhưng rồi lại cảm kích và thương xót ông về sự ra đi của ông, một Tổng thống giàu lòng tự trọng và đã làm được nhiều việc cho dân. Tiếp tục đọc