Tác giả:
KD: Cảm ơn bạn bè iu quý 😛
Tác giả: Theo Google.Tienlang
KD: Mình nhận được bài viết này do bạn bè iu quý gửi. Lần theo “dấu vết” mới biết nguồn Blog Google.Tienlang 😀
Một đề tài hấp dẫn và cũng cực kỳ phức tạp. Bởi ngoại cảm còn là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi. Người tin tưởng, kẻ hoài nghi. Ai cũng thấy mình có lý. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên xin đăng tải lên, để bạn đọc đoc và tùy nhận thức của mỗi người.
Blog cũng sẵn sàng đăng tải bài viết tranh luận, phản biện bài viết này, trên tinh thần trao đổi văn hóa, xây dựng. Xin cảm ơn!
—–
Ông Trần Đình Huân – Thượng sĩ, CCB Trung đoàn đặc công 117 và 198 Anh hùng – BTL Đặc công. Đồng thời, là Trưởng ban liên lạc toàn quốc thân nhân liệt sỹ Mặt trận 31 sử dụng địa chỉ facebook Huan Tran Dinh có lời thách đấu với hai vị Thiếu tướng Quân đội Nguyễn Chu Phác và Thiếu tướng Công an Ngô Tiến Quý về sử dụng ngoại cảm trong xác định danh tính Liệt sỹ. Củ Hành xin trân trọng giới thiệu lời thách đấu của ông tại facebook của ông:
THÁCH ĐẤU HAI THIẾU TƯỚNG MƯỢN DANH KHOA HỌC
1. Thiếu tướng Quân đôi, “tiến sĩ” Chu Phác
2. Thiếu tướng Công an Ngô Tiến Quý
Đã hơn 20 năm, nhân dân và thân nhân liệt sỹ đã bị lôi kéo vào vòng xoáy của u mê, của những giai thoại kinh thiên động địa của cái gọi là Ngoại cảm và Áp vong tìm mộ liệt sỹ, của cái gọi là nghiên cứu khoa học tâm linh, nghiên cứu tiềm năng con người. Hơn 20 năm, bằng cách lợi dụng truyền thông, lợi dụng hình ảnh của những người có uy tín, địa vị trong xã hội. Những kẻ mang danh “ngoại cảm” và những kẻ đang lợi dụng danh nghĩa “nghiên cứu khoa học tâm linh” đang cổ suý, thực hiện hành vi lừa đảo, trục lợi trên xương máu của các Liệt sỹ đã hi sinh vì Tổ Quốc, khắc thêm nỗi đau cho hàng vạn gia đình liệt sỹ.
Theo Báo cáo Thịnh vượng 2014 (Wealth Report) vừa công bố, hãng nghiên cứu Knight Frank cho biết tổng tài sản của gần 160.000 người siêu giàu trên thế giới đã lên 20.100 tỷ USD năm ngoái. Đến năm 2023, con số này được dự đoán tăng 28%. Theo định nghĩa của Knight Frank, giới siêu giàu gồm những người có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.
Việt Nam được dự đoán là quốc gia có tốc độ người siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới với 166%, lên 293 người. Theo sau là Indonesia với 144% và Bờ Biển Ngà (116%).
![]() |
Người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng lên gần 300 người trong một thập kỷ tới. Ảnh: Anh Quân |
Knight Frank nhận định việc Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần lớn hơn trong nhà băng sẽ giúp phát triển hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại trong công ty niêm yết cũng có thể sẽ được nới rộng. Các động thái này, cùng sự tái cân bằng thành công nền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp và sản xuất, cũng như kiềm chế lạm phát sẽ giúp củng cố tăng trưởng và tạo cơ hội gia tăng của cải cho người dân.
Tuy nhiên, xét về số lượng, Mỹ vẫn là nước có số người siêu giàu lớn nhất thế giới với gần 40.000. Theo sau là Nhật Bản (hơn 16.000) và Trung Quốc (gần 8.000). Thứ tự này năm 2023 cũng không thay đổi.
Hãng cũng dự đoán số người siêu giàu tại châu Á sẽ vượt Bắc Mỹ năm 2023, với trên 58.000 người. Bên cạnh đó, số tỷ phú khu vực này cũng sẽ vượt châu Âu. Người siêu giàu châu Á được đánh giá là lạc quan nhất về ảnh hưởng của nền kinh tế lên tài sản. Khoảng 84% dự đoán điều kiện kinh tế trong khu vực và trên thế giới sẽ có ảnh hưởng tích cực lên của cải của mình trong 5 năm tới.
Báo cáo của Knight Frank cũng cho rằng các thành phố châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu mạnh nhất trong 10 năm tới. Việc này cho thấy sự tăng trưởng và cởi mở của rất nhiều nền kinh tế tại đây. Trung Quốc đóng góp nhiều đại diện nhất trong top 10 thành phố.
TP HCM đứng đầu danh sách với số người siêu giàu dự đoán tăng gần gấp 3, lên 246 người trong 10 năm tới. Tuy nhiên, Knight Frank cho rằng tốc độ này phải được cân bằng, do cũng như các thành phố tăng trưởng nhanh khác, người siêu giàu TP HCM có xuất phát điểm thấp. Năm ngoái, TP HCM có 90 người siêu giàu trên tổng số 9 triệu dân.
Jakarta (Indonesia) xếp thứ nhì với tốc độ tăng trưởng 148%, theo sau là Ordos (Nội Mông, Trung Quốc). St Petersburg (Nga) là thành phố có vị trí cao nhất của châu Âu, còn đại diện cho Mỹ Latin là Buenos Aires (Argentina).
