Trung Quốc thật tâm hay giả vờ chống tham nhũng?

Tác giả: Mạnh Kim

KD: Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo đã gửi cho bài viết này 😀

 
Thật khó có thể nói Trung Quốc không thật tâm hay giả vờ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ngày 22-1-2013, trong buổi nói chuyện tại Ủy ban kỷ luật trung ương đảng, Tập Cận Bình đã nói đến chuyện “bắt hổ, diệt ruồi”. Đây không phải lần đầu tiên Bắc Kinh nhấn mạnh việc chống tham nhũng. Họ phải hiểu rằng sự tồn vong của thể chế, của chính quyền và của nhà nước có liên quan đến tham nhũng.
 Chẳng đời chủ tịch Trung Quốc nào mà không hô hào chống tham nhũng. Thời Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói đương sự đã chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài với 99 cỗ dành cho quan tham và một cỗ cho mình. Năm 2006, phát biểu trước Ban phòng chống tham nhũng trung ương, Hồ Cẩm Đào nói: “Cái quả bom nổ chậm ấy chôn trong xã hội có thể dẫn đến loạt vụ nổ, đưa đến bất ổn đồng thời làm tê liệt bộ máy nhà nước”.

Tuy nhiên, cũng khó có thể nói Trung Quốc chống tham nhũng là thật sự… chống tham nhũng. Đánh tham nhũng tại nước này chủ yếu là “diệt ruồi”. Còn “đánh hổ” thường mang dáng dấp của cuộc chém giết xâu xé quyền lực thượng tầng. Từ vụ Trần Lương Vũ đến Bạc Hy Lai rồi Chu Vĩnh Khang hiện tại đều là các cuộc chặt chém vây cánh. Không phải tự nhiên mà Giang (Trạch Dân) và Hồ (Cẩm Đào) đang đề nghị Tập kiềm bớt lại các chiến dịch càn quét trải thảm nhằm vào đàn em Chu Vĩnh Khang (Financial Times 31-3-2014). Giang-Hồ hiểu rõ rằng, nếu chiến dịch vờn con hổ Chu Vĩnh Khang tiếp tục mở rộng, rất khó có thể tránh được khả năng mũi giáo thọc trúng thuộc hạ họ. Giang-Hồ hiển nhiên hiểu rõ yếu tố lắt léo của những gắn kết quyền lực và quyền lợi trong một môi trường chính trị mà khái niệm “quan hệ” đã trở thành bản chất của chế độ. Trong đó đặc biệt tồn tại một thứ “văn hóa chính trị” bất minh gọi là “con ông cháu cha” vốn quen thuộc với lịch sử chính trị từ Trung Hoa ngày xưa đến Trung Quốc ngày nay.

DreamWorks Animation liệu có thể đột nhập vào thị trường điện ảnh bảo hộ chặt chẽ như Trung Quốc nếu “đối tác” của họ không phải là Giang Miên Hằng, con trai của Giang Trạch Dân? Con cháu giới chính trị Trung Quốc đã hình thành nên những hệ thống quyền lực và quyền lợi với những sân chơi và “lãnh thổ” riêng.
Ôn Vân Tùng, con của Ôn Gia Bảo, là sếp một công ty viễn thông vệ tinh lớn nhất châu Á. Hồ Hải Phong, con của Hồ Cẩm Đào, từng nắm độc quyền cung cấp máy quét an ninh dùng tại sân bay, cảng tàu và ga điện ngầm khắp Trung Quốc. Phùng Thiệu Đông, con rể Ngô Bang Quốc, từng “làm cò” cho tập đoàn tài chính Merrill Lynch. Chu Vân Lai, con của Chu Dung Cơ, có chân trong Tập đoàn vốn quốc tế Trung Quốc (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất Trung Quốc). Lý Tiểu Lâm, con gái Lý Bằng, là chủ tịch tập đoàn điện lực China Power International (trong khi người anh trai Lý Tiểu Bằng cũng làm sếp một công ty điện lực).

Tăng Vĩ, con trai của cựu phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng, từng mua một biệt thự 32 triệu USD ở Sydney. Tăng Chi Kiệt, con trai của cựu Ủy viên Bộ chính trị Tăng Bồi Viêm, có chân trong tập đoàn tài chính Kaixin Investments. Lưu Nhạc Phi, con trai của Ủy viên Bộ chính trị Lưu Vân Sơn, cũng có mặt trong ngành quản trị tài chính; tương tự Giang Chí Thành, cháu trai của Giang Trạch Dân; tương tự Lưu Xuân Hàng, con rể của Ôn Gia Bảo (tức chồng của Ôn Như Xuân); tương tự Xa Phong, con rể của Đái Tương Long, cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương. Tề Kiều Kiều, chị cả của Tập Cận Bình, cùng chồng là Đặng Gia Quý, là “doanh nhân” làng bất động sản và đất hiếm với tài sản khoảng 376 triệu USD. Liên quan nhà Hồ Cẩm Đào còn có người anh em họ, Hồ Dực Thì, chuyên lĩnh vực thép. Liên quan nhà Đặng Tiểu Bình có cậu con rể Ngô Kiến Thường (chồng của Đặng Lâm), cũng chuyên “làm thép”… Tháng 10-2012, tờ New York Times cho biết, tài sản “tập đoàn” Ôn Gia Bảo, trong đó có bà vợ Trương Bối Lợi chuyên kinh doanh kim cương, cùng bà mẹ Dương Chí Vân 90 tuổi, lên đến 2,7 tỉ USD…

Trong cái hệ thống mạng nhện như thế, xung đột nhóm là không thể không xảy ra. Nó sẽ không dẫn đến chém giết thanh trừng chừng nào người ta còn “thương lượng” với nhau được. Dĩ nhiên trong cái thế giới đó, người ta biết tỏng lẫn nhau. Khi xung đột nhóm trở nên vô phương cứu vãn, đặc biệt khi mâu thuẫn lợi ích kinh tế đan xen với đấu đá quyền lực chính trị, lá bùa “chống tham nhũng” sẽ được ngửa lên…Do đó, nếu cứ tin cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc là thuần túy chống tham nhũng thì chẳng có gì ngây thơ hơn thế!

 

 

Lý do “vua hề Sác-lô” chia tay với… 2.000 người tình

Tác giả: Bích Ngọc (tổng hợp)
KD: Bài viết đã “đụng chạm” được đến một vấn đề khá bản chất, lý giải sự  “đào hoa”, và thói yêu đương của Vua Hề. Đó là sự rối loạn, lệch lạc về cả tâm lý lẫn nhân cách, di chứng “sang chấn” nặng nề của một con người có hoàn cảnh đặc biệt từ tuổi thơ, lại có máu nghệ sĩ.
Bản thân thiếu tự tin, Vua Hề này luôn liên tiếp phải yêu, phải yêu chỉ là để che giấu sự yếu đuối và… cả trống rỗng trong tâm hồn vì quá khao khát yêu thương. Ông ta trượt dài trong những “bấu víu”, được che đậy tinh tế và nhân danh “đào hoa” (bởi khi đó, ông ta vừa nổi danh giàu có, vừa nổi tiếng về tài năng).
Cái sự  nổi tiếng “đào hoa” ấy, cho ông ta sự tự tin về tâm lý, mà thôi!
——
Sinh thời, Charlie Chaplin là một trong những “gã đào hoa” nhất Hollywood, chính ông từng thú nhận đã qua lại với hơn 2.000 phụ nữ. Nhưng vì sao ông luôn chia tay họ?

Tuổi thơ bi kịch và “di chứng” ở tuổi trưởng thành

Khi mới ngoài 20 tuổi, Chaplin đã là một hiện tượng thành công “khủng khiếp”, là gương mặt nghệ sĩ hài nổi tiếng khắp thế giới.

