Có một không hai ở Quảng Ninh: Ngày biến thành đêm

Tác giả: N. Trang

Trong khoảng thời gian ngắn, bầu trời đột nhiên tối sầm như ban đêm. Các phương tiện tham gia giao thông, nhà dân… đều phải bật đèn chiếu sáng.

Từ 9h05’ đến 9h15’, sáng nay (ngày 3/4), tại khu vực Hòn Gai, TP Hạ Long đã xảy ra hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. 

Theo người dân tại đây, trời đột nhiên tối sầm như ban đêm. Trên các tuyến phố, phương tiện tham gia giao thông đều phải bật đèn, các nhà dân cũng phải bật điện để chiếu sáng. Trước hiện tượng này, nhiều người dân đã đổ xô ra đường để chứng kiến và tỏ ra ngạc nhiên.

Hiện tượng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, Sau khoảng 10 -15  phút, khu vực này lại bừng sáng trở lại.

Trên các diễn đàn mạng, nhiều thành viên ở Quảng Ninh cũng đã nhanh chóng chia sẻ những bức ảnh “ngày như đêm” ở đây. Một số độc giả ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng… cũng chia sẻ ảnh về hiện tượng tương tự như trên.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Sở, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy Văn tỉnh Quảng Ninh (Bãi Cháy, TP Hạ Long) cho biết: “Đây là một hiện tượng bình thường của tự nhiên. Hiện tượng này do hệ thống mây tích (vùng mây dày, đủ sức che hết ánh sáng mặt trời) gây nên. Nó xảy ra trước và trong cơn giông vào mùa hè. Thời gian “bị tối” diễn ra ngắn ngủi, ngay sau cơn mưa trời lại trở lại như bình thường”.

Ông Sở cũng cho biết thêm, hiện tại, ở Quảng Ninh trời đã hết mưa, thời tiết nắng ráo, trời đẹp. 

Chiêm ngưỡng những hình ảnh từ Quảng Ninh:

 

Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
Hiện tượng này xảy ra bắt đầu vào lúc 9h05.
Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
Các phương tiện tham gia giao thông trên đường Nguyễn Văn Cừ bật đèn giữa “ban ngày”.(Ảnh: báo Quảng Ninh)
Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
(Ảnh: báo Quảng Ninh)
Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
Nhà dân bật đèn sáng trưng vào lúc 9h08. (Ảnh: báo Quảng Ninh)
Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
Người dân hiếu kỳ đổ ra đường xem. (Ảnh: báo Quảng Ninh)
Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
(Ảnh: facebook)
Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
(Ảnh: facebook)
Chuyện lạ, Quảng Ninh, ngày, thành đêm, mưa giông
Một số hình ảnh do cư dân mạng chia sẻ trên facebook

————

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/168638/co-mot-khong-hai-o-quang-ninh-ngay-bien-thanh-dem.html

 

Dịu dàng ơi

Tác giả: Tiến Hải

KD: Bạn đọc Tiến Hải, cũng đồng thời là CTV của Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên vừa gửi cho mình bài thơ  mà như ảnh nói, để họa lại bài Dịu dàng của mình, vừa đăng hôm qua, ngày 02/4. Hị…hị…  😳   😀

——–

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/04/02/diu-dang/

 

(Họa lại bài thơ “Dịu dàng” của Kim Dung / Kỳ Duyên)

Giậu mồng tơi. Ảnh trên mạng

Dịu dàng đã đến thật rồi
Nhưng mà cái giậu mùng tơi ngăn rào

Tình đầu mới thật ngọt ngào
Chứ cái tình cuối làm sao sánh bằng

Tiếp tục đọc

Uốn đường cong né ‘nhà quan’, tiết kiệm 130 tỷ?

Tác giả: Vũ Điệp

KD: Úi trời! ngụy biện đến thế mà không biết ngượng, thì người nghe… ngượng hộ vậy   😳

Không biết ý kiến của UBNDTPHN thế nào, mà để cho Đường cong ngang nhiên cong, làm xấu Thủ đô đã đành, mà còn để lại tiếng xấu trong sự hoài nghi và coi thường của người dân

——

Các chuyên gia cho rằng, với phương án uốn cong đường Trường Chinh đến thời điểm hiện nay, lý do chưa được rõ ràng.

Xung quanh việc đường Trường Chinh (quận Đống Đa, Hà Nội) bị quy hoạch bẻ cong khiến hơn 100 hộ dân ven đường bức xúc, ông Đào Ngọc Nghiêm – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nộicho rằng, đường Trường Chinh trong quy hoạch được vẽ thẳng, nhưng sở dĩ một đoạn bị vẽ cong về khu vực hướng Bắc vì khu vực phía Nam là đất công vụ dành cho cán bộ cấp cao.

Theo bản đồ quy hoạch TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đường Trường Chinh không bị bẻ cong

bẻ cong; quy hoạch; ghi đông; Hà Nội; Trường Chinh

Theo ông Nghiêm, về nguyên lý quy hoạch phải tìm hướng giải quyết nhu cầu đất ở của công vụ để lấy đất làm đường, nhưng thực tế ở đây có tình trạng quá chậm trễ trong việc bố trí nhà công vụ nên mới xảy ra hiện tượng đường bị bẻ cong.

Về việc hiện phần đất công vụ (phía Nam) đã được Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân sẵn sàng dành để làm đường cho đủ 53,5 m, nhưng không hiểu vì sao quy hoạch vẫn bẻ cong, ông Nghiêm cho rằng xảy ra tình trạng này là do người làm quy hoạch không nắm được quá trình cải thiện thực tế.

“Nếu Bộ tư lệnh PKKQ đã nhất trí cho lấy đất về phía Nam cho đủ 53,5 m thì ngay thời điểm này Hà Nội hoàn toàn có thể điều chỉnh nắn thẳng tuyến đường lại”, ông Nghiêm nói.

bẻ cong; quy hoạch; ghi đông; Hà Nội; Trường Chinh
Một góc đường Trường Chinh sẽ bị uốn cong

Trong khi đó, ông Trần Hữu Minh, chuyên gia nghiên cứu, đánh giá tác động giao thông (Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội) khẳng định, những tuyến đường thẳng sẽ giúp dòng phương tiện lưu thông tốt hơn với tốc độ cao hơn.

Bởi vậy, để kết nối hai khu vực, quy hoạch nên hướng tới những phương án ngắn nhất, thẳng nhất để giảm thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí cho xã hội.

Theo ông Minh, có nhiều lý do có thể dẫn tới một tuyến đường cong, gấp khúc…Chẳng hạn như để tránh các công trình văn hóa/kỹ thuật, hay để tránh phương án phải đề bù quá lớn, hay đơn giản là để kết nối với một trục đường chính khác sắp hoàn thành ở khu vực lân cận, hoặc an ninh quốc phòng…

Tuy nhiên, với phương án uốn cong con đường Trường Chinh đến thời điểm hiện nay lý do chưa được rõ ràng.

Bởi vậy, điều quan trọng nhất là những người làm quy hoạch triển khai thực hiện cần có trách nhiệm giải trình với công chúng tại sao lại làm như vậy và giải trình này phải có sức thuyết phục.

Ông Minh cũng cho rằng, cách thức giải trình phải đầy đủ, rõ ràng và công khai minh bạch, đảm bảo công chúng được cung cấp đầy đủ các thông tin sử dụng trong quá trình ra quyết định.

Ngoài ra, cần chứng minh những đề xuất này hướng tới lợi ích cộng đồng thay vì lợi ích một số cá nhân.

bẻ cong; quy hoạch; ghi đông; Hà Nội; Trường Chinh
Đường Trường Chinh vốn dĩ được quy hoạch là đường thẳng (như vạch màu đỏ trên bản vẽ) nhưng trong Quyết định 19/2008 của UBND TP.Hà Nội đường lại bị vẽ cong (như vạch màu xanh trên bản vẽ)

“Trên thế giới đã xảy ra nhiều trường hợp quá trình triển khai bị tác động, nắn tuyến đường đi qua những khu vực nhất định nhằm đem lại những lợi ích cho một số cá nhân/tổ chức. Bởi vậy, đây rõ ràng là một cảnh báo và các cơ quan có liên quan đến phương án đề xuất cần có giải thích rõ ràng chi tiết với công chúng”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, chừng nào phương án giải trình chưa đầy đủ và thuyết phục, người dân sẽ còn khiếu nại phản đối. Không những thế, chi phí xã hội trong trường hợp này rất lớn vì ngoài việc người dân mất thời gian công sức đi khiếu kiện, các cơ quan công quyền cũng mất thời gian và nguồn lực để thụ lý và xử lý các yêu cầu này.