Tuy nhiên, tính theo số lượng, London (Anh) vẫn là nơi có nhiều người siêu giàu nhất thế giới năm ngoái. Năm 2023, con số này dự đoán tăng lên gần 5.000 người. Singapore và New York (Mỹ) cũng được kỳ vọng vượt Tokyo (Nhật Bản) và Hong Kong (Trung Quốc) để chiếm vị trí thứ 2 và 3 khi đó.
———–
Tác giả: Huỳnh Hoa
KD: Đọc bài này, và nhìn vào nước Việt mình lúc này, tốt nhất là không nên tiến hành tổ chức ASIAD. Tâm lý xã hội quá bất ổn, bất bình vì quốc nạn tham nhũng không giảm bớt. Kinh tế thì chưa thấy tín hiệu lạc quan. Sa đà vào việc tổ chức ASIAD, lãi lờ đâu chưa thấy, thấy lỗ là cái chắc. vì các quốc gia đi trước, quốc gia nào số tiền đầu tư cũng… đội hết cả lên. Mà cái vị chát “quản lý lỏng lẻo” ở nước Việt thì đâu cũng có thể ngấm, đặc biệt trong xây dựng hạ tầng cơ sở.
Mình đọc các bài báo chủ đề này, chưa thấy bài nào “vui vẻ” với ASIAD. Thể thao là hoạt động dẫu sao cũng của con nhà giầu, chứ không phải của con nhà nghèo. Đã nghèo còn tham lam, chụp giật, thì vui làm sao…
Chán vô cùng là chán!
Không ai hoài nghi rằng, nếu tổ chức thành công Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 18 vào năm 2019 thì Việt Nam sẽ có cơ hội “nâng cao vị thế” trên trường quốc tế. Nhưng cái giá phải trả cho điều đó như thế nào.
Cho đến nay chưa ai biết việc tổ chức ASIAD 18 Hà Nội năm 2019 sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền của ngân sách quốc gia, ngoài con số 3.100 tỷ đồng, tương đương 150 triệu đô la Mỹ, mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra trước Quốc hội mới đây (con số mà cả Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch đầu tư đều không công nhận). Có người bảo 150 triệu đô là quá ít, nhưng ít hay nhiều thì có lẽ cần tham khảo số liệu của các thành phố lân cận đã từng đăng cai ASIAD.
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
KD: GS Xã hội học Huỳnh Mai (Bỉ) vừa gửi cho mình bài viết này. Phụ nữ viết về phụ nữ hẳn bao giờ cũng có sự tinh tế, nỗi cảm thông và nỗi đau “phận đàn bà”
Cảm ơn chị Huỳnh Mai 😀
* Do phần mềm Continue reading bị lỗi, lúc cài được, lúc không, nên giao diện Blog bị xấu. Mong bạn đọc thông cảm và lượng thứ.
——–.
Bài này đã đăng trên Dân Trí cách đây gần hai năm, một vài chi tiết không còn tính thời sự nhưng tôi chép lại đây với mong muốn nhờ nhà báo Kỳ Duyên tiếp sức …hét cùng tôi rằng tất cả phụ nữ đều đẹp (trong đó có cô Kỳ Duyên và tôi !) Xin thế hệ trẻ hơn chúng tôi đừng để bị lung lạc bởi những … trào lưu méo mó..
Báo chí gần đây rộ tin các người đẹp bán dâm. Từ đó báo chí và dư luận vội vã đưa tin, tìm kiếm trong quá khứ các người đẹp để viết bài với rất nhiều hình ảnh, phỏng vấn người này người kia…Cách làm đó có đúng với cách ứng xử có văn hóa hay không?
Ảnh: Đep.24h.info
Khái niệm “người đẹp” …
Khái niệm về cái đẹp của người phụ nữ chỉ có giá trị tương đối. Thế nào là một phụ nữ “đẹp” thay đổi tùy theo thời điểm, tùy theo xã hội, …
Ai cũng biết bài ca dao “Mười thương”. Thế nhưng tóc bỏ đuôi gà, má lúm đồng tiền, ăn nói mặn mà có duyên, … hiện không còn là những tiêu chí cho các hoa hậu ở xứ ta.
Các người đẹp phải cao, phải có vòng 1 và vòng 3 thật to, phải da trắng, … Sự “độc tài” của các tiêu chí này “lây” sang các lĩnh vực giải trí khác. Rốt cục, các nữ diễn viên, ca sĩ cũng cố gắng mang giày có đế cao, kín đáo (hay ồn ào) nhờ giải phẩu thẫm mỹ để “đẹp”. Có cô còn tuyên bố là “đẹp giả còn hơn xấu thật”. Bất cứ nhà giáo, nhà tư tưỡng nào cũng không thể chấp nhận câu này.
Khác với các sắc diện phụ nữ các nước láng giềng, đi du lịch ở nước ngoài, khi gặp người đồng hương, ai trong chúng ta cũng nhận ra ngay. Thế nhưng, nếu nhìn các người mẫu và hoa hậu Việt Nam hiện giờ, họ giống bất cứ hoa hậu hay người mẫu nào trên thế giới và đồng thời họ khác xa với cái kiều diễm mộc mạc của các thiếu nữ Việt Nam- vì họ đã được chọn theo tiêu chí “quốc tế”..
Rất nhiều các cô gái trẻ hào hứng tham dự các cuộc thi Hoa hậu, Người đẹp, Hoa hậu học đường…
Thật không ngoa khi nói là hoa hậu hay người mẫu Việt là những phụ nữ tình cờ hội đủ các tiêu chỉ hiện thời của thị trường khai thác vóc dáng của các cô.
Bên cạnh các cô, đại đa số phụ nữ khác cũng đẹp, nhưng không sống vì hào nhoáng và không bỏ suốt thời gian mỗi ngày để ngồi trước gương trang điểm..