Thực tế, Chaplin không phải một người đàn ông cao lớn, có thể nói là hơi thấp, đầu ông khá to so với thân người nhỏ gầy. Tuy vậy, Chaplin là một người đàn ông ưa nhìn với đôi mắt xanh sâu thẳm, mái tóc xoăn đen, hàm răng trắng bóng, đôi môi quyến rũ…

Lý do “vua hề Sác-lô” chia tay với... 2.000 người tình
Charlie Chaplin chiếm được cảm tình của mọi cô gái bởi danh tiếng, khiếu hài hước và gương mặt ưa nhìn.

Chaplin có thể chiếm được trái tim phụ nữ một cách dễ dàng, ông cũng chia tay họ bất cứ khi nào ông muốn. Khi trả lời phỏng vấn trên tờ Vanity Fair năm 1926, người ta hỏi đối với ông thế nào là một người tình lý tưởng, Chaplin trả lời: “Đó là người mà tôi không thực sự yêu nhưng cô ấy thì chết mê chết mệt tôi”.

Chaplin không bao giờ đặt lòng tin vào phụ nữ. Ông luôn sợ sự mất mát và phản bội, ông là một người dễ bị khiêu khích và cũng dễ bị tổn thương, thường nổi cơn ghen chỉ vì những lý do rất nhỏ.

Sự phức tạp trong tính cách của Chaplin đã được phản ánh trong những bộ phim của ông. Trong các vai diễn của mình, Chaplin thường tỏ ra bẽn lẽn, rụt rè trước những phụ nữ đứng đắn, ông tiếp cận họ rất ngập ngừng, đầy thăm dò.

Đối với những phụ nữ “dễ dãi”, nhân vật của Chaplin có cách ứng xử khiếm nhã và táo tợn, thường dùng gậy để… kéo cổ hoặc kéo chân cô gái lại gần.

Đạo diễn Mack Sennett, người từng hợp tác với Chaplin cho rằng Chaplin là “một người đàn ông bé nhỏ và nhút nhát, luôn bối rối, lúng túng vì đủ chuyện trên đời”.

Thuở mới vào nghề, không ai đặt nhiều kỳ vọng vào Chaplin, không ai nghĩ ông sẽ thành công, nhưng rồi ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa nổi tiếng, được yêu thích ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Lý do “vua hề Sác-lô” chia tay với... 2.000 người tình

Trên màn ảnh, Chaplin là “vua hề”. Trong tình trường, Chaplin là “vua tình ái” nhưng cách mà ông đối xử với các người tình chắc chắn từng khiến vô số cô gái cảm thấy kinh hoàng.

Charlie Chaplin sinh tháng 4/1889. Mẹ của ông vốn là một ca sĩ – bà Hannah Chaplin. Trước khi kết hôn với ông Charles Chaplin, bà đã có một cậu con trai ngoài hôn thú. Sau khi lấy chồng, bà vẫn tiếp tục những mối quan hệ ngoài luồng và sinh ra Charlie Chaplin. Dù chồng bà cho cậu bé được mang họ mình nhưng chỉ một năm sau, ông rời bỏ gia đình.

Mẹ con Charlie rơi vào cảnh cùng quẫn. Bà Hannah phải kiếm sống nuôi con bằng đủ nghề. Có những giai đoạn nghèo khó nhất, 3 mẹ con đã phải sống vất vưởng ngoài hè phố.

Nói về tuổi thơ mình, Charlie Chaplin chia sẻ: “Nếu ai muốn đong đếm hàm lượng đạo đức trong gia đình tôi bằng cách đem áp dụng những chuẩn mực thông thường, điều đó sẽ sai lầm giống như đem nhiệt kế nhúng vào nồi nước sôi”.

Tuổi thơ của Chaplin bị ông coi như đã kết thúc từ năm lên 7, khi đó, ông phải vào trại tế bần, bị mẹ bỏ rơi. Thực tế, đây là cú sốc mà không bao giờ Charlie có thể vượt qua được: “Tôi hầu như chẳng bao giờ biết thế nào là khủng hoảng bởi tôi đã luôn sống trong khủng hoảng từ khi còn là một cậu bé. Tôi tự cho phép mình thoát ra khỏi mọi rắc rối bằng cách lãng quên chúng”.

Đời sống tình cảm đầy sóng gió

Có lần, Charlie Chaplin đăng một mẩu quảng cáo trên báo rằng: “Cần tìm cô gái xinh đẹp nhất California tham gia một bộ phim cảm động”. Edna Purviance chính là cô gái được lựa chọn. Edna là một cô gái ít đòi hỏi, sống khiêm tốn và luôn biết cách chịu đựng sự lo lắng, bất an cùng những trạng thái cảm xúc khó đoán của Chaplin. Họ dần trở nên gần gũi, yêu nhau và thậm chí còn chuẩn bị cưới.

Lý do “vua hề Sác-lô” chia tay với... 2.000 người tình
Charlie Chaplin và nữ diễn viên Edna Purviance trong phim “The Bond” (1918). Charlie gặp Edna năm 1915, khi đó, cô 19 còn Chaplin 25. Edna chưa hề có kinh nghiệm diễn xuất. Đối với Chaplin, đó là điều tuyệt vời nhất, bởi ông sẽ có thể “nhào nặn đất sét thành bất cứ hình thù nào mong muốn”.

Nhưng rồi sự nghiệp của Charlie lên như pháo thăng thiên, ông say mê công việc và dành chọn tâm sức cho công việc. Trên phim trường, mỗi cảnh quay Charlie đều yêu cầu tập đi tập lại tới 50 lần, quay đi quay lại 20 lần và sau đó ngồi lì trong phòng biên tập. Edna bị lãng quên.

Chaplin gặp nữ diễn viên 16 tuổi Mildred Harris năm 1918 và đem lòng yêu cô.
Chaplin gặp nữ diễn viên 16 tuổi Mildred Harris năm 1918 và đem lòng yêu cô.

Sau đó, Chaplin gặp nữ diễn viên 16 tuổi Mildred Harris tại một bữa tiệc năm 1918. Lúc này, Chaplin 29 tuổi, đã là nam diễn viên giàu có bậc nhất Hollywood. Ông thường gửi hoa hồng đến tặng Mildred và kiên nhẫn ngồi trong xe đợi cô hàng giờ, họ nhanh chóng trở thành một cặp.

Khi Mildred cho Chaplin biết cô đã mang thai, đó là một tin kinh hoàng đối với ông. Nhưng để tránh lùm xùm, họ đã tổ chức một lễ cưới giản dị. Hóa ra Mildred đã “bẫy” Chaplin và cô không hề mang thai. Mưu đồ này đã khiến cuộc sống hôn nhân của cô trở thành địa ngục kinh hoàng. Chaplin lúc thì buồn rầu lúc lại cáu gắt.

Mildred đã có lúc suy sụp đến phải nhập viện vì thường xuyên lo lắng. Thế rồi cô cũng mang thai khi Chaplin đã bắt đầu ngoại tình, hoàn toàn lãng quên vợ. Con trai của họ qua đời sau 3 ngày lọt lòng mẹ. Sự việc khiến cuộc hôn nhân không thể cứu vãn. Họ chia tay năm 1920.

Mildred là người đâm đơn ra tòa, cô cũng là người đầu tiên hé lộ cho công chúng biết về sự thật cuộc sống đằng sau màn ảnh của “vua hề”. Sự việc này là một vết thương lớn đối với lòng tự tôn và phong cách sống kín đáo của Chaplin.

