Cải cách thể chế: “Nước đến chân rồi”

Tác giả: Nguyên Hà

“Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế” là chủ đề được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chọn cho Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân sẽ diễn ra vào ngày 28 và 29/4 tới đây tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

 

Cải cách thể chế: “Nước đến chân rồi”

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc tại một phiên thảo luận của Quốc hội – Ảnh: TTXVN.

Một trong những nội dung sẽ được tập trung thảo luận là giải pháp để tháo gỡ những nút thắt thể chế đang cản trở sự vận động của các quy luật khách quan và phổ quát trong nền kinh tế thị trường.Trao đổi với VnEconomy trước thềm diễn đàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, đây là thời điểm thích hợp nhất để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách thể chế tại Việt Nam. Và những kiến nghị từ diễn đàn sẽ là các hành động cụ thể góp phần gỡ các nút thắt thể chế.

Tiếp tục đọc

Chuyện đôi vợ chồng có 14 con

Tác giả: Huỳnh Văn Mỹ

KD: Khiếp vía! Mà sao chả thấy cơ quan sinh đẻ có kế hoạch có tác dụng chi nhể?  😛

——-

 Hơn mươi năm nay, bà con ở thôn Ba Hương, xã Trà Đông (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) cứ luôn giật mình khi thấy vợ chồng anh Nam và chị Lạc dù đã có 5-6 đứa con mà vẫn cứ tiếp tục sinh đến đứa thứ 14.

 

Anh Nam (thứ ba từ phải sang) cùng vợ và 10 đứa con ở nhà. Bốn đứa lớn gồm hai gái đầu đã có chồng con, hai trai kề đi làm thợ xa nhà – Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

 Nhà của vợ chồng anh Đỗ Ngọc Nam và chị Huỳnh Thị Lạc nằm ở nơi hẻo lánh. Nhờ có cây cầu treo lớn mới được xây, đường thôn được trải bêtông nên có thể đi xe máy đến tận nhà họ. Nghe tôi hỏi đường, mấy người trong làng tủm tỉm cười: “Đến nhà đó coi con nít à, nhiều lắm mà!”.

Rậm người hơn rậm cây

Cứ tưởng sinh chừng ấy con, nhất là còn phải chăm một dây con nhỏ liền nhau, chị Lạc sẽ tiều tụy, vất vả đến đầu tắt mặt tối. Vậy mà trông chị vẫn thong dong, tay bồng bế đứa nhỏ 14 tháng tuổi, bên cạnh là đứa chị kề 3 tuổi. 10g, cô con gái 18 tuổi – con thứ năm của vợ chồng chị – sau khi cho trâu đằm ở bờ sông đã về phụ mẹ lo cơm nước. “Nhờ ảnh với mấy đứa lớn lo làm lụng, mấy năm nay tui chỉ ở nhà lo việc nội trợ thôi” – người mẹ 45 tuổi trông còn khá phốp pháp nói.

Tiếp tục đọc

Vụ sập cầu Chu Va: Không khởi tố con rể Bí thư tỉnh

Tác giả: Đ.Tâm (tổng hợp)

KD: Cơ quan chức năng của tỉnh điều tra con rể của Bí thư Tỉnh ủy?  Không bít, cái sự độc lập khách quan ở đây nó cũng có con… ốc neo không nhể?  😀

Giám đốc CA tỉnh Lai Châu khẳng định, vào đầu tháng 5 tới sẽ khởi tố vụ lật cầu treo Chu Va 6. Còn sai phạm của ông Đỗ Chiến Thắng (con rể Bí thư tỉnh Lai Châu) chưa đến mức phải khởi tố.

Đọc thêm:

Phó Thủ tướng chỉ đạo điều tra vụ sập cầu Chu Va

Bộ GTVT công bố nguyên nhân sập cầu Chu Va

.

Đây là thông tin được Thiếu tướng Trần Duân, Giám đốc CA tỉnh Lai Châu khẳng định với báo Người lao động trong cuộc trao đổi vào chiều 21/4.

Từ kết luận của Viện Khoa học hình sự, Thiếu tướng Trần Duân cho biết: “Nếu khởi tố sẽ là cơ sở sản xuất neo, thứ hai là đơn vị thi công, thứ 3 là đơn vị giám sát. 3 đơn vị này phải khởi tố và chịu trách nhiệm về hành vi của mình”.