Cái đẹp là một giá trị, đồng hàng với các giá trị khác như sự thật, công lý và bác ái. Ta nghiêng mình trước các kiệt tác của thiên nhiên, của các nghệ sĩ và cái đẹp của tri thức.
Nhưng cái đẹp của phụ nữ mà một số thành phần đang tôn vinh là một cái đẹp bề ngoài của thể hình, một cái đẹp nhuộm nhiều sắc màu tình dục giới tính, tạo ham muốn cho phái mạnh chứ không phải cái đẹp thuần hậu mặn mà mà ta có thể tưởng tượng khi ta nghĩ đến một hình ảnh phụ nữ vừa đẹp nết vừa đẹp người..
Đến ý thức về thân thể và bản năng bảo vệ thân thể.
Có thể nói trẻ sơ sinh đã có ý thức về thân thể mình : chúng khóc khi bị lạnh, chúng hét khi bao tử bị dày vò bởi cơn đói, chúng thoải mái khi được săn sóc bồng bế, …Ý thức về cái riêng tư của thân thể cũng phát hiện rất sớm : có nhiều nghiên cứu cho thấy, ở nhà trẻ, các cháu, 6 – 8 tháng tuổi, “từ chối” một cô bảo mẫu lạ thay tả cho mình, bỏ ăn khi đau nhức ở đâu đó trong thân thể..
Về liên hệ giữa cá thể và người khác, trẻ đã có nhận định từ 8-9 tháng tuổi nên bắt đầu sợ người lạ. Bắt đầu 6 tuổi, ý thức giới tính đã rõ rệt, … môi trường xã hội trong suốt thời niên thiếu ảnh hưởng rất lớn trên trẻ, chứ không phải đợi đến lúc dậy thì..
Các cô người mẫu và hoa hậu không thoát khỏi các “luật phát triển tâm sinh lý” đó. Có khác chăng là quá sớm, nếu không nói là từ bé, bởi ảnh hưởng của báo chí, internet, các phương tiện truyền thông khác và các khuôn mẫu chung quanh, nên các cô, có khi từ 13-14 tuổi đã bắt đầu “ hành trình” của hotgirl, người đẹp tuổi học trò, … tạo dáng, chụp ảnh, cả những ảnh phô trương những phần nhạy cảm của thân thể. “Mới lạ sau quen”, dần dần các cô xem việc trút bỏ quần áo là bình thường..
Nhìn các ảnh của các người đẹp, nhiều người … lo sợ..
Trước nhất là các kiểu tạo dáng cong lưng ưỡn ngực, những tư thế không bình thường chút nào (các cô sẽ thế nào sau này nhỉ, đau lưng, vẹo sống ?).
Thứ nhì, khoe thân thể, không tôn trọng cái riêng tư của cá nhân, chụp những ảnh phòng ngủ, giường chiếu là đánh mất cái tự trọng căn bản..
Ăn mặc đẹp, đồng ý, nhưng ăn mặc hở hang không có nghĩa là đẹp, nhất là khi cái hở hang đi ngược lại nhu cầu bảo vệ thân thể mình.
Tôi không quan niệm phụ nữ phải che mặt hay phải vận áo quần đen từ đầu đến chân như người theo đạo Hồi, nhưng tôi muốn bảo vệ tính riêng tư của thân thể người phụ nữ, một cái riêng tư bất khả xâm phạm. Đó là chưa nói tới luân thường đạo lý của Việt Nam..
Có người bảo ở bên trời Âu còn “hở” hơn thế nữa. Nhưng sự thật khác hẳn : Ở miền Nam nước Pháp có vài bãi biển “top less” (không mặc áo ngực) nhưng chỉ hạn chế ở đấy thôi và hạn chế trong bối cảnh của mùa hè. Ngoài ra, các “người đẹp” không nhởn nhơ trên các báo chí hàng ngày (trừ vài báo lá cải chuyên đăng chuyện người nổi tiếng) và không ăn mặc khêu gợi ngoài đường phố để gây ảnh hưởng trên giới trẻ. Cách ăn mặc của học sinh, sinh viên các trường bên này hoàn toàn khác với cách ăn mặc của các Lady Gaga. Giới trẻ bên này cũng không mơ túi xách Louis Vuiton hay Chanel như giới trẻ bên Trung Quốc hay ở xứ ta đến nỗi phải cần bán thân để xài hàng hiệu. Các em cũng không bị ám ảnh bởi giải phẫu thẩm mỹ nâng mũi, độn cằm hay nâng ngực….
Vật thể hóa phụ nữ.
Các phương tiện truyền thông thì tặng cho các người đẹp những mỹ từ như “gợi cảm”, “nóng bỏng”, “khó cưỡng”, … toàn là những từ thuộc giới tính. Một người đẹp chỉ là một vật thể giới tính thôi sao?.
Người ta còn tóm tắt những “sở hữu” của các cô bởi chiều dài của đôi chân, vòng đo của bộ ngực – chữ “sở hữu” thông thường để chỉ “vai trò làm chủ một vật dụng”? Các bộ phận của thân thể các cô, như thế, được xem như những vật vô tri chứ không phải là một phần không tách rời được của các cô..
Lại các chữ như “khoe hàng, lộ hàng” được dùng để tả cách ăn mặc của các cô và các bộ phận của cơ thể. Như vậy thì một người đẹp chỉ là một hàng hóa ?.
Nữ hoàng sắc đẹp nhiều khi còn được cho là một “thương hiệu” – tức là một cái gì kinh doanh được, bán được, làm ra tiền được.
Ngôn ngữ tải biểu tượng : trong ngôn ngữ hiện thời, các người đẹp đã bị vật thể hóa từ từ, mà không một ai lên tiếng phản đối. Khi đã bị vật thể hóa thì nhân phẩm các cô có còn hay không ?.