Chaplin gặp nữ diễn viên 16 tuổi Mildred Harris năm 1918 và đem lòng yêu cô.
Sau cuộc hôn nhân thất bại, Chaplin hẹn hò với vô số diễn viên Hollywood. Khi làm phim “The Pilgrim” (1923), ông qua lại với Peggy Hopkins Joyce. Chaplin ước tính trong suốt cuộc đời, ông đã có quan hệ với hơn 2.000 phụ nữ.

Mối tình với nữ diễn viên 15 tuổi Lita Grey cũng là một bi kịch. Họ gặp nhau trên phim trường “The Gold Rush” (1925). Khi phim hoàn tất, Lita nói rằng cô đã mang thai.

Chaplin đề nghị Lita phá thai, rồi lại đề nghị sẽ thuê một người đàn ông kết hôn với cô để làm cha hợp pháp cho đứa trẻ nhưng tất cả đều bị Lita gạt đi. Nếu Lita kiện Chaplin tội quan hệ với trẻ vị thành niên, ông sẽ bị phạt 30 năm tù. Về sau Chaplin kể lại rằng: “Ở thời điểm đó, tôi đã sốc và thậm chí nghĩ tới chuyện tự tử”.

Chaplin bắt đầu qua lại với Lita Grey trên phim trường “The Gold Rush” (1925).
Chaplin bắt đầu qua lại với Lita Grey trên phim trường “The Gold Rush” (1925).

Họ tổ chức một hôn lễ bí mật ở Mexico. Ngay sau khi kết hôn, mối quan hệ của họ coi như đã tan vỡ. Chaplin càng lúc càng trở nên khó ưa và hành xử kỳ quặc.

Năm 1927, họ ly dị, người đâm đơn là Lita. Lita tiếp tục “nối gót” Mildred đưa ra nhiều thông tin gây sốc, làm xấu trầm trọng hình ảnh Charlie Chaplin trong mắt công chúng. Lần này, Chaplin đã suýt nhảy từ tầng cao của một khách sạn ở New York nhưng may có người tài xế ngăn kịp.

Charlie Chaplin có 4 đời vợ. Lita Grey là vợ thứ 2.
Charlie Chaplin có 4 đời vợ. Lita Grey là vợ thứ 2.

Sau sự việc này, mái tóc đen của Chaplin bạc trắng. 9 năm sau, ở tuổi 47, con tim ông “vui trở lại” với nữ diễn viên Paulette Goddard, cô 22 tuổi nhưng nói dối rằng mới 17. Họ nhanh chóng chuyển về sống chung, Chaplin giao cho cô vai chính trong phim “Modern Times” (1936).

Nữ diễn viên Paulette Goddard.
Nữ diễn viên Paulette Goddard.

Trong ngày đầu tiên bấm máy, Paulette xuất hiện với tạo hình lộng lẫy, Charlie lắc đầu và nói: “Không phải phong cách này”. Ông bảo Paulette cởi giày, thay đồ, tẩy trang, rồi dội một xô nước lạnh lên người nữ diễn viên.

Paulette Goddard là đời vợ thứ 3 của Chaplin. Trong cuộc hôn nhân này, Chaplin tiếp tục đóng vai người kiểm soát, ông cũng luôn gây áp lực cho vợ trên phim trường. Họ chia tay năm 1940 khi bộ phim “The Great Dictator” vừa ra mắt. Lúc này, Charlie 51 tuổi, ông đã trải qua một thiên tình sử đầy tai tiếng.

Paulette xuất hiện lần cuối bên Charlie tại lễ công chiếu bộ phim “The Great Dictator”.
Paulette xuất hiện lần cuối bên Charlie tại lễ công chiếu bộ phim “The Great Dictator”.

Ở tuổi 54, ông tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình – cô gái 18 tuổi Oona O’Neill – con gái của một biên kịch. Trong hồi ký của mình, Chaplin coi việc gặp được O’Neill là “sự kiện hạnh phúc nhất đời” và nói cô chính là “tình yêu hoàn hảo” mà ông vẫn kiếm tìm. Oona tôn thờ Charlie.

Trong cuộc hôn nhân 18 năm (kéo dài cho tới tận khi Chaplin qua đời), họ có 8 người con.
Trong cuộc hôn nhân 18 năm (kéo dài cho tới tận khi Chaplin qua đời), họ có 8 người con.

———-

http://dantri.com.vn/van-hoa/ly-do-vua-he-saclo-chia-tay-voi-2000-nguoi-tinh-859314.htm

 

Đột phá xúc động trong hòa giải dân tộc

Tác giả: Theo Tuổi trẻ

KD: Nếu đúng như lời TT Nguyễn Thanh Sơn nói, thì đây đúng là sự … đột phá

Trong gần 100 ý kiến phản hồi bài viết “Lấy chân thành xóa hố sâu thù hận” (Tuổi Trẻ ngày 5-4), hầu hết bày tỏ vui mừng trước những việc làm ý nghĩa có tính đột phá trong hòa giải dân tộc đang được thực hiện.

 Ngày hòa hợp

Tiếp theo việc chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” vào trung tuần tháng 3-2014, mới đây Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã thông tin về việc “một lễ cầu siêu sẽ được tổ chức tại Trường Sa

Để ghi nhận công lao của những anh hùng, liệt sĩ nhiều thế hệ, kể cả những người lính Việt Nam cộng hòa đã hi sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, cũng như các thuyền nhân thiệt mạng ngoài biển Đông”, và việc cơ quan thẩm quyền nhà nước mời một số người cực đoan, chống đối quyết liệt, đi thăm Trường Sa để họ hiểu các nỗ lực bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước. Tất cả đã làm lóe lên nhiều hi vọng là ngày hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ không còn là chuyện xa vời nữa.

Như ông Nguyễn Thanh Sơn đã phát biểu: “Lấy chân thành xóa hố sâu hận thù”, tôi muốn nói thêm: với những nước từng đưa quân xâm lược, ta đã theo tinh thần của Nguyễn Trãi: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn” và bây giờ họ đều trở thành đối tác toàn diện, không lẽ với đồng bào ruột thịt của mình mà cứ để tình trạng chia rẽ dai dẳng, làm suy yếu nội lực và nguyên khí quốc gia?

Tuy nhiên, trước quá nhiều nghi ngại trong suốt gần 40 năm qua thì đúng là chỉ có lòng chân thành, sự thực tâm, tấm lòng vị tha mới hóa giải được những hố sâu thẳm ngăn cách. Mà điều đó phải xuất phát từ tấm lòng của những người có thẩm quyền và phải có sự đồng bộ giữa các cấp và các ngành trong nước.

Gần 40 năm sau ngày 30-4-1975, liệu có nên dùng chữ “ngụy” trong sách giáo khoa hay trên các phương tiện truyền thông nữa, hay hãy cho nó vào quá khứ, thiết nghĩ là vấn đề cần nghiêm túc đặt ra vì cùng với việc cầu siêu cho những người hi sinh vì biển đảo thì một văn bản chỉ đạo không dùng chữ “ngụy” nữa nhất định sẽ tạo được sự đột phá mạnh mẽ trên con đường hòa hợp hòa giải, đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh mới để xây dựng và bảo vệ đất nước

Và đó chính là ngày hòa hợp hòa giải dân tộc!

NGUYỄN THIỆN – tác giả chương trình “Dân ta biết sử ta

Tuyệt vời

Thật tuyệt vời, chân thành cảm ơn Chính phủ Việt Nam và ngài Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tổ chức chuyến thăm Trường Sa và cầu nguyện cho chiến sĩ và thuyền nhân hi sinh ở biển Đông. Việt kiều hải ngoại rất vui mừng khi biết được tin này. Sức mạnh của Việt Nam sẽ tăng lên khi 4 triệu Việt kiều và 90 triệu đồng bào trong nước đoàn kết lại với nhau.