Trong khi tuyến đường Trường Chinh lại là trục giao thông huyết mạch của Hà Nội nên cần có giải pháp sớm.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời trên Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Hưng, Trưởng phòng Dự án 3 – Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị HN – chủ đầu tư dự án thừa nhận ‘đường có cong nhưng không đến nỗi cong như ghi đông xe đạp”!.

“Tuyến đường được thiết kế trên quan điểm của Bộ Quốc phòng, sử dụng ít ngân sách nhà nước nhất và an ninh với Bộ Quốc phòng được bảo đảm. Lấy đất của Bộ Quốc phòng chỉ mất có 26 tỷ đồng, lấy phía bên kia gấp 5 lần (khoảng 130 tỷ đồng- PV)” – ông Hưng nói.

———————

 

 

Tổ chức thi hộ vào trường công an, thu tiền tỉ

Tác giả: Minh Quang

Trong hai kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 và 2013, các bị can đã thực hiện thi hộ trót lọt 19 trường hợp vào các trường đại học, học viện thuộc lực lượng công an nhân dân, thu gần 3 tỉ đồng.

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ án “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” xảy ra tại Trường đại học Kỹ thuật – hậu cần Công an nhân dân, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bảy bị can về tội danh trên.

Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Nguyễn Văn Phượng (39 tuổi, nguyên nhân viên Công ty vận tải hành khách Hà Nam, trụ sở tại Quảng Ninh), Nguyễn Tôn Doãn (59 tuổi, trú tại khu tập thể T36, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nguyên cán bộ công an đã nghỉ hưu), Nguyễn Văn Bình (50 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật quân sự), Đậu Đức Hải (50 tuổi, trú tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), Nguyễn Thị Hương (53 tuổi, trú tại đường Kim Đồng, Hà Nội), Nguyễn Thị Hòa (47 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An), Lê Quang Báu (60 tuổi, trú tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nguyên cán bộ Công an tỉnh Nghệ An đã nghỉ hưu).

Cơ quan an ninh điều tra cũng truy nã hai bị can Nguyễn Như Khải (33 tuổi, trú tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hảo, Hưng Yên) và Trần Văn Chung (31 tuổi, trú tại xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam).

Tuyển sinh viên giỏi vào đường dây thi hộ

Qua công tác kiểm tra hồ sơ các thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012, 2013, Trường đại học Kỹ thuật – hậu cần Công an nhân dân phát hiện một số trường hợp có dấu hiệu nhờ thi hộ.

Sau đó, nhà trường đã trưng cầu giám định chữ viết và xác định chữ viết trên bài thi của các trường hợp này đều không phải là chữ viết của người đã đăng ký dự thi tuyển sinh và trúng tuyển, đang học tại trường.

Do đó, nhà trường đã chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đề nghị điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định vào đầu năm 2012, Nguyễn Văn Phượng biết nhiều gia đình có nhu cầu muốn cho con vào học tại các trường của lực lượng vũ trang.

Do có kinh nghiệm từng thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự và Đại học Kinh tế quốc dân, Phượng thấy có thể sử dụng người khác để thi hộ bằng cách tìm người có khuôn mặt gần giống với thí sinh nên đã lôi kéo một số người tạo thành đường dây thi hộ vào các trường đại học.

Cụ thể, Phượng đã trực tiếp móc nối, lôi kéo Nguyễn Như Khải, Trần Văn Chung và một số cá nhân tìm kiếm, tuyển chọn được 13 sinh viên có kiến thức tốt ở một số trường trên địa bàn Hà Nội tham gia đường dây thi hộ.

Trước các kỳ thi đại học, nhóm của Phượng tổ chức nơi ăn ở tập trung và cung cấp thêm tài liệu, bổ sung kiến thức cho những người tham gia thi hộ.

Theo thỏa thuận, mỗi cá nhân thi hộ sẽ được trả thù lao 60-100 triệu đồng/trường hợp. Sau khi thỏa thuận xong với người thi hộ, nhóm của Phượng tiến hành móc nối, tìm kiếm các gia đình có nhu cầu nhờ thi hộ và nhận hồ sơ, giấy tờ, tiền và những tài liệu có liên quan đến việc thi hộ.

550 triệu đồng cho một ca thi hộ

Để thực hiện việc thi hộ, ngay từ khâu đăng ký, Nguyễn Văn Phượng cùng đồng bọn đã yêu cầu gia đình các thí sinh nhờ thi hộ gửi ảnh thí sinh để đối chiếu, lựa chọn, tìm người thi hộ có khuôn mặt giống thí sinh.

Sau khi chọn được người, Phượng cùng đồng bọn dùng kỹ thuật Photoshop sửa ảnh, tạo ra ảnh mới vừa giống thí sinh thật, vừa giống người thi hộ rồi gửi lại cho các gia đình để dán vào hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu chung, hướng dẫn gia đình thí sinh làm thủ tục sơ tuyển, thẩm tra lý lịch theo đúng quy định.

Khi có giấy báo thi, nhóm này yêu cầu người nhà thí sinh gửi toàn bộ giấy tờ thật để người thi hộ sử dụng khi đi thi. Đồng thời nhóm này cũng yêu cầu các thí sinh thật không được có mặt tại địa phương nơi cư trú trong thời gian diễn ra kỳ thi.

Kết thúc kỳ thi, Phượng và đồng bọn yêu cầu người thi hộ tập hợp lại các thông tin về thời gian thi các môn, mã đề, sơ đồ phòng thi, địa điểm thi, số phòng thi, vị trí ngồi, đặc điểm giám thị coi thi, đặc điểm và kết quả làm bài thi, thậm chí cả chữ viết của người thi hộ… rồi gửi cho gia đình thí sinh để nắm rõ, tập viết chữ và chủ động đối phó khi nhập học nếu trúng tuyển.

Về chi phí thi hộ, Phượng thu 200-250 triệu đồng/trường hợp và thống nhất với các trung gian chỉ yêu cầu gia đình thí sinh đặt cọc trước 10-50 triệu đồng.

Sau khi thí sinh nhờ thi hộ trúng tuyển, Phượng sẽ thu đủ 250 triệu đồng và chi cho các đối tượng tìm kiếm sinh viên thi hộ và người thi hộ tổng cộng 150 triệu đồng, Phượng chiếm hưởng 100 triệu đồng/trường hợp.

Tuy nhiên, các đối tượng trung gian tìm kiếm người có nhu cầu nhờ thi hộ thường thu thêm, có trường hợp lên đến 550 triệu đồng.

19 trường hợp trót lọt

Quá trình điều tra, Cơ quan an ninh điều tra xác định trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012, đường dây này đã tổ chức thi hộ trót lọt cho năm trường hợp và kỳ thi năm 2013 là 14 trường hợp, đều vào Trường ĐH Kỹ thuật – hậu cần Công an nhân dân và Học viện An ninh nhân dân. Tổng số tiền các đầu mối của Phượng đã thu của gia đình thí sinh nhờ thi hộ là gần 3 tỉ đồng. Ngoài ra, trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012, Nguyễn Văn Phượng còn tổ chức cho một số trường hợp thi vào Học viện Hậu cần và Học viện Phòng không – không quân của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, khi các đối tượng thi hộ đang làm thủ tục dự thi thì bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. Do hành vi phạm tội được phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên Công an Hà Nội không xử lý hình sự.

————–

Nguồn: Tuổi trẻ

 

 

GS Đặng Hùng Võ: Chỉ có Việt Nam “bảo mật” tài sản quan chức?

Tác giả: Lan Hương (thực hiện)

KD: Để bảo vệ “uy tín cán bộ”?

————

Ở nước ta, rất nhiều quan chức lại có quan niệm coi tài sản, nhà cửa, đất đai là chuyện cá nhân, pháp luật phải có trách nhiệm “bảo mật”. Vậy thì làm sao dân có thể tin?