Bị vật thể hóa, không còn phản ứng tự bảo vệ vẹn tròn cơ thể, không còn “vùng riêng tư”, nói ra thì có vẻ nghịch lý nhưng các cô không yêu cơ thể mình (đây là giải thích theo tâm thần học), sẵn sàng phơi bày trước mắt mọi người, dùng cơ thể như một phương tiện mưu sinh. Như thế, đi đến bán thân chỉ còn một bước. Một bước ngắn.
Trước sức mạnh của tiền bạc, phải có bản lĩnh để giữ một cái “đầu lạnh”. Trước cám dỗ của …đô la, phải có khả năng suy nghĩ, cân nhắc, phải có đạo đức. Một chuyện dễ cho những người lớn tuổi nhưng cho một thiếu nữ 18, 20 tuổi, còn nông nổi…chuyện không đương nhiên chút nào..
Ở châu Âu, nhóm chữ “được bảo bọc” (protégée) để chỉ một thiếu nữ không phải lo sự sống mà được một người đàn ông chi tiền giúp, là một cụm từ có ý nghĩa xấu xa. Bên ta thì dịch ra là “sống bám” nhưng nhiều khi người sống bám không lấy đó làm hổ thẹn. Đúng ra, lòng tự trọng cá nhân không cho phép cô ấy núp bóng một người đàn ông như thế – trừ khi người ấy và cô ta sống trong một liên hệ gia đình với bổn phận tương trợ lẫn nhau..
Cách đây gần nửa thế kỷ, phụ nữ Âu Tây nổi lên chống lại hình ảnh phụ nữ “vật cảnh”, “búp bê”, “đồ trang trí” để giành quyền … làm người, đòi được đi học, đi làm, tự lập, …. Hiện nay, một số tựa bài báo của ta trên mạng mời độc giả ngắm “vẻ đẹp búp bê” của vài phụ nữ trẻ. Quả là phản bội những đấu tranh của các bà các mẹ và các chị của chúng ta..
Vai trò của truyền thông ?
Báo chí trên mạng phần đông đi theo thị hiếu của độc giả : chuyện các người đẹp, các đại gia, … ăn khách nên báo nào cũng có chuyên trang về mục này, kể cả những báo “nghiêm chỉnh” nhất..
Thế nhưng cũng nên đánh hồi chuông báo động, kêu gọi giới truyền thông chú ý đến tầm ảnh hưởng của mình trên quần chúng nói chung và trên giới trẻ nói riêng. Trách nhiệm của các cơ quan truyền thông rất lớn. Phơi bày cơ thể phụ nữ trên các phương tiện truyền thông không những xúc phạm phụ nữ mà còn lung lạc trẻ con, ám ảnh trí tưởng tượng của người lớn, thậm chí có thể đưa đẩy tới những chuyện vi phạm thuần phong mỹ tục, hay vi phạm luật pháp (những hiện tượng như cướp, hiếp, mại dâm… mà ta vẫn chưa nghiên cứu nguyên nhân, hậu quả )..
Kết luận
Nhiều người hay viện cớ “có cầu thì có cung” hay ngược lại. Theo lý thuyết này, không ai có trách nhiệm hết mà trách nhiệm đó là do một bàn tay vô hình (khái niệm này của Adam Smith) của thị trường..
Trách nhiệm ở đây liên hệ tới rất nhiều người và cơ quan : những người xem việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp như một hoạt động văn hóa (bán thân thể hay ít nhất bán hình ảnh của thân thể phụ nữ là văn hóa thật à ?), những người sống nhờ những sinh hoạt liên quan đến sắc đẹp phụ nữ, những phương tiện truyền thông ăn theo, sự thiếu cẩn mật và suy nghĩ của một số cha mẹ và sự thiếu chín chắn của một số các cô người đẹp..
Sự kiện một số hoa hậu, hay một số người thuộc giới giải trí chọn cách sống “lạ đời” là quyền của họ. Họ chỉ là một thiểu số. Nhưng có thể cũng cần giúp họ nhìn rõ hơn trước khi họ lựa chọn (để tránh cho họ những “sụp đổ” của ngày mai)..
Trong khi đó, phải làm sao để các cách sống ấy không được đưa ra như khuôn mẫu, không “bình thường hóa” những cái “bất bình thường” để bảo vệ giới trẻ. Để chúng không nghĩ rằng trở thành người mẫu và hoa hậu là một trong những cứu cánh trong đời.
———
http://huynhmai.org/2014/04/07/tu-khai-niem-vat-the-hoa-phu-nu/
.
KD: Hị…hị… Blog lại vừa nhận được bài thơ “họa” của nhà báo Tiến Hải. Có lẽ là đồng nghiệp, nên anh Tiến Hải rất ưu ái cho “nàng” Kim Dung/ Kỳ Duyên, kiểu em hát, anh khen hay. Xin đăng nguyên văn bài thơ và “lời dẫn” của ông anh Tiến Hải dưới đây để bạn đọc đọc cho vui 😳
Nhà báo Tiến Hải: Tư duy báo chí và tư duy thơ ca rất khác nhau. Tôi phục chị Kim Dung / Kỳ Duyên ở chỗ đã hài hòa được hai loại tư duy này ; vì vậy chị ấy viết báo cũng giỏi , làm thơ cũng tài .
Thú thật , tôi không biết làm thơ nhưng đọc một số bài thơ của chị Kim Dung / Kỳ Duyên thấy hay nên tôi cũng mạo muội họa lại đôi vần để cùng bạn đọc thư giãn sau những giờ phút làm việc mệt mỏi , căng thẳng .
Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/04/06/no/
———
(Họa lại bài thơ “Nợ” của Kim Dung /Kỳ Duyên )
Nếu như được ở cạnh nàng
Thì đâu phải cất tiếng đàn so dây
Cho dù mới gặp nhau đây
Cũng đâu có phải kiếp này nợ nhau
Tác giả: PV (TH)
KD: “Nghi án Thượng tướng” đã… chìm xuồng. Không biết DCD sẽ tiếp tục tử hình, hay chỉ còn chung thân? Ngày 22/4 này, phiên tòa sẽ “giảm nhiệt” đi rất nhiều. Hay vẫn đầy kịch tính?
——-
Dương Chí Dũng lại xuất hiện trước tòa trong phiên phúc thẩm. Trong khi đó, Vinalines vẫn tiếp tục vật vã với tái cơ cấu trong đó có việc bán bớt các tàu không còn hiệu quả và đang trong quá trình phá sản một số công ty con.
Theo tin từ TAND Tối cao, dự kiến ngày 22/4, cơ quan này sẽ mở tòa xét xử theo trình tự phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) cùng đồng phạm. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài liên tục trong 3 ngày, từ 22 đến 24-4.Trước đó, trong các ngày 12, 13, 14 và 16/12/2013, ông Dương Chí Dũng cùng 9 người khác bị TAND Hà Nội đưa ra xét xử. HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Dương Chí Dũng mức án tử hình.
Sau phiên tòa, ông Dũng và các bị cáo này đều có kháng cáo xin giảm hình phạt và xem xét lại mức bồi thường thiệt. Được biết, ngoài 9/10 bị cáo trong vụ “đại án” Vinalines đã có đơn kháng cáo thì vợ Dương Chí Dũng – bà Phạm Thị Mai Phương cũng đệ đơn đề nghị TAND Tối cao gỡ bỏ lệnh phát mãi 3 căn nhà của gia đình.
![]() |
VInalines vẫn khó khăn trong quá trình tái cơ cấu. |
Trong khi đó, tai Vinalines quá trình tái cơ cấu vẫn đang diễn ra đầy vất vả. Mới đây nhất, một thành viên đã được nhắc đến nhiều là Vinashinlines đã làm thủ tục xin phá sản
Theo đó, hồi tháng 3/2014, Vinashinlines đã ủy quyền cho luật sư nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Đây được xem là thủ tục pháp lý chính thức đầu tiên để khai tử doanh nghiệp này.
Vinashinlines là một trong 4 DN mà Vinalines đã tiếp nhận từ Vinashin năm 2010. Đến nay, trừ Vinashinlines đang làm thủ tục phá sản, nợ của 4 đơn vị được Tổng công ty Hàng hải tiếp nhận cách đây 4 năm hiện lên tới 3.800 tỷ đồng.
Trong khi đó, là chủ tàu lớn nhất, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang phải chật vật tái cơ cấu trong suốt 3 năm qua khi đã lỗ hàng nghìn tỷ đồng (năm 2011 văn phòng Chính phủ cho biết lỗ khoảng 2.600 tỷ đồng, năm 2012 lỗ hơn 2.400 tỷ đồng và năm 2013 dự kiến lỗ 2.100 tỷ đồng).
Theo đề án tái cơ cấu tổng công ty, tại tháng 5/2012, toàn hệ thống Vinalines nợ ngân hàng 68.000 tỷ đồng, phần lớn là không có khả năng thanh toán.
Tại các công ty thành viên, bức tranh tài chính cũng không sáng sủa hơn. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, thậm chí còn bị xóa tên khỏi thị trường như trường hợp Công ty vận tải Viễn dương (Vinashinlines) và Công ty vận tải dầu khí (Falcon) đang bị Chính phủ thúc phá sản.
Trên thị trường chứng khoán, hiện có 4 công ty thành viên của Vinalines đang niêm yết, ba phần tư số này có tỷ lệ sở hữu của Vinalines trên 51%. Tuy nhiên, cả 3 doanh nghiệp đều đã lỗ cả trăm tỷ đồng trong hai năm liên tiếp, nợ ngân hàng hàng hàng nghìn tỷ đồng và phải giao dịch dưới dạng kiểm soát.
Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam năm 2012 và 2013 đã lỗ tổng cộng hơn 220 tỷ đồng. Theo báo cáo kiểm toán, tại 31/12/2013, Vosco nợ ngân hàng hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó 95% là nợ dài hạn vay đóng và mua tàu trước năm 2006.
Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam đã bị âm một nửa vốn chủ sở hữu (gần 300 tỷ đồng) vì lỗ hai năm gần đây. Tổng các khoản vay và nợ ngắn hạn, dài hạn của Vitranschart lên tới gần 2.090 tỷ đồng, chiếm 85% tổng tài sản.
Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship cũng lỗ hơn 130 tỷ đồng trong hai năm qua . Tại thời điểm cuối 2013, công ty có khoản nợ ngân hàng 815 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần vốn điều lệ.
Điều các doanh nghiệp hàng hải bấu víu nhất hiện nay là các ngân hàng sẽ khoanh và giãn nợ. Trong đề án tái cơ cấu nợ của Vinalines, Bộ Giao thông vận tải đã xin Chính phủ cho phép giãn nhiều khoản nợ đáng ra phải trả trong năm 2013 sang năm 2018. Một số khoản khác được kéo dài đến 2015.
Cuối tháng 3 vừa qua, Vinalines đã đàm phán và nhận được tín hiệu tốt từ chủ nợ trong nước. Một ngân hàng tại TP HCM đang xem xét chuyển một phần lớn nợ gốc thành vốn góp. Ngoài ra, với đội tàu đã già và năng lực vận tải hạn chế, các công ty phải tiếp tục bán tàu trong thời gian tới để có nguồn tiền bổ sung vốn lưu động. Thậm chí, Vosco còn tính đến bán một số khu đất của công ty tại Hà Nội và TP HCM.