ARRIS BUI, Úc

Sức mạnh đoàn kết

Tôi chờ đợi điều này đã lâu rồi. Tôi tin rằng Chính phủ đã đi đúng hướng. Chỉ có đoàn kết, xóa bỏ quá khứ hận thù thì mới chung tay xây dựng tương lai tươi đẹp cho con cháu đời sau chúng ta hưởng. Đoàn kết là sức mạnh phá tan mọi âm mưu cướp nước, là “vũ khí” có thể chống chọi với mọi loại vũ khí dù hiện đại đến đâu.

TRỌNG ĐỨC

Ý nghĩa

Đây là việc làm ý nghĩa và đầy nhân tâm nên đòi hỏi phải có thiện chí cùng nhìn về một hướng của nhiều phía. Chỉ có thế mới làm cho Tổ quốc Việt Nam có được vị thế vững vàng, mạnh mẽ trên bản đồ thế giới trong xu thế hội nhập.

HIẾU TRẦN

Bia ghi công

Tôi ước: có những tấm bia “Tổ quốc ghi công” tất cả các liệt sĩ đã hi sinh ở Hoàng Sa và Trường Sa trên các bờ biển Việt Nam, không phân biệt là chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam hay quân đội Việt Nam cộng hòa. Đó là sự vinh danh cho những người con đã xả thân vì Tổ quốc, là sự khẳng định chủ quyền Tổ quốc thiêng liêng của chúng ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Và đó cũng nhắc nhở cho các thế hệ muôn đời sau về công ơn của ông cha để tiếp bước giữ gìn biên cương, hải đảo.

LƯƠNG MINH HIỀN

———-

http://tuoitre.vn/ban-doc/601689/dot-pha-trong-hoa-giai-dan-toc.html

 

Cậu bé 7 tuổi xin được chết để cứu mẹ

Tác giả: Thu Phương (Theo Daily Mail)

KD: Mình đọc bài này mà không cầm được nước mắt. Muốn đưa lên để bạn đọc đọc và chia sẻ.  Mình  tin rằng Bé đang ở trên thiên đường, và vẫn mỉm cười với mẹ. Niềm an ủi duy nhất với mẹ Bé, là đứa con bé bỏng yêu dấu vẫn sống cùng với mẹ, “giúp mẹ” theo cách của mình.

——

Mới đây, câu chuyện về Chen Xiaotian, cậu bé 7 tuổi ở Trung Quốc mặc cản bệnh u não chấp nhận hy sinh tính mạng để lấy thận cứu mẹ đã khiến tất cả mọi người không kìm được xúc động.

Các bác sĩ đã phát hiện Xiaotian có một khối u ác tính trong não khi cậu mới lên 5 tuổi chỉ vài tháng trước khi mẹ cậu – cô Zhou Lu, 34 tuổi cũng bị chuẩn đoán mắc căn bệnh suy thận mãn tính.

Mặc dù, thời gian đầu khi điều trị, bệnh tình của cậu bé đã có những tín hiệu tốt nhưng không may rằng nó đã ngày càng một xấu đi và các bác sĩ cho biết rằng cậu không thể sống đến tuổi trưởng thành.

Cô Lu và con trai đã cùng nhau chiến đấu với căn bệnh quái ác suốt 2 năm trời. Càng ngày, cả hai mẹ con đều trở nên yếu hơn khi cô Lu cần đi chạy thận và cậu bé thì phải được theo dõi và chăm sóc 24/24. Cậu bé đã mất dần thị giác, cơ thể gần như bị tê liệt hoàn toàn và chỉ có thể nằm trên giường bệnh.

Bà ngoại của cậu bé Lu Yuanxiu, 57 tuổi xúc động nói: “ Bác sĩ bảo với tôi rằng cháu trai tôi sẽ không thể qua khỏi nhưng thận của cậu bé có thể cứu sống mẹ em và hai tính mạng khác nữa. Nhưng khi tôi bàn bạc với con gái tôi thì nó đã từ chối thẳng thừng và không muốn nghe bất cứ điều gì liên quan đến chuyện đó nữa.”

Xiaotian đã nghe được câu chuyện của bà ngoại nói với mẹ và cậu bé đã thuyết phục mẹ cậu đồng ý: “Con muốn cứu mẹ!”. Cuối cùng, cô Lu đã khóc và đồng ý với con trai trong nước mắt. Các bác sĩ sau đó đã nhanh chóng tiến hành xét nghiệm và cho biết cơ thể hai người hoàn toàn tương thích để ghép thận.

Chen Xiaotian đã qua đời vào ngày 2/4 vừa qua và cậu đã nhanh chóng được chuyển đến phòng phẫu thuật để lấy thận và gan cấy ghép cho cô Zhou Lu cùng 2 người khác. Quả thận còn lại được ghép cho một cô gái 21 tuổi và gan thì được ghép cho một người đàn ông 27 tuổi.

Tỉnh lại sau ca phẫu thuật, cô đau buồn nói rằng con trai cô đã mất đi thì niềm an ủi duy nhất đối với cô là một phần cơ thể của con trai vẫn còn sống bên trong cơ thể mình.

Đại diện của bệnh viện cho biết: “ Tất cả ba ca phẫu thuật cấy ghép đều thành công, cậu bé đã ra đi và cứu sống 3 mạng người.”

“Đội ngũ bác sĩ đã dành một phút mặc niệm cho cậu bé xấu số trước khi tiến hành phẫu thuật và không ai trong số họ có thể cầm nổi nước mắt.” – Ông nhấn mạnh.

cứu mẹ
ZhouLu đọc truyện cho con trai Chen Xiatian nghe khi cậu bé mất thị lực vì căn bệnh ung thư não.cứu mẹ

Nhiều người không thể kìm nước mắt khi đưa cậu bé dũng cảm sang phòng phẫu thuật.

cứu mẹ

Đội ngũ bác sĩ đã dành những giây phút mặc niệm cho cậu bé xấu số

cứu mẹ

cứu mẹ

Mẹ cậu bé, cô Zhou Lu đau buồn trước sự ra đi của con trai.

———

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/169045/cau-be-7-tuoi-xin-duoc-chet-de-cuu-me.html

 

 

Trăng-hoa

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Cảm ơn anh Đào Dục Tú về một bài tạp cảm thú vị. Trăng hoa sẽ không bao giờ mất đi, khi trái đất vẫn tiếp tục sinh ra con người  😀

Ở Việt Nam tôi không biết còn có tác phẩm văn học cổ kim nào như truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, nôm na dùng hình ảnh so sánh, như một tảng đá nam châm tinh thần tinh hoa Việt “siêu khổng lồ”. Truyện Kiều hấp dẫn không biết bao nhiêu thế hệ độc giả trải suốt thời gian “tam bách dư niên hậu” nước Việt liên tục thăng trầm, suy thịnh hết sức bất thường.

Nguồn: Trên mạng

Nói khoa trương, trên dưới ba trăm năm nay, người Việt đã tốn sông mực núi giấy bình giải, bình chú, luận bàn, lạm bàn, nghiên cứu, khảo cứu. Hàng nghìn cây bút từ bậc “bỉnh bút” túc Nho, bác học, nhân sĩ, trí giả, nhà văn nhà thơ cho tới bạch diện thư sinh học trò, người làm báo, người làm văn hóa giáo dục phổ thông…v.v.. với biết bao nhiêu tâm sức,thời gian dành cho cuốn sách hơn ba ngàn câu thơ lục bát này.