Đọc thêm: Những biệt thự chục tỉ gây ầm ĩ của quan chức

Người dân nổi giận là tất yếu

Có một thực tế là suốt thời gian qua, mỗi khi truyền thông đưa tin hình ảnh đất đai, nhà cửa, tài sản lớn của quan chức, người dân thường bày tỏ thái độ phản ứng. Ông lý giải ra sao về sự giận dữ đó?

Trên thực tế, chúng ta vẫn thấy nhân dân rất giận dữ mỗi khi nghe thông tin về sự giàu có của quan chức này hay quan chức khác, ngay cả khi họ chưa hiểu rõ ngọn ngành sự giàu có đó. Người dân ngay lập tức đã kết luận đó là do tham nhũng mà có.

Xét về lô-gíc tư duy, sự giận dữ đó là thiếu cơ sở. Việc ông lãnh đạo A hoặc B có ngần này cái nhà nhưng những cái nhà đó có thể do bố mẹ ông ta để lại; hoặc đó cũng có thể là tài sản mà ông ta tạo dựng được trước khi trở thành quan chức.

Nếu vậy thì việc ông ta có khối tài sản đó cũng có gì là sai đâu nhưng nhiều gười không bao giờ nghĩ như vậy, vẫn mỉa mai, vẫn ác cảm. Đó cũng là quy luật tất yếu thôi, vì người ta thấy cứ làm quan chức là giàu. Người dân mong đợi quan chức phải lo cho dân ngày càng giầu hơn nhưng họ nhìn thấy trên thực tế những hình ảnh khác với lý tưởng chính trị của chế độ ta: cán bộ là công bộc của dân.

Cứ nhìn các cán bộ ăn tiêu xa hoa thì họ bực mình là đương nhiên. Trên giấy tờ thì thu nhập chính thức của cán bộ không hơn người lao động bình thường bao nhiêu. Nhưng trên thực tế thì người lao động bình thường chỉ dám ăn bát bún dăm nghìn, nhưng một quan chức lại có thể đàng hoàng đi ô-tô xịn, ăn bát phở đặc biệt vài trăm nghìn.

Khi người dân nhìn thấy sự chi tiêu nhiều quá so với sự tằn tiện, eo hẹp của họ mà lại không được biết căn nguyên của sự giàu sang đó, thì việc họ nổi giận là tất yếu.

tài sản, quan chức, công khai, minh bạch
Một trong những căn hộ mà ông Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí tại văn phòng cao cấp Pacific Place, số 83 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo . Ảnh: Một thế giới

Như vậy, người dân phản ứng không phải vì nhìn thấy sự giàu sang của các quan chức mà vì họ không được (quyền) biết căn nguyên sự giàu sang đó?

Đúng thế! Các nước khác, như ở Nga hay ở Mỹ, cứ đầu năm Tổng thống và các quan chức cấp cao của họ đều công khai toàn bộ tài sản của mình cho mọi người dân được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng: thu nhập một năm bao nhiêu, từ những nguồn nào, bất động sản đang có ở đâu? Thế mà ở nước ta, rất nhiều quan chức lại có quan niệm coi tài sản, nhà cửa, đất đai là chuyện cá nhân, pháp luật phải có trách nhiệm “bảo mật”. Vậy thì làm sao dân có thể tin?

Ngay khi thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua, Điều quy định về công khai thông tin đất đai cũng không quyết định được có công khai về chủ sử dụng của thửa đất hay không? Nhiều cán bộ giải thích là chỉ công khai về thửa đất, còn chủ là ai thì cần “bảo mật”.

Gần đây các nước đều công kích Thuỵ Sỹ về việc không công khai minh bạch hồ sơ khách hàng gửi tiền ở các ngân hàng. Bao nhiêu năm nay, đó vốn là thế mạnh của các ngân hàng Thuỵ Sỹ trong việc thu hút tiền gửi của những người giàu có trên thế giới, đặc biệt là những người có tài sản không minh bạch. Thế nhưng trước áp lực từ cộng đồng thế giới trong việc chống rửa tiền và tham nhũng, một số ngân hàng Thuỵ Sỹ đang dần phải thay đổi cung cách hoạt động truyền thống của mình.

Việc chúng ta e ngại, dè dặt trong những quy định về minh bạch, công khai đang mâu thuẫn ghê gớm với quyết tâm phòng, chống tham nhũng mà chúng ta vẫn thường xuyên nói tới.

Căn bệnh này chính là nguồn cơn của tình trạng mà chúng ta đang chứng kiến: nhân dân thì tò mò tìm hiểu quan chức giàu có thế nào, nhà đất ở những đâu? Còn nhiều quan chức thì cũng lúng túng, bối rối và tìm cách “hợp lý” khi phải công khai toàn bộ tài sản trước dân. Đó là ngữ cảnh của mối quan hệ không hay, là những dấu hiệu không tốt trong mối quan hệ giữa nhân dân với cán bộ.

tài sản, quan chức, công khai, minh bạch
GS Đặng Hùng Võ. Ảnh: Lan Hương

Nếu như bây giờ, chúng ta học được cách mà các nước trên thế giới đang làm, học được cách mà ông Tổng thống của nước Mỹ hay nước Nga  hay thậm chí láng giềng Singapo đã làm, có lẽ niềm tin của người dân sẽ trở lại.

Còn nếu chúng ta không làm được điều đó thì đừng trách nhân dân. Đừng bắt dân phải hiểu khi mà lãnh đạo không cho dân cơ hội để hiểu.

 Tôi tự tin về sự minh bạch

Xin hỏi ông câu này: nếu báo chí công khai toàn bộ tài sản bao gồm bất động sản, thu nhập và tiền gửi ngân hàng mà ông đang sở hữu, ông có lúng túng không?

Tôi đã tự công khai trên phương tiện thông tin đại chúng trước đây lâu rồi: nhà đất, thu nhập, tiền gửi, v.v. dù không ai bắt. Tôi tự tin vào sự minh bạch của mình.

Khi tôi còn làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Bộ Xây dựng đã phân cho tôi một mảnh đất khoảng hơn 100m2 ngay gần mặt đường Khuất Duy Tiến, với một mức tiền phải trả thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Tiêu chí là đợt cuối cùng phân đất cho các  cán bộ cấp cao của các bộ, ngành chưa có nhà, nhưng tôi thì đã có nhà rồi. Tôi không nhận. Sau đó, ngôi nhà được phân cho người khác và được bán ngay lập tức.

Thật ra, chuyện nhắm mắt lại trong trường hợp đó mà nhận đất được phân cũng không ai trách cứ hay giận dữ tôi, nhưng tôi không thể nhắm mắt như vậy được. Phải bước qua được những ham muốn vật chất là cách tôi giữ cho mình sảng khoái, tự tin.

Để bước qua những ham muốn đó, có dễ không thưa ông?

Đó là sự khổ luyện. Bản năng con người là bị dục vọng chi phối hành vi. Người dễ dàng loại bỏ được dục vọng chỉ có thể là những bậc chân tu. Khi tiền lương không đủ cho những chi dùng cá nhân, người ta rất dễ tặc lưỡi.

Có những thời điểm, trước những món lợi, tôi cũng đắn đo chứ, nhưng tôi chỉ tâm niệm một nguyên tắc sống: mình không cầm bất cứ đồng tiền nào không do mình làm ra. Đó là cách tôi luyện tập và giúp tôi đến giờ có thể sống thong dong, tự tin khi nói về tiền của mình.

Khi hình ảnh quan chức trong mắt dân được mặc định như vậy liệu ông có thấy chạnh lòng?

Tôi chạnh lòng chứ. Nhưng nghĩ sâu hơn, đó là quy luật tất yếu, là lẽ đời thường.

Nếu người dân có vơ đũa cả nắm thì cũng đừng giận họ. Khi mà chúng ta không cung cấp được cho dân cơ sở để phân biệt phải hay trái, trắng hay đen thì đừng bắt người dân phải tự phân biệt, và cũng đừng trách người dân khi họ kết tội mình thiếu căn cứ.

Tôi đã từng đọc những lời bình luận ở dưới nhiều bài báo về tôi, có nhiều người nói tốt, cũng có người nói xấu theo kiểu “vơ đũa” như vậy. Ví dụ như “Ôi xời, cũng là quan chức cả thôi, sao ngày xưa không nói, giờ về hưu rồi mới nói, đồ hèn”..v.v…

Sự thực, tôi nói như bây giờ kể từ khi đang là cán bộ cấp Tổng cục, cấp Bộ, bị gọi là đồ hèn thì hơi buồn, nhưng tôi cũng không giận họ.