Chu Va, Chu Va 6, cầu treo, Lai Châu, ắc neo, khởi tố, con rể, bí thư tỉnh
Hiện trường vụ lật cầu treo Chu Va 6. Ảnh: Báo GTVT

Nói về trách nhiệm của ông Đỗ Chiến Thắng – Trưởng BQL Dự án cầu Chu Va 6, (con rể của Bí thư tỉnh ủy Lai Châu Lò Văn Giàng), tướng Duân cho biết, sau khi khởi tố vụ án vào đầu tháng 5 tới, trách nhiệm của ông Thắng sẽ được xem xét cụ thể. Song sai phạm của ông Đỗ Chiến Thắng chưa đến mức phải khởi tố vì BQL chỉ chịu trách nhiệm chung chứ không làm trực tiếp.

Tiếp tục đọc

Thư của các giáo sư Ngô Bảo Châu, Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần gửi Hiệu trưởng ĐHSPHN

Tác giả: Các GS Ngô Bảo Châu, Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần
KD: Còn đây thì  Trường ĐHSPHN đã không phải “học thuật hóa”, mà là “chính trị hóa” học thuật rùi  😀
—————

Ishikawa, Chicago, Tokyo và Paris, ngày 18 tháng 4 năm 2014

Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội

Kính gửi  Giáo sư Nguyễn Văn Minh,

        Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Thưa ông Hiệu trưởng,

Chúng tôi được các bạn đồng nghiệp ở trong nước cũng như ở ngoài nước cho biết xúc động của họ về việc tái thẩm định luận văn thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan và hậu quả khắc nghiệt mà việc đó đã đem lại cho cô giáo Đỗ Thị Thoan và bà Nguyễn Thị Bình, người đã hướng dẫn luận văn của cô. Là những người đã từng làm việc lâu năm trong các đại học ở nước ngoài, chúng tôi chưa thấy một trường hợp nào tương tự đã xảy ra, và cũng không hình dung được khả năng nào có thể xảy ra hiện tượng đó về mặt khoa học. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ nỗi xúc động chính đáng của các đồng nghiệp ở trong nước và bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi đối với hiện tình của nền học thuật đại học tại Việt Nam qua sự cố này.

Trong sự việc đang làm dấy lên phản ứng, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy. Giá trị của luận văn, vì vậy, không thể căn cứ trên xét đoán chủ quan của người này người nọ về tính cách đúng sai của hiện tượng mà chỉ duy nhất căn cứ trên những tiêu chuẩn khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu.

Tiếp tục đọc

Xin đừng “lãng mạn hóa”

Tác giả: Bùi Đức

KD: Nếu ngành GD thực sự  “lãng mạn hóa” đã chẳng đề xuất lúc 70.000 tỷ, lúc 34.000 tỷ đồng!

Và không ít bác chuẩn bị chạy xin một chân viết SGK   😀

Dự thảo Đề án về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) vừa trình trước cuộc họp Thường vụ Quốc hội lại một lần nữa gây xôn xao dư luận.

Những ý tưởng đổi mới này đã từng bị dư luận phản đối từ lâu. Bộ GD&ĐT đã có những chỉnh sửa để chính thức đưa ra trình Quốc hội, dự kiến thông qua trong kỳ họp tháng 5 tới. Nhưng với những ý tưởng “trên trời” như vậy thì đề án này khó được chấp nhận để trở thành hiện thực.

Ngay sau khi nghe Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra những nhận xét rằng: “Toàn khẩu hiệu”, “thiếu khả thi”, “không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục Việt Nam 10 năm tới”… Tại sao lại như vậy? Bởi mấy chục năm qua, dân ta đã nghe và nhìn thấy rất rõ thực trạng bi đát của nền giáo dục. Với rất nhiều lần đổi mới, cải tiến mà cứ sau mỗi lần như vậy thì giáo dục lại lún sâu vào thất bại thêm một bước. Vì thế, đến nay mọi người đều dị ứng với cái cụm từ “đổi mới” của giáo dục. Và mọi người còn thấy sốc hơn nữa khi nghe thấy đề án đổi mới này phải ngốn hết gần 34.000 tỉ đồng.

Tiếp tục đọc

Lạm bàn về…đinh tặc

Tác giả: Hiệu Minh

KD: Chàng Đinh… Hiệu Minh này thâm phết!  😛 

Tại Đinh bị rải nhiều quá nên nước Việt mình giờ cứ … khập khà khập khiễng trên đường hội nhập là vậy  😀

"Đinh tặc". Biếm họa của Viet Giải trí

Nhớ hồi năm 1990, chú em họ từ quê ra Hà Nội chơi. Mua được “Dream II” vừa đập hộp, người yêu ôm eo, đang vi vu trên đường chỗ cầu Giẽ, bỗng xe lảo đảo. Nhảy xuống xem thì lốp sau đã xẹp hết hơi.