Tiếp tục đọc

“Putin – Merkel như một cặp vợ chồng già, biết hết mánh của nhau”

Tác giả: Hùng Anh (theo Trí thức trẻ)

KD: Ảnh chụp “đạt” quá về  thần thái và bản chất bài viết  😀

——

Đọc thêm: http://soha.vn/quoc-te/yanukovych-viec-nga-sap-nhap-crimea-la-mot-tham-kich-20140403073913255.htm

Mối quan hệ khá thân thiết, những suy nghĩ thực tế của Thủ tướng Đức khiến bà phải đảm nhiệm trọng trách đầy rủi ro: trung gian hòa giải với Putin trong vấn đề Ukraine.

 

Cặp vợ chồng già hiểu nhau tường tận

Sau một trong những cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2002, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói đùa với các phụ tá của mình rằng bà đã vượt qua “bài kiểm tra của KGB” bằng cách nhìn thẳng vào mắt ông Putin chứ không hề né tránh.

Các phụ tá của Thủ tướng Đức nhận xét rằng khi bà Merkel và ông Putin làm việc với nhau, đó sẽ là cuộc đụng độ của hai thế giới quan hoàn toàn đối lập. Mặc dù vậy, cả 2 nhà lãnh đạo, chỉ hơn kém nhau hai tuổi, đều nói được ngôn ngữ của nhau – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Bà Merkel rất hâm mộ các tác giả Nga Tolstoy và Dostoyevsky, và đã từng đến Moscow từ thời niên thiếu để học tiếng Nga. Trong khi đó, môn học yêu thích của ông Putin thời còn cắp sách đến trường chính là tiếng Đức. Ông đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ này suốt nửa thập kỉ làm sĩ quan tình báo KGB ở Dresden, sau đó còn gửi con gái đến trường học Đức ở Moscow.

Trong chuyến thăm đầu tiên của bà Merkel đến Nga trên cương vị Thủ tướng Đức, hai nhà lãnh đạo đã trò chuyện với nhau thông qua các phiên dịch viên, nhưng rồi lại thường xuyên phải sửa lỗi cho phiên dịch. Và theo lời các phụ tá thì những cuộc đối thoại giữa họ vẫn diễn ra theo cách như vậy cho tới nay.

Viết trong cuốn tiểu sử năm 2013 của bà Merkel, tác giả Stefan Kornelius đã ví hai nhà lãnh đạo như một cặp vợ chồng già quá am hiểu mọi mánh khóe của nhau và có thể đoán trước được đối phương sẽ nói tiếp theo.

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Merkel.

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Merkel.

Đối đầu và đồng lòng

Năm 2006, một năm sau khi đánh bại đồng minh thân cận của Nga Gerhard Schroeder để trở thành Thủ tướng, bà Merkel đã có chuyện thăm nhà lãnh đạo Putin tại dinh thự Black Sea ở Crimea. Lần đó, ông Putin đã làm người đồng cấp Đức nóng mặt khi để cho chú chó Koni – thuộc giống Labrador, vừa to vừa đen – nhảy bổ vào phòng, phớt lờ lời cảnh báo trước đó từ bộ phận lễ tân rằng bà Merkel rất sợ chó.

Mới đây hơn, hồi tháng 6 năm ngoái, tại một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Hermitage, Saint Petersburg, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Đức bị Liên Xô thu giữ vào cuối Thế chiến thứ Hai, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc đối đầu căng thẳng. Nguyên nhân là bởi ông Putin từ chối yêu cầu từ bà Merkel về việc trao trả các tác phẩm này lại cho nước Đức.

Tuy nhiên, vào nhiều thời điểm quan trọng, bà Merkel đã đứng về phía ông Putin như một cách khẳng định sự tín nhiệm của mình dành cho Moscow.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest năm 2008, bà Merkel đã nhất quyết không chịu khuất phục trước áp lực từ Tổng thống Bush và các nhà lãnh đạo khác nhằm đưa Ukraine và Gruzia vào lộ trình trở thành thành viên trong liên minh quân sự phương Tây. Bởi nữ Thủ tướng Đức biết rằng hành động này sẽ chọc giận ông Putin.

Bà Merkel cũng ủng hộ phía Nga khi bỏ phiếu phủ quyết tại Liên Hợp Quốc vào năm 2011, phản đối hành động can thiệp vào Libya. Chưa hết, nữ Thủ tướng cũng đã làm ông Putin vui lòng bằng những lời chỉ trích sắc sảo nhằm vào Mỹ sau việc Washington lén điện thoại di động của bà bị phát giác.

Ông Alexander Rahr, người đứng đầu diễn đàn Đức – Nga tại Berlin nhận định về mối quan hệ này rằng: “Họ đã làm việc cùng nhau hơn một thập kỷ. Mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ nhưng ông Putin hiểu và tôn trọng bà Merkel nhiều hơn các nhà lãnh đạo khác”.

Song, khác với các nhà lãnh đạo Mỹ – người từng tuyên bố nhìn thấu tâm can ông Putin (George W. Bush) hay hứa hẹn “tái khởi động” quan hệ với Nga (Barack Obama), nữ Thủ tướng Đức chưa bao giờ nuôi ảo tưởng về cựu nhân viên tình báo Liên Xô, cũng như không hy vọng có thể làm thay đổi người đàn ông 61 tuổi này.

Suy nghĩ thực tế này được đúc kết bằng những trải nghiệm của bà Merkel ở một thị trấn đồn trú của Liên Xô ở Đông Đức, rồi tiếp tục củng cố qua 14 năm đầy sóng gió trong mối quan hệ với ông Putin. Nó giúp nữ Thủ tướng Đức giành được sự tôn trọng của điện Kremlin nhưng cũng trao luôn vào tay bà trọng trách trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng Ukraine – một nhiệm vụ đầy rẫy những rủi ro.

Trọng trách người hòa giải của Merkel ở Ukraine

Thủ tướng Đức đã công khai chỉ trích hành động của Nga tại Crimea trong một phiên họp Quốc hội.

Thủ tướng Đức đã công khai chỉ trích hành động của Nga tại Crimea trong một phiên họp Quốc hội.

Kể từ sau khi Tổng thống Ukraine có đường lối thân Nga, Viktor Yanukovych, bị lật đổ hồi tháng Hai và Putin đáp trả “mạnh tay” ở Crimea, hai nhà lãnh đạo đã điện đàm với nhau khoảng 5-6 lần.

Theo các nguồn tin Đức, những cuộc nói chuyện này không hề “dễ thở “ cho cả 2 bên. Ông Putin nói rất nhiều, thậm chí là ngừng nghỉ. Những thời điểm xúc cảm và tức giận cao trào, ngôn từ của ông thể hiện sự phẫn nộ, vừa bộc phát vừa đầy toan tính, để lấn át bà Merkel. Trong khi đó, với tính cách thận trọng, bà Merkel kiên nhẫn chờ đợi đúng thời điểm mới nói lên suy nghĩ của mình.

Theo lời một quan chức cấp cao Đức thì các cuộc điện đàm “luôn mệt mỏi, luôn dữ dội và căng thẳng như một cuộc chiến”.

Bản thân bà Merkel thừa nhận rằng những cuộc đối thoại với Putin như bài kiểm tra lập luận cá nhân đầy thử thách, nơi mà bà không được để lộ bất kỳ điểm yếu nào. Trong lần nói chuyện riêng với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, bà Merkel đã chia sẻ rằng nhà lãnh đạo Nga dường như đang “sống trong một thế giới khác”, hoàn toàn xa rời thực tế.

Mặc dù vậy, trước công chúng, vào những tuần đầu tiên của cuộc khủng hoảng Ukraine, bà Merkel đã giữ ý mà không chỉ trích Putin quá mạnh mẽ, bởi bà lo ngại nó sẽ phản tác dụng và chỉ khiến cho nhà lãnh đạo Nga mạnh tay hơn nữa.