(Còn nữa)

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168262/chi-co-viet-nam–bao-mat–tai-san-quan-chuc-.html

 

 

 

Những cây cầu London

Tác giả: Xuân Bình
KD: Mình có cơ may hai lần sang Anh công tác và đi chơi. Một quốc gia “đế quốc già cỗi nhất” của nhân loại đã khiến mình đặc biệt có nhiều cảm xúc. Hoành tráng, lộng lẫy, kiêu hãnh… và cũng có những vùng quy hoạch gây cho mình cảm giác tạp nham, hỗn độn ngay ở thủ đô London, xen lẫn giữa cổ kính và tân kỳ. Cả hai lần, mình đều quay trở lại cây cầu “quay” sông Thames này. Bài viết này khiến mình nhớ những chuyến đi đầy ấn tượng đó.  

Ảnh

 

Ảnh

Những chuyển tiếp thú vị của phố và cầu vẫn được lưu giữ

Ảnh

Nhìn từ London Moore

Ảnh

Trong Bảo tàng Cầu Tháp

Ảnh

 

Ảnh

Ảnh

Cầu Tháp London các phương án thiết kế

Không chỉ với cầu Long Biên, đối thoại, ứng xử, dù chỉ với một cây cầu, ở rất nhiều nơi, trên nhiều quốc gia và rất nhiều khi, người ta luôn luôn bị đặt trong những tình huống khó khăn và khó xử? Không phải khi nào cũng có sự đồng hành giữa phát triển và bảo tồn, giữa kinh tế và văn hóa, giữa việc đi lại và nhu cầu cảm thụ những giá trị tinh thần? Thật khó có một nhịp cầu hoàn hảo nào để kết nối giữa quá khứ, hiện tại và bắc nhịp tới tương lai?

Ngay khi chịu khó lật lại hồ sơ những cây cầu của Xứ sở sương mù, một quốc gia hùng mạnh bậc nhất, người ta cũng không dễ tìm kiếm những ý kiến hay câu trả lời sáng tỏ hay những sự chia sẻ thiết thực?

 Tôi viết bài báo này trong một tâm trạng rất buồn. Ngay cả Hoàng Đạo Kính (con trai ông Hoàng Đạo Thúy) Nguyễn Văn Huy (con trai ông Nguyễn Văn Huyên) TS GS Trần Đình Bá, KTS Trần Thanh Vân, nhà phản biện rất có tiếng… cũng đã có những phát biểu rất buồn, rất lạ trong việc bảo tồn Long Biên. Nhiều năm qua, những trí thức khá tiêu biểu này có thực sự yêu thương cây cầu? Chưa có ai tự hỏi: từ 45 hay 54, cây cầu này đã bao giờ thực sự thuộc sở hữu của người Việt?… Đây là một bài viết trong loạt bài khảo cứu về văn hóa cầu Việt tôi bắt đầu viết từ 2001.

London là một thủ đô giàu có, văn minh. Suốt hai nghìn năm qua, khi tham gia vào mọi biến cố, khi góp phần tạo nên những dòng chảy văn hóa, tự bản thân mỗi cây cầu đã không chỉ còn là một loại phương tiện giao thông. Cùng với Tháp London, Nhà thờSt Pauls, Nhà Quốc hội, Bảo tàng Tate Modern, Nhà hát Shakespeares… những Cầu Tháp, London, Thiên niên kỷ, Blackfriars, Vauxhall, Southwark, Hungerford… đã lặng lẽ góp phần tạo dựng nên sức năng động, hấp dẫn của một đại đô thị cũng như dấu ấn, biểu tượng của một trung tâm văn hóa lớn của nhân loại.

Vào thế kỷ 16, khi London chỉ có một cây cầu mang tên mình, Sir Walter Raleigh, một trong 100 nhân vật vỹ đại của Anh Quốc từng ngợi ca: Có hai điều hiếm hoi xuất hiện trong vũ trụ là Mặt trời ở trên thiên đường và sông Thames trên trái đất”. Ngày nay, bên con đường nối giữa cầu London và cầu đường sắt Canon Street, những dòng chữ này vẫn được ghi khắc trên một phiến đá hoa cương lớn. Tuy nhiên, khi là chứng nhân, chứng tích hay di sản của từng giai đoạn lịch sử, mỗi cây cầu bắc qua sông Thames cũng cho thấy hoặc phản chiếu thật rõ những thân phận rất khác biệt, khác ngược. Thực chứng 2000 năm qua và nhất là chừng một trăm năm gần đây cũng cho thấy một hình ảnh khác. Không phải cây cầu nào hiện tồn cũng đẹp, cũng hay, cũng tương xứng với lời ca bất hủ đó?

Trên sông Thames, đoạn chảy qua London có hơn 30 cây cầu cũ mới, lớn nhỏ. Từ Cầu Tháp đến cầu Chelsea chỉ hơn 6km, dòng sông Thames đã sở hữu 16 cây cầu. Khoảng cách gần nhất giữa hai cầu có nơi chỉ khoảng vài mét. Khoảng cách xa nhất hơn 1400 met. Có một cây cầu xây dựng từ những năm đầu công nguyên, một cây cầu xây thế kỷ 18, 19 cây cầu xây trong thế kỷ 19, 11 cây cầu xây thế kỷ 20 và 2 cây cầu xây năm 2002. Kiểu dáng, mô hình thiết kế cầu khá đa dạng. Có đủ loại cầu đá, thép, cầu thép- bê tông, cầu vòm, cầu cất, cầu treo dây võng, cầu treo tự neo… Phần lớn các cây cầu đều đã sửa chữa, thay hình, đổi dạng, chuyển công năng nhiều lần. Về hình thức, chỉ có một cây cầu còn giữ lại các điêu khắc cổ trên các mố, trụ. Cầu Tháp có sơn màu biểu tượng của Hoàng gia. Có những cây cầu được gắn kết với những quyền lực chính trị bởi sơn màu đỏ, xanh như màu ghế ở Thượng viện hay ở Quốc Hội…

Có thể người London lưu trữ không thiếu một chi tiết nhỏ nào trong lịch sử những cây cầu. Teddington, cây cầu nhỏ bé nhất. Vị trí của cây cầu cho phép xác định điểm cao nhất của thủy triều nên trong quá khứ, tên gọi Tedington có thể là biến âm từ “Tide end Town”. Ở gầm cầu Waterloo, người ta tận dụng những mảng tường trống, ghép những mảnh gốm nhỏ để tạo nên những bức tranh sinh động về công nghệ xây vòm đá, những loại cần cẩu gỗ hay tranh vẽ của danh họa Monet trong một lần chiêm ngưỡng cây cầu Waterloo, sông Thames và London. Trên đỉnh Cầu Tháp, nơi từng trú ngụ của bọn tội phạm và gái điếm nay đã trở thành một bảo tàng của chính cây cầu. Nơi đây, chỉ với 8 bảng Anh, xoay quanh cây cầu, người ta có thể lần ngược trở lại những dấu mốc trọng đại nhất trong lịch sử của đất nước này.

Ảnh

 

Ảnh

 

Ảnh

 

Cầu Warterloo và công nghệ xây cầu TK 19

 

Ảnh

Cầu London… hôm nay

Ảnh

Cầu London 1868

Ảnh

Cầu London 1863

Vẫn biết rằng người Anh không duy mỹ đến độ cầu kỳ, phô trương như người Pháp hoặc người Ý nhưng thật khó tin rằng sự duy lý, thực dụng của người London lại có thể biến đổi cầu London, Waterloo, Cannon Street, Putney, Wandsworth, Chiswick trở nên thô, xấu nhường vậy.

Ngày nay, khi ngắm nhìn Waterloo từ nhiều phía, những ấn tượng lãng mạn nhất cũng sẽ khó giúp cho người ta liên tưởng đến trận đánh mà Công tước Wellington, những người lính Anh, Hà Lan và Phổ từng làm tan vỡ mộng thống trị châu Âu của Napoleon. Nếu ai đó từng sống những năm giữa thế kỷ 19, thật khó có thể hình dung những vòm đá tuyệt vời của Waterloo lại bị thế chỗ bởi những trụ cột hay hộp bê tông dự ứng lực khá lạnh lùng, vô cảm.