Tổng công ty Hàng Hải (Vinalines) đang chuẩn bị cho kế hoạch chào bán cổ phiếu. DN này cũng mới được thay thế CEO mới để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu DN.
———–
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/169370/duong-chi-dung-lai-ra-toa–vinalines-van-no-nan–pha-san.html
KD: “Thợ may ăn vải, thợ giấy ăn hồ”- nghề nào… ăn nấy là vậy. Dù vậy, chưa kinh hoàng bằng nghề… ký tá 😀
Bị thách thức bởi các tay buôn nguyên kiện kết nối săn hàng với người Việt ở Mỹ, đội “cửu vạn trên không” tập trung buôn hàng ăn cắp, hàng trôi nổi ở các nước Châu Âu, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
![]() |
Một góc phố kinh doanh hàng xách tay thuộc dạng đắt đỏ nhất TP.HCM: Phố Tôn Thất Đạm, Q.1 với trên 60 ki ốt chuyên thu gom hàng xách tay của các tiếp viên, đầu nậu. |
Một vốn bốn lời
Có thể nói hàng hóa xách tay từ Nhật đang được ưa chuộng nhất bởi đây là quốc gia có chế độ đánh giá rất chuẩn về dinh dưỡng, thực phẩm – mỹ phẩm trước khi cho phép lưu thông. “Hàng về bao nhiêu cũng hết”, một tay buôn ở chợ Tôn Thất Đạm hả hê cho biết khi block thuốc kháng viêm của một công ty dược Nhật mà chúng tôi đặt mua bị tăng giá 20.000 đồng/vỉ, do chợ khan hàng.
Theo nhận định của một nam tiếp viên hàng không, sở dĩ cánh tiếp viên bất chấp nguy hiểm vẫn quyết mang bằng được hàng không rõ nguồn gốc về VN tiêu thụ vì lợi nhuận khủng hơn hẳn các nhóm hàng thông thường. Đây cũng là một chương mới trong hành trình khuân vác, vận chuyển hàng lậu vào thị trường VN của các tiếp viên. Họ chấp nhận cuộc chơi, rủi ro khi thu mua hàng không rõ nguồn gốc tại nước bạn vì giá trị lợi nhuận cao. Trong khi giá thu mua một thỏi son môi Nhật (được dân ăn cắp bán lại) tại Nhật chỉ dao động từ 200-350.000 đồng (1000-1300 yen) về đến VN lập tức có mức giá trên 1,5 triệu đồng/thỏi.
![]() |
Hàng Nhật hút khách là động cơ khiến nhiều tiếp viên lao vào tuồn hàng về nước. |
Uy tín của nhóm sản phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng chất lượng ở thị trường Nhật cũng luôn hấp dẫn đầu nậu. Do vậy tiếp viên thường nhận nhiều đơn hàng khủng để lao vào thu gom, bất chấp luật pháp, thủ đoạn. Đơn cử một cái khăn tắm (có khả năng che nắng, chuyển nhiệt, giãn nỡ khi ngâm nước) tại Nhật có mức giá 300-600 yen (tương đương 60.000 – 120.000 đồng), khi về đến VN, giá lên đến 250.000 đồng. Nhưng nếu mua hàng trôi nổi, trộm cắp, giá gom tại Nhật chỉ dừng ở mức 10.000 đồng. Đắt đỏ nhất chính là các dòng mỹ phẩm như son môi, phấn nền…
Các dòng ống kính máy ảnh cao cấp của hãng điện tử Sony, khi về VN giá tăng gần gấp ba, thu hút giới tiếp viên hàng không lao vào đường buôn. Khi nguồn hàng thiếu, họ không ngần ngại đặt người Việt đang sống tại Nhật đi thu mua dùm, gặt luôn cả hàng ăn cắp cũng do chính người Châu Á tại Nhật (có cả nhóm người Việt) để thu lợi nhuận cao nhất có thể.
![]() |
Đến cả khăn lạnh giãn nở cũng được tha về bán lại. |
Các sản phẩm khăn lạnh, mặt nạ toả nhiệt hút mụn cám, miếng dán chống viêm, giảm đau cơ, kem chống nắng… nếu thu mua theo đường hàng ăn cắp cũng rẻ đến bất ngờ nên lợi nhuận mà thương lái chi lại cho người vận chuyển cũng cao ngất ngưởng, góp phần cổ xuý cho những tiếp viên tha hoá, biến chất bất chấp hệ luỵ lao vào thu gom hàng.
Chiêu ngụy trang giấu hàng và lọt cửa an ninh
Trao đổi với báo chí, ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng cục hàng không VN cho biết sự việc tiếp viên hàng không Việt Nam cùng tổ bay bị bắt, di lý sang Nhật điều tra vì vận chuyển hàng ăn cắp “chỉ mang tính cá nhân”. Thế nhưng, nếu chiếu theo quy trình kiểm tra gắt gao tại ga đến của sân bay, việc tiếp viên buôn lậu, tuồn hàng ăn cắp về VN tiêu thụ một cách có hệ thống có dừng lại ở trách nhiệm cá nhân? Nó không còn là một sự cố, khi những hành vi tuồn hàng trái phép đã đang diễn ra công khai, từ lâu, góp phần làm hoen ố hình ảnh của quốc gia.
Một nữ tiếp viên chuyên mặt hàng mỹ phẩm trị mụn (ảnh) cho hay, thu gom sản phẩm không khó vì đa số đã được người VN “ở bển kết nối”. Sau khi gom đủ, hàng sẽ được tập kết tại khách sạn nơi đoàn bay đóng quân. Hàng sẽ được tiếp viên ngụy trang sao để qua được trạm kiểm soát an ninh, lên máy bay trót lọt.