Nhưng tất cả đã thay đổi vào đầu tháng 3, khi văn phòng Thủ tướng Đức phát đi một tuyên bố cứng rắn bất thường. Theo đó, trong một cuộc điện đàm, bà Merkel đã cáo buộc ông Putin vi phạm luật pháp quốc tế khi “can thiệp không thể chấp nhận được” vào Crimea .

Ngày 6/3, tại Brussels, bà Merkel cũng khẳng định rằng EU sẽ noi gương Mỹ, áp đặt cấm thị thực và đóng băng tài sản đối với một số quan chức Nga nếu ông Putin không nhanh chóng giải quyết vấn đề Ukraine thông qua đàm phán.

Theo Reuters, giọng điệu mới của bà Merkel là một lời nhắc nhở về sự khác biệt trong thế giới quan của một mối quan hệ vốn thuần túy dựa trên lợi ích chiến lược hơn là tình bạn.

Tờ này cũng dẫn lời một nguồn tin an ninh cấp cao của Nga rằng: “Điều quan trọng đối với ông Putin là bà Merkel nghĩ gì, Trung Quốc nghĩ gì và các nước CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập) nghĩ gì”. Điều đó có nghĩa những giải pháp mang tính tượng trưng của Tổng thống Obama chẳng mảy may tác động gì đến ông Putin.

Tuy nhiên, ngay cả những thân tín của nữ Thủ tướng Đức cũng không dám tin bà có đủ khả năng làm suy chuyển ông Putin.

Ông Stefan Meister, thành viên Hội đồng châu Âu về Quan hệ đối ngoại, cho rằng: “Người ta đã thổi phồng cơ hội của bà Merkel trong việc gây ảnh hưởng tới ông Putin. Hai người đã thiết lập mối quan hệ, có sự tin tưởng nhất định và ông Putin chịu lắng nghe bà Merkel, nhưng việc gây ảnh hưởng thì cũng chỉ có giới hạn thôi. Ông Putin có mục tiêu chiến lược rất rõ ràng ở Crimea và sẽ không nghe lời thuyết phục của người Đức.”

———-

http://soha.vn/quoc-te/putin-merkel-nhu-mot-cap-vo-chong-gia-biet-het-manh-cua-nhau-20140403233630111.htm

 

 

 

Cải cách thể chế kinh tế: Cần những đột phá

Tác giả: Vũ Quốc Tuấn

KD: Ai cũng hiểu chỉ “vài nhóm” không hiểu?  😀

Tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của thể chế đối với sự phát triển của một đất nước đã được thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cũng như nước ta khẳng định.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, chất lượng kém, cơ cấu chuyển dịch chậm… nguyên nhân chính là hệ thống thể chế chậm được đổi mới. Trong bài này xin bàn về những đột phá cần thiết trong thể chế kinh tế.

Sản xuất tại nhà máy gạch Đồng Tâm

Không thể chậm trễ hơn nữa Yêu cầu cải cách thể chế kinh tế – coi như một đột phá chiến lược đã được đề ra từ nhiều năm nay. Trước những khó khăn của nền kinh tế, trong bài viết đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển.

Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”. Như vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế là một yêu cầu cấp bách không thể chậm trễ hơn nữa.

Mục tiêu cuối cùng của thể chế kinh tế là bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng phải quán triệt mục tiêu ấy. Từ thực tiễn của nước ta, có thể thấy có ba nội dung cốt lõi liên quan đến quyền của dân mà thể chế kinh tế phải tạo bước đột phá, đó là quyền sở hữu tài sản; quyền tự do kinh doanh và quyền tự do cạnh tranh.

Đây chính là những vấn đề rất thuận lòng dân, là điều kiện tạo ra đồng thuận xã hội, để có động lực mới thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ đó nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế vì sự phát triển của đất nước và trước yêu cầu hội nhập quốc tế.

Ba nội dung cần đột phá

Trước hết, là quyền sở hữu tài sản.

Phải thừa nhận rằng từ chỗ coi đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” chuyển sang “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” như Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) đã quyết định là một bước đột phá quan trọng (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr. 70).

> Lòng tin sẽ trở lại khi Việt Nam cải cách được nền kinh tế

> Kiểm soát đầu tư công và đẩy mạnh cải cách

> Khó nhất là cải cách doanh nghiệp nhà nước

> Biện pháp ngắn hạn phải phù hợp với cải cách dài hạn

Đáng tiếc là tư duy này chậm đi vào cuộc sống. Thực tế cho thấy vẫn cần xác định rõ hơn nữa “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” được thể hiện bằng các hình thức nào; hoặc như sở hữu nhà nước cần thiết duy trì đến mức nào, trong những lĩnh vực nào. Đồng thời, cần có thêm những chủ trương, chính sách để thực sự khuyến khích mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, cũng cần có những chủ trương để thực hiện liên doanh, liên kết giữa các loại hình sở hữu để tạo nên sức mạnh tổng thể của nền kinh tế. Gần đây, Điều 32 Hiến pháp 2013 của nước ta đã quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Cần có những quy định phù hợp để thực thi điều này trong thực tế.

Đáng quan tâm là quyền sở hữu về đất đai chưa phù hợp vẫn là một vấn đề nóng bỏng đã gây ra nhiều tiêu cực, những vụ khiếu kiện thậm chí xung đột giữa người dân và chính quyền địa phương. Không chấp nhận chế độ đa sở hữu, Luật Đất đai 2013 vẫn quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 5) và giao cho cơ quan chính quyền các cấp quyền “Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Đây là một quyền rất lớn.

Vì vậy, rất cần đề ra những quy định chặt chẽ về quy hoạch, thu hồi, định giá đất, v.v… bảo đảm quyền của người dân đối với đất đai, hạn chế những can thiệp hành chính dễ tạo cơ hội cho tham nhũng. Đồng thời, rất cần các giải pháp cần thiết về thời hạn sử dụng đất, tích tụ ruộng đất,… để mở rộng quy mô canh tác, phát triển trang trại, khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ, góp phần cơ cấu lại nông nghiệp.

Thứ hai là quyền tự do kinh doanh.

Qua nhiều năm đổi mới, cho đến Luật Doanh nghiệp 2005, thủ tục thành lập doanh nghiệp ở nước ta đã được cải thiện khá nhiều. Tuy vậy, nếu so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí.

Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, thực hiện đúng quy định tại Điều 33 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Gần đây, Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã có những quy định khẳng định quyền tự chủ đăng ký và kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, v.v… Đó là những đổi mới rất đáng hoan nghênh.

Đồng thời, để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, cũng rất cần thiết giám sát chặt chẽ việc các cơ quan chức năng bày vẽ thêm nhiều quy định, thủ tục trong các lĩnh vực như: thuế má, hải quan, cảnh sát giao thông, quản lý thị trường, v.v… chấm dứt những tiêu cực trong các ngành này kéo dài từ nhiều năm nay đang gây phiền hà, tốn kém, tăng thêm chi phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiêp.

Thứ ba là quyền tự do cạnh tranh.

Không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường, không có động lực của phát triển, điều này đã rõ. Trong nhiều năm nay, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, thực hiện việc quản lý giá, thúc đẩy cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.

Tuy vậy, dễ thấy là Nhà nước vẫn có vai trò can thiệp trực tiếp quá lớn vào nền kinh tế với tư cách là chủ đầu tư công và chủ sở hữu doanh nghiệp đã hạn chế cạnh tranh, làm méo mó thị trường. Vấn đề hàng đầu hiện nay là phải đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước. Cần tách bạch nhiệm vụ kinh doanh với trách nhiệm chính trị – xã hội của doanh nghiệp nhà nước.