Cây cầu London đã có 2000 năm sinh tồn, năm lần tái sinh trên dòng sông Thames. Năm 1978, sau một lần đấu giá hy hữu, món ” đồ cổ lớn nhất thế giới ‘ thế kỷ 19 này đã được bán cho Robert P McCulloch một doanh nhân người Mỹ. Việc cây cầu đá biến mất khỏi quê hương của nó đã là một chuyện quá kỳ cục. Rất nhiều người London ngày ấy cho rằng chính quyền thành phố và ý kiến của Ivan Luckin-người khởi xướng chuyện bán đấu giá cây cầu thực sự là điên rồ.

Cây cầu London để lại thành phố sinh ra nó gần hai triệu rưỡi Mỹ kim và việc giải tỏa các ùn tắc giao thông ở hai bên bờ sông. Nhưng khó hiểu hơn, buồn hơn và mất mát hơn là việc người London đã thay thế một cây cầu đá cong thế kỷ 19, hoán chuyển một kiến trúc đẹp, phá vỡ một cấu trúc trung cổ từng tồn tại 600 năm bởi một dầm hộp bê tông dự ứng lực. Trong năm lần thay hình đổi dạng, có lẽ chưa khi nào cầu London lại có dạng hình thê thảm như hiện nay. Bây giờ, khi đêm về, người ta chiếu ánh sáng đỏ rất mạnh lên dầm cầu. Với người đi qua, cầu London như gỡ gạc, vớt vát lại chút hào quang đã mất. Với nhiều người nặng lòng với một London có một bề dày văn hóa thì đó có thể là một vết chém?

Sau khi lưu lạc một cách tức tưởi, cầu London làm ma nơ canh du lịch ở tận thành phố Lake Havasu trên samạc Arizona, Mỹ. Ngay năm đầu tiên định cư ở sa mạc miền Tây, cây cầu đã kéo tới Lake Havasu gần 3000 chuyến bay cùng hàng trăm ngàn du khách và tự nó biến thành điểm du lịch hấp dẫn thứ hai của tiểu bang Arizona.

Cầu London để lại những khoảng trống trên sông Thames. Nó chỉ kịp hiến tặng cho trẻ con London những đồng dao buồn. Chúng hát: “Cây cầu London cầu đang đổ, hãy xây nó bằng cọc và đá. Cọc và đá rồi cũng rơi. Chiếc cầu London đang đổ. Hãy xây lại nó bằng gỗ và đất sét. Gỗ và đất sét rồi cũng tan và mục ruỗng. Chiếc cầu London đang đổ. Hãy xây lại nó bằng sắt và thép. Sắt và thép rồi cũng cong và sụm. Chiếc cầu London đang đổ…”

————-

http://xuanbinhfreelance.wordpress.com/

 

 

 

 

Nhân duyên là thứ gì vậy

Tác giả: Trang Nguyễn

Tôi từng được nghe một câu chuyện về duyên và nợ, tôi không có khả năng kể lại những câu chuyện cho lắm, chỉ nhớ là có một chàng trai yêu một cô gái say đắm, sẵn sàng làm bất cứ mọi việc vì cô ấy, nhưng cô ấy lại đi cưới một anh chàng khác. Rồi chàng trai gặp được vị nào đó và hỏi, vị ấy mới bảo là ở kiếp trước khi cô gái gặp một tai nạn và chết trên đường, không có một người dân xung quanh tới xem cô ấy thế nào, chỉ có chàng trai tới và đắp cho cô gái tấm chiếu rồi bỏ đi, còn có một người đến sau và đem cô ấy đi chôn, người sau ấy chính là chồng cô ấy hiện tại. Vì thế, chàng trai chỉ có duyên với cô ấy, còn người mà cô ấy nợ là chồng của cô ấy.

Nhân Duyên Là Thứ Gì Vậy?

Đó cũng có thể là lý giải hay cho những câu chuyện tình dang dở. Cuộc đời chúng ta giống như những đường trong toán học, có những đường cong vòng vèo như hypabol, parabol, đường sin, cos hoặc là những con đường thẳng. Có những cuộc gặp gỡ giống như hai con đường thẳng cắt nhau tại một điểm rồi chẳng bao giờ gặp lại. Có người bước vào cuộc sống của bạn, rồi sau đó đột ngột bước ra, họ giống như một cơn gió mát thoảng qua, mang lại cho bạn những điều tươi mới, nhưng gió là gió, chẳng thể ở lại lâu được.

Đến rồi đi, ngỡ ngàng và bất ngờ khiến bạn chưa kịp định hình. Chính một điểm ấy để lại trong lòng mỗi người những ký ức đẹp. Cái khoảnh khắc giao nhau ấy, những cảm xúc là lạ, trái tim bổng nhiên thổn thức, là yêu hay thích, cũng chẳng phân biệt được. Rộn ràng và bay bổng. À thì con tim đã biết rung rinh.

Nhưng vì hai đường thẳng chỉ cắt nhau ở một điểm. Giống như cái duyên chỉ cho phép gặp nhau chứ không đủ nợ để cùng nhau sánh bước và mỗi người lặng lẽ bước đi về hai phía ngược chiều. Có những khi ta cứ vùi hoài vào những kỷ niệm ngắn ngủi ấy chẳng chịu thoát ra. Rồi cứ thắc mắc, mong chờ một sự giao nhau lặp lại một lần nữa. Nhưng tiếc rằng điều đó chẳng thể nào xảy ra. Cảm giác hụt hẫng, những câu hỏi nghi vấn xuất hiện, chẳng có một lời giải thích xác đáng cho những cái duyên ngắn ngủn. Ta chỉ có thể trả lời rằng vì nợ chẳng có mà thôi. Cho dù ta cố gắng níu giữ nhưng vẫn không giữ được. Và định mệnh giữa ta và họ chỉ dừng lại ở đó.

Ta đứng giữa cái lưng chừng cảm xúc, con tim cảm giác nhói đau. Và cuối cùng thì thời gian sẽ là phương thuốc cứu chữa mọi vết thương. Dù dài hay ngắn, rồi cũng sẽ đến một ngày, ta đứng đó và nhìn lại tất cả, chợt mỉm cười và cầu chúc cho đối phương hạnh phúc.

Liệu có phải mọi sự việc trên đời này đều đã có sự sắp đặt của số phận, người đến với người cũng phải có duyên nợ? Chẳng lẽ cuộc sống chạy theo những sắp đặt đã định sẵn? Có rất nhiều học thuyết cũng như tôn giáo nói về số mệnh, trong tôn giáo Hy Lạp Cổ Đại cũng nói rằng vấn đề số mệnh cũng đóng vai trò quan trọng, và được biểu trưng bằng ba nữ thần ngồi dưới gốc cây ở trung tâm trái đất và quyết định số phận mỗi người. Trong Phật Giáo cũng có những câu chuyện về duyên nợ. Nhưng tôi thích một câu nói của Paulo Colhe: “Tương lai tuy đã được định sẵn nhưng vẫn có thể thay đổi được.” Tôi vẫn luôn tin rằng cuộc sống này do chính bản thân chúng ta làm chủ, định mệnh hiện ra đó nhưng nó xoay chuyển như thế nào là do bạn tạo nên.

Trong tình yêu cũng thế, có nhân duyên hay không và làm sao để phát hiện được đâu mới là nhân duyên thực sự của mình. Có phải nếu là định mệnh của nhau thì dù có khó khăn cách trở đến mấy thì cuối cùng cũng tìm được về với nhau. Dựa vào trực giác hay linh cảm? Dựa vào biểu hiện của đối phương hay cảm nhận của chính bản thân mình? Chẳng lẽ với những cảm xúc ban đầu không ấn tượng, bạn lại bỏ qua một cơ hội tìm hiểu. Trong lúc trái tim bạn đang cô đơn, tại sao không thể dành cho đối phương một cơ hội để quan tâm, cũng là dành cho ta một cơ hội để được yêu thương. Biết đâu chính cơ hội ấy ta lại tạo ra nhân duyên của chính mình. Tương lai của chúng ta sẽ do chính chúng ta tạo ra.