Vì tiếp viên chỉ giới hạn khối lượng vali, trong khi trọng lượng không bị kiểm tra nên những tiếp viên có tay nghề cao thường chẻ hàng rất xuất sắc để đạt được số lượng hàng vác về nước được nhiều nhất. Các mặt hàng son môi, mỹ phẩm dưỡng da, chất tẩy trang điểm được chẻ nhỏ, nhét khéo vào vài bộ hàng hiệu đã được cuốn tròn tinh tế.
Hàng về đến sân bay VN, tuy đoàn bay có lối ra riêng và theo quy trình họ vẫn phải đi qua máy soi chiếu. Thế nhưng đối với giới tiếp viên chuyên đánh hàng lậu như TC, MT, HV… thì đó là chuyện nhỏ. Bởi đơn giản đây là một hoạt động có hệ thống, lại quả hẳn hoi, các cô nàng tiếp viên xinh đẹp vừa vội quấn áo dài vừa thoăn thoắt đẩy hàng ra như ở chốn không người.
Trao đổi với chúng tôi, chị A, một người có kinh nghiệm về máy soi chiếu hải quan cho hay: “Gặp sự cố, họ thường nói không biết valy chứa hàng lậu, hàng không phép, hàng vượt mức cho phép… Nhưng sự thật trong thâm tâm, chúng tôi biết rõ. Thậm chí chỉ ngồi sau máy chiếu, chúng tôi còn định được cả số lượng mỗi nhóm hàng mà dân buôn mượn tay tiếp viên tuồn về”.
Chính sự lại quả, ơn nghĩa cùng các mối quan hệ lằng nhằng như thế, đã góp phần đẩy các tiếp viên, phi hành đoàn bất chấp, tuồn hàng ngày một bạo tay. Mà đỉnh điểm là nhóm hàng ăn cắp, họ cũng thu gom miễn là mang lại lợi nhuận cao.
Phát biểu của ông Cục trưởng liệu đã đủ và đúng để thuyết phục, khi mà bất chấp quy trình kiểm tra chặt chẽ như công bố, nhưng vẫn xảy ra kẽ hở kinh ngạc như thế? Nếu không có kẽ hở này, liệu giới tiếp viên có dám làm càn, bất chấp dư luận, coi thường hình ảnh cơ quan chủ quản để chăm chỉ tuồn hàng về VN?
(còn tiếp): Đại diện của VietNam Airlines nói gì về hiện tượng này?
———
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/168294/tiet-lo-ve-loi-nhuan-khung-khiep-cua-cuu-tiep-vien.html
KD: Chắc chắn không phải bây giờ người ta mới biết, mới hiểu rằng tư pháp nước ta rất thiếu sự “thượng tôn pháp luật”. Chỉ vì vụ án này nó lộ liễu quá, nó bất công với người dân quá, và nó “giơ cao đánh khẽ” những kẻ phạm tội quá, mà báo chí dồn dập lên tiếng.
———
Vậy là qua một vụ xét xử đã lộ ra khá nhiều điều về sự độc lập của thẩm phán.
Quan hệ chằng chịt
.Phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 công an đánh đập dẫn đến tử vong một người dân bị nghi ăn cắp đã khép lại. Trái với mong đợi của rất nhiều người, hội đồng xét xử đưa ra bản án không thỏa đáng, gây phản ứng gay gắt.
Sau phiên tòa, trả lời báo chí của ông Chánh án TANDTC TP Tuy Hòa càng “đổ thêm dầu vào lửa”, làm cho người ta ngao ngán về trình độ, phẫn nộ về thái độ hờ hững, vô tư lự, thiếu trách nhiệm với quyền của người dân…
Đặc biệt, những lời lẽ đó cho thấy một vấn đề cốt lõi của hệ thống tòa án, cũng là trọng tâm của cải cách tư pháp – đó là độc lập tư pháp, hay nói cách khác nguyên tắc đã được ghi trong Hiến pháp, các Bộ luật, Luật: Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử.
![]() |
Năm bị cáo trước giờ tòa tuyên án. Ảnh: Duy Thanh/TTO |
Sổ tay thẩm phán của TANDTC Việt Nam đã trích dẫn lại câu nói của C. Mác “Cấp trên của quan toà là luật pháp”. Sổ tay này chỉ dẫn: Khi xét xử, Thẩm phán độc lập, không bị ràng buộc bởi ý kiến của bất cứ ai, không bị chi phối bởi ý kiến của ai. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán. Khi xét xử, Thẩm phán phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra ý kiến, quyết định của mình về từng vấn đề của vụ án, không được tuỳ tiện hay bằng cảm tính.
Các thẩm phán trong hội đồng xét xử vụ án nói trên và ông Chánh án chắc đều đã thuộc lòng những hướng dẫn này. Tuy nhiên, diễn biến và kết quả phiên xét xử, nhất là trả lời phỏng vấn của Chánh án cho thấy, dù không trực tiếp nói ra, rõ ràng là các thẩm phán đã chịu tác động từ những mối quan hệ chằng chịt ở địa phương khi xét xử.
Kết quả của phiên tòa trái với mong đợi và làm thất vọng nhiều người, nhưng không ai ngạc nhiên. Bởi lẽ, như lâu nay nhiều ý kiến đã phân tích, nhất là của các chuyên gia pháp lý, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sự độc lập của thẩm phán, dẫn đến những kết quả tương tự như trong vụ án này.
Trước hết, ngay bản thân việc ông Chánh án đứng ra biện luận thay cho các thẩm phán trực tiếp xét xử đã cho thấy điều gì đó không ổn trong mối quan hệ giữa chánh án và các thẩm phán cùng tòa. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, mối quan hệ giữa chánh án và thẩm phán ở Việt Nam giống như quan hệ thủ trưởng – nhân viên, chứ không phải là giữa các quan tòa vốn phải có vị thế bình đẳng.