Về giá cả, phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Thời gian tới, cần thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Như vậy, chính giá cả sẽ phân bổ nguồn lực, xóa bỏ độc quyền, tạo ra thu nhập chính đáng cho nhà đầu tư và người lao động.

Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước đang định giá phải tính đúng, tính đủ chi phí, công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá. Tiền lương là giá cả sức lao động cần được quan tâm xử lý thỏa đáng, dù đã qua sáu lần tăng lương tối thiểu, song trong thực tế, lương vẫn chưa đủ bù đắp sức lao động, dẫn đến không tạo lập được thị trường lao động và đây cũng là một nguyên nhân khiến cơ quan quản lý nhà nước không tuyển được và không giữ được người giỏi, ảnh hưởng đến chất lượng của thể chế, chính sách.

Trên đây chỉ là một số ý kiến ngắn gọn về những nội dung cần đột phá trong cải cách thể chế kinh tế. Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy việc này có nhiều khó khăn, gặp nhiều lực cản, kể cả tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích, nhưng đây là vấn đề cấp bách, càng để chậm, nền kinh tế càng phái trả giá nhiều hơn.

Vì vậy, để cải cách thể chế kinh tế thành công, trước hết là phải đổi mới tư duy, quán triệt những quy luật của kinh tế thị trường, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên, khắc phục tư duy giáo điều, bảo thủ, đồng thời nâng cao năng lực chỉ đạo của những người có trách nhiệm, không những trong quyết định thể chế mà quan trọng hơn nữa là trong thực hiện thể chế.

———–

http://www.doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2014/04/1080547/cai-cach-the-che-kinh-te-can-nhung-dot-pha/

 

 

“Ngứa mắt” với phố Tàu

Tác giả: Mạnh Duy- Trọng Đức- Như Phú

KD: Rõ ràng, vấn đề biến thành phố Tàu hay không, quyết định là vị Bí thư, Chủ tich tỉnh các địa phương và các cộng sự có rốt ráo, phổ biến tận cơ sở với hiện tượng đáng xấu hổ này hay không. Còn ở các tỉnh cứ “tự nhiên như ruồi” thành Tàu hóa, là chính bởi các bác quan đầu tỉnh ở đó lơ là, mặc dân hành xử ra sao. Dân thì không phải ai cũng có ý thức đầy đủ.

Báo chí nói quá nhiều, mà không hiểu sao, không thấm vào đâu. Hay các bác quan đầu tỉnh không hề đọc báo, và không biết dùng IT?

Trong khi Đà Nẵng rốt ráo xử lý các biển hiệu chữ Trung Quốc tại các “phố Tàu” ngay sau khi bị phản ánh thì ở rất nhiều nơi, tình trạng này khiến dư luận bức xúc lâu nay vẫn không được giải quyết

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20 km, khu Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã được biết đến là một “phố Tàu” sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ lớn bậc nhất miền Bắc. Vài năm nay, thương lái Trung Quốc (TQ) đến Đồng Kỵ nhập mặt hàng đồ gỗ để đưa thẳng qua biên giới rất nhiều khiến hoạt động kinh doanh ở đây thêm phần sôi động. Tuy nhiên, cùng với việc làm ăn, các con đường, ngõ phố ở Đồng Kỵ đang bị “TQ hóa” nhanh đến khó tin.

Từ làng nghề truyền thống đến KCN

Trên hầu hết các khu phố thương mại hay xưởng sản xuất ở phường Đồng Kỵ như đường Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú, Phù Khê…, những cơ sở sản xuất, phòng trưng bày sản phẩm lớn nhỏ đều sử dụng tiếng TQ.

Biển hiệu chữ nước ngoài trên phố ở Hải PhòngẢnh: TRỌNG ĐỨC
Biển hiệu chữ nước ngoài trên phố ở Hải PhòngẢnh: TRỌNG ĐỨC

Những dịch vụ ăn theo như vận tải, nhà nghỉ – khách sạn, nhà hàng ăn uống… cũng in chữ TQ rõ ràng và chi tiết hơn cả chữ Việt. Theo chị Lê Thị Xuyến, chủ một cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, ban đầu chỉ có một số hộ dân ở đây dùng biển hiệu in chữ TQ song song với chữ Việt nhưng bây giờ thì gần như 100% cửa hàng đều dùng cả chữ TQ và chữ Việt. Ông Lê Thanh, ngụ cạnh nhà chị Xuyến, lý giải: “Nếu không có chữ Hoa trên biển hiệu thì không thu hút được khách TQ. Bây giờ thương lái TQ sang đây rất nhiều, phải chiều họ thì mới làm ăn được”.

Người dân Đồng Kỵ quả là rất chiều chuộng những “thượng đế” TQ. Ngay cả những câu “mời vào” hay “nhà vệ sinh” in trên cửa cũng được viết bằng chữ TQ. Người Đồng Kỵ ngày càng nhận ra khách TQ thích vào những nơi in biển hiệu tiếng Hoa và nhà nào càng tạo ra sự thân thiện, gần gũi với khách TQ thì lại càng “làm ăn được” nên đã diễn ra cuộc chạy đua in tiếng Trung lên biển hiệu. Thế là những con phố ở đây giờ giống với phố Tàu hơn là phố nghề truyền thống của Việt Nam.

Phong trào học tiếng TQ ở Đồng Kỵ cũng vì thế đang trở thành mốt. Ông Nguyễn Văn Quân, một thầy giáo dạy tiếng Trung ở đường Trần Phú (phường Đồng Kỵ), cho biết: “Nhu cầu học tiếng Trung để giao tiếp, làm ăn với người TQ ngày càng lớn. Phải nói chuyện được thì việc giao dịch, ký kết hợp đồng mới thuận lợi, vì thế không chỉ tôi mở lớp mà rất nhiều trung tâm ngoại ngữ khác cũng mời các thầy giáo tiếng Trung về dạy”.

Trong khi đó, tại Bình Dương, ngày 5-4, chúng tôi thực hiện  một cuộc khảo sát quanh khu vực KCN Sóng Thần và ghi nhận các biển hiệu in chữ TQ sai quy định xuất hiện đầy rẫy trên các tuyến đường. Trên đường lớn ngoài KCN này thuộc địa phận phường Bình Hòa, thị xã Thuận An có tiệm cắt tóc đặt biển hiệu chữ TQ lên trên chữ Việt. Dòng chữ Việt trên biển hiệu này cũng ghi rõ đây là tiệm: “Cắt tóc TQ”. Sát bên tiệm này lại là một cửa hàng chuyên bán ốc vít với biển hiệu đầy tiếng Hoa.

Sát KCN Sóng Thần thuộc địa phần phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, hàng quán có biển hiệu tiếng TQ nhiều không kể xiết. Biển hiệu tiệm massage ở địa chỉ 17/43 đường N2, khu phố Thống Nhất có chữ TQ to hơn và nằm trên chữ Việt. Cách đó không xa là nhà hàng Sơn Đông treo 5 đèn lồng TQ cỡ lớn và biển hiệu in chữ Trung to đùng. Gần đó, trên tuyến đường lớn thuộc địa phận phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An có Công ty TNHH Thép đặc chủng Hòa Sắt với biển hiệu in chữ TQ rất lớn và đặt trên chữ Việt…

Anh Nguyễn Văn Tình, một công nhân làm ở khu vực này, bức xúc: “Thấy biển hiệu TQ in loạn xì ngầu, em ngứa mắt lắm. Cứ chiều tối, người TQ lại đi ăn nhậu, massage ngả ngớn đầy đường”. Một công nhân khác kể: “Có tiệm hớt tóc của người TQ ở Bình Dương tỏ ra khó chịu khi thấy tôi vào vì tiệm này “chuyên hớt cho người Tàu”. Để tôi không dám đến, chủ tiệm hớt tóc xong “chém” đến 150.000 đồng”!