———

Nguồn: Triết học đường phố

 

 

 

 

 

Hậu duệ vua Thành Thái: Thái Tử bơm xe, Hoàng Thân chạy xe ôm

Tác giả: Kiến Giang

“Có lần ông khách xe ôm nói cháu vua sao khổ dữ vậy?. Mình chỉ cười cho qua chuyện thôi”- ông Nguyễn Phước Bảo Tài, người gọi vua Thành Thái bằng ông nội tâm sự. Ông cũng chia sẻ, bây giờ chỉ mong chạy được nhiều cuốc xe ôm, có thêm tiền mua sửa, chạy chữa cho con.

 

Năm 1949, Vĩnh Giu, một trong 19 hoàng tử của vua Thành Thái bị chính quyền bảo hộ đưa xuống Cần Thơ để tham gia đội cầu đường thuộc Ty Giao thông Công chánh. Năm 1951, ông kết hôn với bà Lý Ngọc Hóa, người quê gốc Cần Thơ và sinh được 7 người con.Để có tiền nuôi con, ngoài giờ làm việc, hằng đêm ông Vĩnh Giu còn đi làm nhạc công cho các quán bar trong thành phố.
Chính quyền bảo hộ vẫn luôn tìm cách gây khó khăn nên các con ông không ai được học hành đến nơi đến chốn. Năm 1975, ông Vĩnh Giu thôi làm làm ở Ty Giao thông Công chánh, đưa gia đình về sống nương nhờ nhà mẹ vợ trong một con hẻm trên đường Phan Đình Phùng. 
Tại đây, ông Vĩnh Giu làm nghề sửa xe đạp để mưu sinh. Một nhánh hoàng tộc cay cực từ thuở đó. Ông Vĩnh Giu chết trong nghèo khổ. 
Những người con ông chật vật với cuộc sống mưu sinh. Một trong số đó là Nguyễn Phước Bảo Tài, người gọi vua Thành Thái bằng ông nội.

Hoàng tộc chạy xe ôm

Gặp lại khi đưa đứa con duy nhất, cháu gái Nguyễn Phước Thanh Tuyền đi Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM để trị bệnh bại não bẩm sinh, ông Bảo Tài nhìn càng thêm tiều tụy. Cuộc sống khổ cực lam lũ khiến ông già cỗi, hắt hiu. 
Ông cho biết: Thanh Tuyền thiếu khả năng tự tư duy và đi lại, thỉnh thoảng bé lại bị co giật, té ngửa. Lúc chào đời, bé chỉ cân nặng 0,9 kg. Bác sĩ khuyên phải chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt mới hy vọng bé phát triển bình thường nhưng vợ chồng ông làm đầu tắt mặt tối mà chỉ đủ mua cho con được 4 hộp sữa giấy loại rẻ tiền.
Có lần nghe người mách về một loại sữa bột bổ não gì đó, Bảo Tài cũng muốn cho con dùng thử nhưng khi đến tiệm, ông đành tiu nghỉu ra về vì không đủ tiền mua. 
“Bác sĩ nói cháu nó bị bại não. Hồi mang bầu, mẹ nó bị sốt cao chắc làm ảnh hưởng. Chi phí khoảng 15 triệu đồng. Bác sĩ khuyên nên cho cháu nhập viện nhưng vợ chồng tui chưa có tiền. Đành mang cháu về quê đã”- ông buồn rầu.
Ông Bảo Tài và vợ chạy xe ôm và phụ bán cơm bụi ở chợ

Ông Bảo Tài cho biết thêm, hiện vợ chồng ông đang sống ở Cái Răng, Cần Thơ. Hàng ngày ông chạy xe ôm, bà phụ bán cơm bụi. Hai vợ chồng chung lưng đấu cật cũng chỉ kiếm được chừng hơn trăm nghìn, vừa đủ sống tằn tiện. Đứa con bệnh tật từ lúc chào đời khiến cảnh nghèo càng thêm lay lắt.

Hoàng thân Bảo Tài sinh năm 1964, đến năm 2004 mới lấy vợ và sinh được bé gái Nguyễn Phước Thanh Tuyền. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Bích Thủy, cũng con nhà nghèo miền sông nước. Ông cùng vợ sống trong ngôi nhà có đến 3 đời họ Nguyễn Phước cùng chung sống trong một con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. 
Chật chội khổ cực trăm bề, gia đình nhỏ dắt díu nhau về quê vợ ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền cách đó tầm hai chục cây số mượn đất cất nhà ở tạm.

Những ngày đầu, vốn liếng không có, cục đất chọi chim cũng không. Năm 2005, những người đi cùng đoàn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Hoàng tử Vĩnh Giu, thấy ông nghèo khổ nên tặng cho một chiếc xe máy cũ. Ông dùng làm phương tiện mưu sinh từ đó đến nay. Vợ ông lúc đầu phải bán vé số ở chợ. Được bao nhiêu tiền dành cả cho việc thuốc thang chạy chữa cho đứa con tật nguyền.

Tháng 2.2014, dì vợ của Bảo Tài thương tình cho vợ chồng ông miếng đát 32 m2. Một doanh nghiệp ở Cần Thơ đầu tư 42 triệu đồng cất căn nhà cấp bốn tặng hai vợ chồng. 
Gia đình nhỏ thoát cảnh chòi lá nhưng niềm vui chưa lâu thì bệnh tình cháu bé trở nặng. Vợ chồng ông quần quật cả ngày nhưng vẫn không thể nào thoát khỏi cảnh đời éo le…

Nỗi niềm hoàng thân

Hồi còn ở nhà Căn nhà tranh vách lá rộng chừng 20 m2, nằm khuất trong một xóm nghèo heo hút, gia sản ông Bảo Tài không có gì đáng giá, ngoài một số kỷ vật của gia chủ. Trong đó, có cả cặp nạng gỗ mà ông đã từng sử dụng khi ông bị tai nạn nghề nghiệp gãy chân. 
Kệ thờ được chắp vá từ nhiều mảnh gỗ vụn đặt trang trọng hai bức ảnh vua Thành Thái lúc còn trên ngôi và khi bị đày ở đảo Réunion bên cạnh ảnh hoàng phi Chí Lạc, phía dưới là ảnh ông Nguyễn Phước Vĩnh Giu – một trong 9 người con của vua Thành Thái và hoàng phi Chí Lạc. 
Đến khi chuyển sang căn nhà cấp bốn, tài sản vật dụng cũng không mấy thay đổi. Tôi thấy ông vui khi bàn thờ gia tộc được sáng sủa, sạch sẽ hơn.
Ông kể: “Hồi trước đại gia đình có đến gần 20 người nhưng chỉ anh hai Bảo Bồi là có việc làm ổn định, những người con trai còn lại đều chạy xe ôm hoặc làm thuê. Không có tiền mua xe, nhiều người phải thuê để chạy. Năm 2007, cha tôi mất, 2 năm sau thì anh Bảo Bồi cũng theo ông”. 
Đến nay, những người trong gia đình Nguyễn Phước ở Cần Thơ đã dần vượt qua được khó khăn nhờ con cháu họ lớn lên có việc làm ổn định. Riêng ông Bảo Tài, nghèo đói cực khổ bám nhẵng lấy ông như một lời nguyền.
Cháu bé Nguyễn Phước Thanh Tuyền bị bại não bẩm sinh chưa có tiền chữa trị
Cực khổ như thế, ông chưa bao giờ kêu ca với ai về cảnh đời. Ông Bảo Tài chưa bao giờ

“Trong thâm tâm, tôi luôn tự hào về các bậc tiền nhân của mình và tự nhủ với lòng phải sống sao cho xứng đáng với họ. Cha cũng như ông nội tôi và bác là vua Duy Tân đều là những người bất khuất trước kẻ thù xâm lược và không màng danh lợi”- ông Bảo Tài nói.  “Chính niềm tự hào ấy là sức mạnh giúp tôi nổ lực trong cuộc sống dù có nghèo khổ và bất hạnh đến đâu chăng nữa”.

nhắc chuyện thân thế hoàng tộc của mình. Những nơi vợ chồng ông đến, người ta chỉ thấy một đôi vợ chồng lam lũ nhưng hiền lành cam chịu. 

