“Một ông anh” ở Bộ Công an đã báo tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn

Tác giả: Thanh Lưu

KDTrong khi đó, theo VnExpress, tại tòa: “11h20, với vai trò nhân chứng, Dương Chí Dũng khai trưa ngày 17/5/2012 gọi điện cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Chiều cùng ngày, ông Dũng đến gần nhà ông Ngọ và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18h, ông Dũng nhận được điện thoại của vị thứ trưởng nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. “Ông Ngọ bảo tôi rằng chú tránh đi một thời gian”, ông Dũng khai.

 

Dương Chí Dũng nói thêm: “Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương”.

 

12h20, khi VnExpress liên lạc qua điện thoại, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phủ nhận  liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn. Ông Ngọ cho hay: “Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này”.

Chắc chắn, cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ ai đúng, ai sai!

 

Đến lượt thẩm vấn, nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – PC45, Công an Hải Phòng, Vũ Tiến Sơn đã khai:  anh Dũng nói với tôi rằng có người anh ở Bộ Công an báo tin cho anh ấy biết để chạy trốn trước khi bị bắt.
>> Tòa có làm rõ được “người dấu mặt” giúp Dương Chí Dũng chạy trốn?
Hành trình chạy trốn bất thành của Dương Chí Dũng – Đồ họa: Vĩ.Cường – Ảnh: Tuấn Phùng, Doãn Tấn (Nguồn Tuổi trẻ) 

 

Khi được tòa gọi lên để xét hỏi, Dương Tự Trọng cho rằng mình không có ý kiến gì với lời khai của Vũ Tiến Sơn.
“Tôi không công nhận và cũng không phủ nhận lời khai của tất cả các bị cáo khác. Mọi việc tôi đã khai tại cơ quan điều tra nên không khai gì thêm”, bị cáo Trọng kiên quyết. 
Cũng theo bị cáo Trọng, gia đình bị cáo này gặp quá nhiều việc, quá nhiều chuyện nên không thể nhớ hết và bảo lưu những lời khai tại cơ quan điều tra.
Trước đó, 8h sáng 7.1, tại TAND TP Hà Nội đã khai mạc phiên tòa xét xử nguyên phó Giám đốc công an TP Hải Phòng Dương Tự Trọng cùng 6 đồng phạm trong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
Bị cáo Dương Tự Trọng không thừa nhận cáo trạng. Ảnh chụp màn hình: Thanh Lưu.
Dương Chí Dũng và vợ đã được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng. Kết thúc phần thủ tục, đại diện VKSND TP Hà Nội đã đọc bản cáo trạng truy tố 7 bị cáo.
 Dương Chí Dũng và vợ được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng.

 

Sau khi nghe cáo trạng, trừ Dương Tự Trọng, tất cả các bị cáo đều cho rằng cáo trạng truy tố mình là đúng. Do đó, chủ tọa cho các bị cáo khai trước và để bị cáo Trọng trình bày quan điểm của mình về cáo trạng sau.

 

 

Trong vụ án này, viện KSND tối cao xác định bị can Dương Tự Trọng là người chủ mưu, cầm đầu, Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, công an TP Hải Phòng) tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của bị can Trọng với nhiều thủ đoạn tinh vi như sử dụng điện thoại mới và sim rác, gọi nhau bằng mật danh…

 

 

Hành vi của các bị can đã cản trở, gây khó khăn rất lớn đến quá trình điều tra vụ án tham nhũng lớn tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam mà Dương Chí Dũng là bị can chính trong vụ án này.

 

 

 Đại diện VKS công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo.
Quá trình điều tra, cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Dương Tự Trọng đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn khi che giấu, không tổ chức truy bắt Đồng Xuân Phong (đối tượng truy nã của Công an TP HCM).
Bên cạnh đó, Dũng còn chỉ đạo thuộc cấp làm giả 2 Giấy CMND. Do đó, cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để điều tra xử lý trong một vụ án khác.
Bị cáo Sơn (áo trắng) cho rằng Trọng là chủ mưu và chỉ đạo toàn bộ vụ án.
Mở đầu phần xét hỏi, bị cáo Sơn và các bị cáo khác đều cho rằng bị cáo Trọng là chỉ huy và chủ mưu trong việc đưa Dương Chí Dũng. Các bị cáo thực hiện theo chỉ đạo của trọng do là cấp dưới hoặc quan hệ tình cảm. 
Các bị cáo cũng lần lượt khai quá trình đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội, đi Quảng Ninh, sau đó vào TP HCM bằng xe ô tô và trốn qua Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).
Tương tự vụ án xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm, phóng viên các báo đài theo dõi vụ án này qua ti vi trong một căn phòng riêng và phải kiểm tra an ninh trước khi vào tác nghiệp. Khu vực xung quanh tòa án được phong tỏa.
———–