Cố dắt một đoạn gần 1 km, gặp một tay thanh niên sửa xe. Y phán ngay, chắc là bị đinh rồi. Nhân bảo như thần bảo. Một cái đinh dài đã đâm thủng lốp và săm, vì dắt một đoạn dài nên phá tan cả hai thứ. Đành phải thay đồ nội với giá đồ ngoại. Ai đi xe máy đều biết rõ kiểu “đinh tặc” này.

Thời xe máy thịnh hành hơn cả xe đạp, nghề vá săm lốp kiếm tiền gặp khó khăn. Toàn xe đẹp, mới, lốp tốt, săm tốt, đường rải nhựa nhẫn thín, ít bị sự cố.  Nghề rải đinh kiếm tiền bằng cách phá hoại người khác.

Nhưng kiểu làm ăn bất lương đó cũng không thể so sánh với chính sách “rải đinh”. Nghĩa là luật pháp, chính sách, nghị định…soạn thảo sao cho kẻ có quyền, lợi dụng các kẽ hở và sự ít hiểu biết của dân, moi tiền càng nhiều càng tốt.

Tiếp tục đọc

Nỗi xấu hổ cùng ba lời khuyên của cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá

Tác giả: Lưu Trọng Văn

KD: Mình thì chả thấy có điều gì phải xấu hổ, và bất bình như tác giả Lưu Trọng Văn đã viết. Vì đây là tâm trạng cay đắng của một người từng là chính khách. Số phận cuối đời, tâm trạng một người già ngã ngựa cám cảnh khiến ông có những tâm sự trên.

Đúng là chỉ có lời khuyên thứ 03 mình không đồng cảm. Còn hai lời khuyên trên có gì mà phải xấu hổ nhỉ? Ông Trần Xuân Giá đã từng ở trong guồng máy chính trị, thấu hiểu hay dở, xấu tốt, thấu hiểu cái vinh cái nhục, nên muốn con cháu tránh xa cái tráo trở, vụ lợi, cơ hội, bạc bẽo của chính trị mà thôi. Và không làm Nhà nước, làm tư nhân có gì phải xấu hổ đây? Trong khi chúng ta đang mong mỏi có sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc gì phải  lên gân như vậy là không phải vì đất nước? Kỳ lạ về tư duy nhà báo!

Còn làm ông chủ, không dễ đâu, nếu là ông chủ giỏi!

Chỉ là lời khuyên đầy ngậm ngùi cay đắng của một người già mệt mỏi, với con cháu của ông. Tin hay có theo hay không, là chuyện của con cháu ông. Bình luận về những phát ngôn của một người đang ốm đau cả thể chất và tinh thần, thì bằng tư duy tỉnh táo và thấu hiểu, cảm thông hơn là sự “bốc đồng, lên đồng”!

 

Nỗi xấu hổ cùng ba lời khuyên của cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá

Lời khuyên thứ ba, lời khuyên quan trọng nhất của ông cho con cháu: “Không làm ông chủ. Hãy làm thuê mà sống”. Chao ôi! Xấu hổ biết bao nếu thế hệ trẻ hôm nay lại nhận những lời khuyên có thể nói là bạc nhược, tệ hại, tầm thường ấy từ bậc cha mẹ thân yêu của mình.

Vụ án bầu Kiên chấn động dư luận không chỉ vì liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, một “người hùng” trong giới kinh doanh ngân hàng, một “người hùng” trong làng “bầu sô bóng đá” mà còn liên quan đến ông Trần Xuân Giá – một chính khách nổi tiếng.

Rõ ràng ông Trần Xuân Giá không chỉ là một quan chức cao cấp của nhà nước mà còn là một người đã từng có vai trò không nhỏ trên các diễn đàn kinh tế, chính trị, xã hội của nước nhà, và đã thực sự là một chính khách ưu tú khi góp phần không nhỏ vào tiến trình ra đời “Bộ luật Doanh nghiệp”  – một Bộ luật tiến bộ mang tầm nhìn cải cách kinh tế, tác động lớn vào phát triển kinh tế quốc gia.

Tiếp tục đọc

Đám tang trong im lặng của hiệu phó trường Danwon

Tác giả: Như Tâm (theo CNN)
KD: Mình muốn đưa bài viết này lên Blog, như một sự kính trọng một nhân cách người thầy, và thương xót người thầy có lương tâm, tự trọng. Nỗi day dứt, dày vò lương tâm, nỗi đau quá lớn trước sự ra đi của nhiều học trò khiến ông, người thầy tự cho mình phải chịu trách nhiệm về một mất mát không bù đắp nổi, đã tìm đến cái chết. Ở bên kia thế giới, tin chắc ông được gặp những học trò của mình, để lương tâm ông thanh thản hơn.
———
Thi hài của thầy giáo tự tử sau vụ chìm phà ở Hàn Quốc được đưa đến nhà tang lễ từ khi mặt trời chưa mọc. Phía sau xe tang là khoảng 100 người mặc đồ đen đến tiễn ông trong im lặng.
Ông Kang Min-kyu. Ảnh: Mirror.