“Có lần ông khách xe ôm đọc báo thấy mình nói ông mà có dính dáng tới vua chúa à? Cháu vua sao khổ dữ vậy? Mình chỉ cười qua chuyện thôi”- ông nói- “Quan trọng mình là ai chứ không phải xuất thân như thế nào. Bây giờ chỉ mong chạy được nhiều cuốc xe ôm, có thêm tiền chạy chữa cho con thôi chú à”.
Bà Nguyễn Bích Thủy, vợ ông Bảo Tài kể: Bận đi làm nên hai vợ chồng phải gửi cháu cả ngày cho người dì giữ hộ. Cháu vẫn nhận thức được nhưng chậm, đôi khi muốn nói vài từ đơn giản cũng phải suy nghĩ hồi lâu mới cất tiếng được. Do không thể chơi đùa nên cháu chỉ thích ngồi xem tivi. 
Có lần cháu phát bệnh mà trong nhà không có tiền, nhìn đi nhìn lại chỉ còn chiếc tivi, ông đành mang đi cầm lấy 200.000 đồng để mua thuốc. Chủ tiệm cầm đồ thấy ông khổ quá mới đồng ý cầm chứ chiếc tivi ấy có bán cũng chẳng được giá như vậy…

“Tui lấy chồng vì thương ổng chứ cũng đâu nghĩ tới chuyện con cháu vua chúa gì. Vợ chồng tui cực khổ cả đời rồi, giờ chỉ mong sao trời thương cho con chúng tôi mạnh khỏe. Vợ chồng tui bây giờ chỉ có nó là tài sản lớn nhất thôi”- bà nghẹn ngào

———–

http://motthegioi.vn/ireport/hau-due-vua-thanh-thai-thai-tu-bom-xe-hoang-than-chay-xe-om-58393.html

 
Chú thích ảnh: Ông Nguyễn Phước Bảo Tài bên bàn thờ vua Thành Thái và cha, hoàng tử Vĩnh Giu

 

 

Công bố chỉ số PAPI 2013: Nhức nhối nạn hối lộ trong lĩnh vực công

Tác giả: Thu Hằng

KD: Vì bản chất là cơ chế xin- cho. Bao giờ mà nền kinh tế thực sự kinh tế thị trường đúng nghĩa, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, thì mới hy vọng giảm được nạn hối lộ

Người dân cho rằng nạn lót tay, chạy chọt để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền vẫn diễn ra phổ biến.
Đó là vấn đề đáng lưu ý được đưa ra tại buổi công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2013, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng – CECODES (thuộc Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức sáng 2-4.

Nhìn tổng quát, chỉ số PAPI năm 2013 cho thấy mức độ hài lòng của người dân đối với hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh có gia tăng. Vấn đề kiểm soát tham nhũng, quyết tâm chống tham nhũng cũng như vấn đề công khai, minh bạch có cải thiện. Tuy nhiên, tham nhũng và hối lộ trong khu vực công cũng như tình trạng lót tay để vào làm việc trong các cơ quan nhà nước vẫn còn là vấn đề thường trực ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên cả nước.

Đi học, khám bệnh, làm giấy tờ… đều có “lót”

Ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết cảm nhận của người dân về tham nhũng và hối lộ trong khu vực công không giảm. Cụ thể khi được hỏi về hiện tượng tham nhũng và hối lộ trong khu vực công, nhiều người dân đều đồng ý với nhận định rằng phải đưa hối lộ khi xin cấp phép xây dựng, xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đi học, khám, chữa bệnh, xin việc làm… và con số cảm nhận về tham nhũng và hối lộ ở các lĩnh vực này đều tăng so với năm trước. Chỉ duy nhất lĩnh vực y tế, tỉ lệ người dân cho rằng phải đưa hối lộ khi khám, chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến quận/huyện có giảm 2% so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao 40%.


 

Trên các số liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu cho rằng tham nhũng tiếp tục là một trong những vấn đề kinh tế-xã hội mà người dân cho rằng đáng lo ngại nhất trong năm 2013. “Bình quân một trong bốn người được hỏi cho rằng tham nhũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy điểm số về kiểm soát tham nhũng vẫn còn thấp và cần phải cải thiện hơn nữa để người dân hài lòng hơn” – ông Jairo nói.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về vấn đề này, GS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc CECODES, nói:“Sở dĩ tham nhũng, hối lộ trong khu vực công vẫn phổ biến và chưa được cải thiện là vì những vấn đề căn bản liên quan đến tham nhũng hiện nay chưa được giải quyết”. Những vấn đề căn bản, theo ông Dinh, là trách nhiệm giải trình của chính quyền đối với người dân chưa cao, sự tham gia người dân vào các hoạt động của chính quyền địa phương còn hạn chế, trong khi đó hoạt động của ban thanh tra nhân dân còn yếu… “Tất cả những điều đó cho thấy vấn đề giám sát và kiểm soát tham nhũng hiện nay còn yếu, vai trò của người dân trong phòng, chống tham nhũng chưa được phát huy. Tham nhũng vặt hiện nay chưa có dấu hiệu ngừng và đang ở mức độ phổ cập hóa và bị bão hòa chưa có sự cải thiện. Điều này cũng cho thấy nỗ lực phòng, chống tham nhũng của chính quyền địa phương chưa mang lại ý nghĩa lớn” – ông Dinh nhìn nhận.

Muốn vào cơ quan nhà nước phải có “ô dù”

Báo cáo PAPI 2013 cho hay lĩnh vực nhiều người dân cho rằng phải hối lộ nhiều nhất là xin việc vào cơ quan nhà nước với tỉ lệ 44%, ngang với năm 2012 (trong khi đó năm 2011 chỉ là 28%). Theo ông Jairo, ngoài việc nhìn nhận thực trạng phải hối lộ để được vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, tỉ lệ người dân cho rằng quan hệ quen biết với người có chức, có quyền trong khu vực nhà nước là quan trọng và rất quan trọng khi xin việc làm tại đây. Cụ thể, qua khảo sát có đến từ 51% đến 60% người dân đều nhìn nhận quan hệ quen biết có tầm quan trọng để xin vào làm nhân viên văn phòng UBND cấp xã, công chức địa chính, giáo viên tiểu học, công chức tư pháp, công an cấp xã. Tỉ lệ này cao hơn năm trước khá nhiều. Trong đó, số người dân cho rằng dựa vào quan hệ quen biết để vào được chức danh địa chính chiếm tỉ lệ cao nhất 60%.

Theo TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc CECODES, lót tay để có được việc làm trong khu vực nhà nước vẫn còn phổ biến ở tất cả tỉnh, thành. Người dân vẫn cho rằng “chủ nghĩa vị thân” vẫn còn rất phổ biến. “Trong đó, các tỉnh miền núi như Lai Châu, Kon Tum và Đắk Nông người dân cho rằng việc thân quen được xem là rất quan trọng khi xin việc làm vào các cơ quan nhà nước. Chỉ có tỉnh Bình Dương, Tiền Giang và Long An được người dân đánh giá ít có hiện tượng dựa vào người thân quen để xin vào làm việc trong các cơ quan nhà nước” – ông Giang nói.

“Phát hiện từ PAPI về tầm quan trọng của việc thân quen với người có chức, có quyền để có được việc làm trong khu vực nhà nước đang là một thách thức lớn. Đã đến lúc khu vực nhà nước cần đẩy mạnh áp dụng tuyển dụng công khai, minh bạch, dựa trên thực lực của ứng viên vào các vị trí công vụ để cải thiện chất lượng dịch vụ công, nâng cao mức độ hài lòng của người dân” – TS Giang lưu ý.

 

Các tỉnh phía Nam kiểm soát tham nhũng tốt hơn

Các loại hình tham nhũng vặt phổ biến trên toàn quốc. Trong đó các tỉnh phía Nam được đánh giá kiểm soát tham nhũng tốt hơn. Riêng năm thành phố trực thuộc trung ương thì Cần Thơ dẫn đầu, kế đến Đà Nẵng và TP.HCM, riêng Hà Nội và Hải Phòng lại nằm trong tốp kiểm soát tham nhũng thấp.

TS ĐẶNG HOÀNG GIANG, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng

Cảm nhận của người dân về tham nhũng và hối lộ trong khu vực công không giảm. Cụ thể, hối lộ trong việc làm thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 30% (tăng 1% so với năm trước đó). 27% người dân nhìn nhận phải đưa hối lộ để học sinh tiểu học được quan tâm hơn (tăng 2% so với năm trước). Còn hối lộ trong làm thủ tục xin cấp phép xây dựng cũng tăng từ 22% của năm 2012 lên 24% năm 2013.