Mối quan hệ hành chính đó chi phối hoạt động của thẩm phán, hội thẩm, hạn chế hoặc làm mất đi tính độc lập của thẩm phán hay hội thẩm khi tham gia xét xử. Hơn nữa, trong hệ thống chính quyền nói chung, thẩm phán ở Việt Nam cũng chỉ được coi là một công chức, với vị thế, những quy trình, thủ tục bổ nhiệm, lương, mối quan hệ công tác của một công chức, chứ không có được vị thế của những người “cầm cân nảy mực”, bảo vệ công lý, có vị thế tách biệt, cao quý như ở nhiều nước.
Xem bài cùng tác giả:Tránh nguy cơ “khóa” các quyền hiến định |
Mặt khác, hệ thống toà án ở Việt Nam hiện nay được tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ. Điều này dẫn đến tình trạng là thẩm phán, và trong một số trường hợp cả chánh án cũng bị chi phối bởi các ý kiến của lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi toà án đặt trụ sở. Trong hoạt động chuyên môn, nếu việc xét xử ấy không phù hợp với chủ trương, ý chí của cấp uỷ, chính quyền địa phương thì có thể bị địa phương đánh giá không tốt.
Là người chịu sự quản lý về nghiệp vụ của toà án cấp trên, nhưng chánh án, thẩm phán toà án ở các địa phương lại đồng thời chịu sức ép từ chính quyền địa phương, nên trong công tác xét xử, thường là không thể độc lập hoàn toàn. Ngoài ra, trong vụ án này, các bị cáo là công an, tức là người của cơ quan nhà nước ở địa phương. Như ông Chủ tịch UBND Phú Yên khẳng định, về nguyên tắc, chính quyền địa phương không can thiệp vào công việc chuyên môn của tòa án.
Mọi người đều muốn tin rằng, về nguyên tắc, có lẽ không ai trực tiếp chỉ đạo hay gợi ý với chánh án hoặc các thẩm phán cần xử thế này, thế kia. Nhưng như trả lời của ông chánh án, trên thực tế, đứng trước các mối quan hệ nhằng nhịt cả trong công việc và cuộc sống, thẩm phán “phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn”, “làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt”.
Công lý, quyền lợi của dân là tối thượng
Vậy là qua một vụ xét xử đã lộ ra khá nhiều điều về sự độc lập của thẩm phán. Nó cho thấy, cần có những điều kiện để củng cố sự độc lập này như: Tổ chức tòa án theo khu vực chứ không theo đơn vị hành chính; Đổi mới quy trình, cơ chế bổ nhiệm thẩm phán theo hướng giảm sự can thiệp của các cơ quan chính quyền địa phương; Bổ nhiệm suốt đời, hoặc kéo dài thêm nhiệm kỳ của thẩm phán; bỏ cơ chế thỉnh thị, cơ chế duyệt án (trừ việc trao đổi nghiệp vụ giữa các cấp toà với nhau) như nó đã và đang tồn tại ở một số toà án địa phương; Sửa đổi một cách tổng thể chế độ, chính sách đãi ngộ cho thẩm phán tăng “sức đề kháng” trước cám dỗ vật chất; Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, nhất quán, kịp thời để thẩm phán khi xét xử có cơ sở pháp lý vững chắc và chỉ tuân theo pháp luật; Công khai hoá bản án, quyết định của Toà án, trừ một số bản án, giúp công chúng thấy rõ quan điểm của toà án, giám sát quá trình, chất lượng xét xử.
Riêng phiên tòa Tuy Hòa còn một lần nữa làm nổi lên một vấn đề đã từng được tranh luận nhiều, nhất là trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, đó là có nên bỏ chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát (VKS). Mặc dù cuối cùng trong Hiến pháp sửa đổi VKS vẫn có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, nhưng vụ án Tuy Hòa cho thấy, tòa án TP Tuy Hòa đã không muốn làm căng với Viện Kiểm sát, không muốn “ôm rơm rặm bụng”. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia pháp lý đã cho rằng, việc bỏ chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS sẽ góp phần giúp hội đồng xét xử độc lập, khách quan hơn khi xét xử.
![]() |
Vợ và hai con nhỏ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Ảnh: Duy Thanh/TTO |
Tuy nhiên, việc thiếu những điều kiện khách quan nói trên là nguyên nhân, chứ không biện hộ được kết quả của phiên tòa ở Tuy Hòa. Người dân bình thường, nhất là vợ con, người nhà của người đã mất chỉ quan tâm một điều: hãy trả lại cho họ sự công bằng.
Do vậy, điều quan trọng nhất là sự độc lập nằm trong mỗi thẩm phán. Chỉ khi thẩm phán có một tầm chuyên môn cao với cái tâm trong sáng, tôn trọng lẽ phải, công bằng, thì mới không chịu chi phối từ những tác động bên ngoài.
Khi đó, thẩm phán sẽ có niềm tin nội tâm vững chắc để độc lập xét xử, phán quyết chỉ dựa trên kết quả tranh tụng theo Hiến pháp và pháp luật, hướng đến lẽ phải, công lý. Khi đó, cùng với vị thế đáng ra phải có của người “cầm cân nảy mực”, đối với thẩm phán, quyền lợi của người dân, lẽ phải, công lý là điều tối thượng, chứ không phải làm sao “để giải quyết cho an toàn; “bảo đảm mối quan hệ cho tốt”.
————
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/169349/nhieu-dieu-lo-ra-sau-phien-toa-gay-phan-no.html
Bạn phải đăng nhập để bình luận.