Hiệu phó Kang Min-kyu. Ảnh: Mirror.

Ông Kang Min-kyu, 52 tuổi, là một trong số hơn 170 người được cứu thoát trong tai nạn chìm phà Sewol ở ngoài khơi tây nam Hàn Quốc hôm 16/4. Ngoài chức vụ hiệu phó, ông Kang còn là thầy giáo giảng dạy môn đạo đức ở trường trung học Danwon, nơi hơn 300 học sinh có mặt trên chuyến phà định mệnh theo học.

Tiếp tục đọc

Vạn sự do Tâm

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quý vừa gửi đến cho Blog triết lý về cái Tâm, thấy hay hay. Xin đưa lên để mọi người chiêm nghiệm  😛

———-

Tâm là chủ-đạo , vạn sự đều do Tâm , Nghiệp tốt , xấu được tạo cũng bởi Tâm. Giá-trị đích-thực của 01 con người là ở Tâm không phải ở Tài.
“Tài” là Tài-năng , Tài-sản
Có Tài mà ko có Tâm, rất nguy-hiểm!
Tài-sản kếch-xù? Khi buông-tay nhắm-mắt chắc-chắn bạn sẽ ko mang theo được 01 xu, chỉ có cái Tâm và những Nghiệp tạo bởi nó đi theo bạn mà thôi!
“Thiện-căn bởi tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”  (Nguyễn Du)

Tâm của chúng ta càng quan-trọng hơn vì nó nói lên nhân-cách của một con người :
Tâm lệch-lạc thì cuộc-sống nghiêng-ngả đảo-điên

Tiếp tục đọc

Những con số chết, “ngáo ộp” và “kền kền”

Tác giả: Hoàng Hường

KD: Bộ Y tế trách truyền thông làm rối loạn thông tin. Thế xã hội có quyền trách Bộ Y tế vì đã để sởi bùng phát thành dich, với hơn 100 sinh mạng trẻ thơ vô tội bị tử vong không? Không chỉ trách, mà còn lên án sự bất lực của một Bộ máy quản lý nhà nước quá lúng túng, quan liêu và chủ quan cộng với tâm lý “dối trá” thành nếp ứng xử.

Xã hội với sự phân công chức năng thành chuyên nghiệp. Truyền thông có chức năng truyền thông, báo động cho xã hội những nguy hiểm tiềm ẩn trong đời sống. Y tế có chức năng phòng bệnh chữa bệnh. Phòng đã chẳng tốt, đến chữa thì lúng túng. Vậy thì trách ai, hay chính phải tự chê trách mình?

———–

Khủng hoảng lòng tin và thông tin không còn là những câu hỏi trừu tượng nữa, mà hiện hữu thành những con số chết lạnh lùng đến bàng hoàng.

Những linh hồn non dại

Trong chỉ vài ngày, những con số khô khốc đã và đang tạo ra cơn lốc xoáy bàng hoàng cho hàng triệu gia đình.

Những giọt nước mắt rơi từ gia đình này sang gia đình khác, từ bệnh viện, sân trường đến mạng xã hội… Nỗi xót xa chung.

Liền theo đó là những phát ngôn bất nhất: có dịch/ không dịch, kiểm soát/không thể kiểm soát, tỷ lệ tử vong thấp/tình hình nghiêm trọng… Con số tử vong vẫn tăng khiến người dân bối rối, tức giận chỉ chờ bung ra,

Trong bối cảnh đó, truyền thông đã trở thành một trong những tội đồ bị nhà chuyên môn điểm mặt chỉ tên. Lý do: một trong những nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát dữ dội, ngoài lý do mang tính chuyên môn như chu kỳ 3, 5 năm của dịch; điều kiện thời tiết nóng ẩm… thì lý do lớn nhất là các bà mẹ không cho con đi tiêm chủng ngừa bệnh. Hậu quả của bộ máy truyền thông “kền kền” gây ra, như những ý kiến cáo buộc.

Quay lại thời điểm tháng 7/2003, dư luận bàng hoàng khi cùng lúc có ba đứa trẻ chết sau khi được tiêm vacxin. Dư luận sục sôi, báo chí vào cuộc; cộng thêm việc trước đó có những ca tai biến sau khi tiêm vacxin Quinvaxem, phòng chống mấy chủng bệnh, trong đó có sởi. Kết quả là vacxin trở thành cụm từ đáng sợ, như có người mỉa mai “nên mang đi tiêm cho tử tù”.

Tiếp tục đọc