Sức chịu đựng vòi vĩnh của người dân tăng

—————–

 

Tính minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam

Tác giả: Vũ Hoàng (phóng viên RFA)

Mới đây khi trả lời truyền thông trong nước, đại sứ Anh Anthony Stokes nhấn mạnh minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là một thách thức với Việt Nam, vì sao các chuyên gia hay các nhà tài trợ nước ngoài vẫn rất đề cao những thuộc tính này khi đánh giá kinh tế Việt Nam?

Chuyện phải làm, nhưng …

Khi trả lời câu hỏi liệu có thấy tiến bộ nào trong lĩnh vực minh bạch và trách nhiệm giải trình tại Việt Nam, ông Anthony Stokes thừa nhận sẽ thật khó để có một hệ thống trong sạch nếu không có một cơ chế độc lập tại Việt Nam, ông cho rằng là con người, những chính trị gia hay các quan chức khó giữ được mình khi họ nắm quyền lực lớn trong tay.

Lời nhận xét của đại sứ Anh cũng khá tương đồng với chia sẻ của bà Helen Clark, tổng giám đốc UNDP (chương trình phát triển LHQ) tại Việt Nam hôm 23/3 khi góp ý cho hội thảo mang tên “Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm”, tại đây, bà Helen Clark nhấn mạnh đến việc bảo đảm cho sự tham gia của người dân vào tiến trình trên: “đấu tranh chống tham nhũng và bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển là hai trong số những tập quán quốc tế tốt được ghi nhận trong nỗ lực thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững.”

Theo một số học giả quốc tế, công thức để tính toán tham nhũng được đo bằng: tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – trách nhiệm giải trình, nghĩa rằng, trong một xã hội độc quyền càng lớn, bưng bít thông tin càng nhiều và trách nhiệm giải trình càng ít, thì xã hội đó càng diễn ra tham nhũng nhiều.

Với cách hiểu trên, rõ ràng “trách nhiệm giải trình” và “tính minh bạch” là 2 yếu tố cơ bản để giảm trừ tham nhũng, đặc biệt khi nó đi cùng với “cơ chế độc lập” như lời ông Anthony Stokes phân tích.

Nhận xét về tính minh bạch tại Việt Nam, ông Nguyễn Trần Bạt, giám đốc công ty tư vấn đầu tư InvestConsult từng nhận xét với chúng tôi như sau:

Minh bạch là một khái niệm khá tương đối trong điều kiện xã hội, chính trị khác nhau. Độ minh bạch và khả năng minh bạch của xã hội đối với nên kinh tế là khá khác nhau, vì thế chúng ta cực đoan hóa, chúng ta cố gắng đấu tranh hoặc đòi hỏi một sự minh bạch lý thuyết trong điều kiện xã hội hiện nay là rất khó.

Về vấn đề minh bạch tôi nghĩ rằng chính phủ cần có một chương trình phấn đấu, có lộ trình minh bạch cái đã. Tức là xây dựng một lộ trình minh bạch, phấn đấu tạo ra một xã hội có nền kinh tế minh bạch là việc phải làm ngay. Nhưng phấn đấu đến những ngưỡng khác nhau, mức độ khác nhau của sự minh bạch cụ thể thì hoàn toàn có thể làm một cách từ tốn không bắt buộc và không nên làm mọi giá để cho minh bạch.

… rút dây động rừng

Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế, trong năm 2013, Việt Nam đứng thứ 116 trên 177 trong bảng xếp hạng, được 31 trên tổng số 100 điểm và trên website của tổ chức này có phần nhận xét tổng quan về tình hình tham nhũng tại Việt Nam như sau: “Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong những năm qua, nhưng tham nhũng vẫn được coi là phổ biến và Việt Nam vẫn đứng sau nhiều quốc gia châu Á khác đứng trên góc độ kiểm soát tham nhũng và các chỉ số quản trị. Tham nhũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên và các ngành công nghiệp khai khoáng.”

Cũng bởi tính minh bạch và trách nhiệm giải trình quan trọng, mà mới đây, chính bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng so sánh sự sinh tử của quốc gia nếu thiếu tính minh bạch tại hội nghị của UBTW Mặt trận Tổ quốc, ông nói: “đất nước này cần minh bạch và không được tham nhũng vì đấy là những thứ làm đất nước này chết nhanh chóng nhất, để làm được việc ấy sẽ đụng chạm rất nhiều người, mất rất nhiều quyền hạn. Nhưng dù vậy cũng phải làm, tôi không có gì để mất và không sợ mất gì, chỉ sợ mất đất nước này thôi.”

Có thể nhận thấy một số vụ việc nổi cộm mà truyền thông trong nước thời gian gần đây liên tục đưa tin từ việc các quan lớn xây nhà như lâu đài, bớt xén bòn rút khiến các công trình hư hỏng xuống cấp gây tai nạn tử vong, cho đến những quyết định đầu tư công sai lầm làm thất thoát nhiều tỉ vốn ngân sách… đều liên quan đến tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tham nhũng vốn tồn tại dai dẳng ở Việt Nam. Trong một bài viết gần đây đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế trung ương phân tích: tại Việt Nam nạn tham nhũng, tiêu cực lớn nhỏ đều khắp, lãng phí chia chác rất phổ biến, bộ máy hành chính cồng kềnh, tốn kém mà không hiệu quả, việc bổ nhiệm nhân sự hoàn toàn không minh bạch, không qua giám sát.

Liên quan đến trách nhiệm giải trình, T.S Lê Đăng Doanh cho chúng tôi biết quan điểm của ông về vấn đề này như sau:

Người ta hỏi rằng trong tất cả các vụ việc này thì đảng ủy ở đâu? Ban kiểm tra ở đâu? Ban giám sát ở đâu? Thí dụ như trong thời gian bổ nhiệm anh thì anh có nâng cao lợi nhuận bao nhiêu, giảm chi phí bao nhiêu, hiện đại hóa công nghệ bao nhiêu… Tất cả cái đó phải có cam kết và bổ nhiệm người vào vị trí đó là để nhằm thực hiện cam kết đó chứ không phải bổ nhiệm rồi ông ta muốn làm gì thì làm. Người ta cần phải đặt câu hỏi là trách nhiệm giải trình của những người chủ sở hữu này như thế nào và trách nhiệm giám sát của các cơ quan có liên quan như uỷ ban kiểm tra, hoặc vai trò của hội đồng quản trị.

Vậy để cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, giới chức Việt Nam cần phải làm gì? ông Trần Bạt cho biết:

Chính phủ cần phải phấn đấu để có một xã hội kinh tế minh bạch và giúp cho người làm ăn người ta có thể tin được, đánh giá được và có thể chuẩn hóa, hiện thực hóa các lộ trình kinh doanh đầu tư của người ta. Lúc ấy thì tâm lý tin tưởng mới có thể trở lại và khi tin tưởng trở lại thì mới có được đầu tư tích cực

Trong khi đó, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế từ Hà Nội thì khẳng định việc rà soát và chỉnh sửa hệ thống chính sách là việc nên làm:

Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm công khai minh bạch theo cách là thiết chế lại xem lại rà soát lại tất cả luật pháp, hệ thống chính sách. Những chỗ nào không hợp lý, chỗ nào chưa đảm bảo được độ minh bạch thì phải sửa lại cho nó minh bạch hơn. Thành ra có những điều cần phải minh bạch ngay từ đầu, từ trong Hiến pháp trở đi. Trên cơ sở đó thì các Luật cũng phải qui định theo cách đó. Chúng tôi mong muốn không phải chỉ minh bạch mà còn phải nhấn mạnh trách nhiệm giải trình nữa, bởi vì ở Việt Nam với cơ chế lãnh đạo tập thể thì trong vô vàn trường hợp, rốt cục không biết ai là người chịu trách nhiệm trước việc này việc khác xảy ra cho xã hội.

Có thể nhận thấy, thông tin minh bạch, trách nhiệm giải trình không còn là điều quá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng để Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm với tương lai xán lạn thông qua những chính sách khôn ngoan như Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh mới đề cập thì 2 vấn đề đó vẫn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong đường lối chủ trương vĩ mô của Việt Nam dù là ngắn hạn hay dài hạn

———

Nguồn: Viet-Studies