Khó xử lý triệt để

Khi  phóng viên Báo Người Lao Động cho rằng Bình Dương nên học tập Đà Nẵng “dẹp loạn” các bảng hiệu in chữ TQ, ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, quả quyết: “Cái này chúng tôi làm lâu rồi, dẹp nhiều rồi. Các cấp đã nhiều lần ra quân tháo gỡ biển hiệu chữ TQ sai quy định. Việc vẫn còn biển hiệu tiếng Trung sai quy định có thể do địa phương làm chưa rốt ráo. Sắp tới, chúng tôi sẽ xử lý mạnh tay hơn. Tuy nhiên, chữ TQ in trên bảng hiệu thì dẹp được nhưng xuất hiện bên trong hàng quán như in trong thực đơn thì khó mà làm gì”.

Trong khi đó, bà Chử Thị An, Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ, cho biết: “Với các cơ sở sử dụng biển quảng cáo bằng tiếng TQ, phường chúng tôi có biết và thường xuyên chỉ đạo chấn chỉnh. Chẳng hạn, chúng tôi yêu cầu các cơ sở sản xuất phải sử dụng tiếng Việt, tiếng Trung chỉ in bên dưới và nhỏ hơn. Với các hộ kinh doanh có biển hiệu in tiếng Trung thì chỉ có thể nhắc nhở họ hạn chế chứ không thể cấm được”. Tuy vậy, theo bà An, vẫn có những cơ sở cố tình vi phạm và bị thanh tra văn hóa xử lý.

Không chỉ phường Đồng Kỵ, “mốt” sử dụng tiếng Trung còn lan rộng ra nhiều tuyến phố chính ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông Nguyễn Văn Nghiêm, người dân địa phương, tâm sự: “Đây là đất của mình, làng nghề của mình mà toàn nói tiếng TQ, in chữ TQ thì thật khó coi!”.

Nhiều biển hiệu không có chữ Việt

Tại Hải Phòng, trên các tuyến phố chính như Văn Cao, Quang Trung, Lạch Tray, Lãn Ông, rất nhiều cửa hiệu cũng sử dụng chữ TQ sai quy định. Đáng chú ý, một số cửa hiệu massage sử dụng chữ TQ với kích cỡ lớn kèm chữ Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng không dùng chữ Việt nào.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Luân, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng, cho biết nơi có người TQ làm việc, sinh sống nhiều nhất ở TP là xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên. Nhiều nhà hàng tại đây treo biển quảng cáo sử dụng tiếng Trung sai quy định. Từ cuối năm 2013, thanh tra sở đã tập trung kiểm tra, xử lý và buộc tháo dỡ biển hiệu chỉ sử dụng chữ TQ ở xã Ngũ Lão. Nhờ vậy, biển hiệu của các nhà hàng ở đây đã được chấn chỉnh phần nào.

Đầu tháng 4-2014, lực lượng thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng tiếp tục tập trung kiểm tra một số khu vực trên địa bàn. Một số chủ cửa hiệu có biển quảng cáo sai quy định trên phố Văn Cao đã hứa sẽ tháo dỡ biển vi phạm. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số cơ sở chưa chấp hành. “Với chủ các cơ sở không chấp hành, lực lượng chức năng sẽ thẳng tay xử phạt” – ông Luân khẳng định.

————–

Nguồn: Người Lao động

 

 

 

 

Bí thư Nguyễn Sự: Quan chức không giàu khác nào “trên trời rơi xuống”

Tác giả: Lan Hương (thực hiện)

KD: Là người trong guồng máy hệ thống chính trị, nhưng vẫn là một quan chức sống đời sống giản dị, đúng với thu nhập của một cán bộ, một quan chức không ăn hối lộ, không tham nhũng. Thực chất Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự đã sống rất văn minh, văn hóa, theo một lối sống mà ở các nước văn minh đã hành xử phổ biến (dù ở đó vẫn có những quan chức tham nhũng)- có lương tâm, tự trọng và nhân cách.

Ông có đơn độc không? Ông đơn độc với tham nhũng, nhưng ông không đơn độc với dân.

Chỉ tiếc, “nhân điển hình Nguyễn Sự” trong xã hội ta hiện nay… khó quá!

—-

* Mới đây, mình nhận được email của nhà báo Nhật Tân, dưới dạng một bài thơ bình luận về Bí thư Nguyễn Sự. Xin được đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ. Cũng coi như một lời chúc mừng Bí thư Nguyễn Sự. Tin rằng ông rất ấm áp:

TẤM GƯƠNG LÃNH ĐẠO TUYỆT VỜI

Hoan hô bác Sự Hội An
Làm quan mà bác chẳng ham phong bì
Bao nhiêu Dự án thực thi
Bên B lại quả Phong bì – Trả ngay!
Bác biết nếu nhận sẽ gay
Món nợ – trời đày biết trả làm sao
Thôi thì cứ sống thanh cao
Bằng sức lao động thế nào cũng xong
Của người đừng có trông mong
Nhận vào hậu họa sẽ không thể lường?
Bác luôn là một tấm gương
Để cho cấp dưới khiêm nhường làm ăn
Cả đời sống bằng chữ tâm
Nên bác Nguyễn Sự được Dân kính chào

Ước gì Quan chức thấp, cao
Theo gương bác Sự Dân nào mà chả yêu!

06/04/14
Thư ký thời đại

 

——

Với đồng lương như thế, thu nhập như thế giàu sao được. Vậy mà chúng ta lại nhìn một quan chức không giàu có như một cha nào đó từ trên trời rơi xuống? 

Hẹn gặp Bí thư Nguyễn Sự của TP. Hội An trong một quán café cóc ven đường. Ông Bí thư phố Hội ăn mặc giản dị, đi xe đạp đến, gọi 3 ly trà đá và rất nhẹ nhõm khi nói về cái nghèo của mình giữa sự giàu có của nhiều quan chức khác.

“Quan thanh liêm” là bất thường! 

Tôi đã rất tò mò về ông, thậm chí là thấy khó tin, khi mọi người kể rằng gia đình ông sống trong một ngôi nhà lợp mái gianh rất bình thường?

Đó là chuyện vài năm trước đây. Bây giờ gia đình tôi ở trong một ngôi nhà cấp 4. Nhưng tôi thấy điều đó cũng bình thường thôi chứ không có gì khó tin cả.

Nhưng Hội An là một mảnh đất kiếm ra tiền thực sự bằng du lịch. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào đây. Mà chúng ta đều không lạ gì cơ chế bôi trơn đã trở thành một thứ “văn hoá” ở đất nước ta. Lẽ nào các doanh nghiệp đến Hội An đầu tư họ không tìm cách tiếp cận ông?

quan chức, Hội An, tài sản, minh bạch, Nguyễn Sự

  Ông Nguyễn Sự. Ảnh Lan Hương

Ở Hội An, doanh nghiệp cũng tìm cách gặp tôi. Họ tiếp cận tôi khi tôi ngồi uống cafe chẳng hạn. Nhưng không chỉ có doanh nghiệp, ai cũng có thể ngồi uống café cùng tôi, kể cả anh xe ôm.

Tôi có thể không giải quyết được vấn đề của họ ở quán café, nhưng tôi lắng nghe họ, hướng dẫn họ cách giải quyết. Thậm chí có khó khăn gì, doanh nghiệp có thể tìm đến nhà tôi.

Nhưng có một điều rất rõ ràng mà tôi quy định với doanh nghiệp: Thứ nhất, khi anh đến Hội An đầu tư, có những điều kiện bắt buộc mà chúng tôi đặt ra với anh, anh buộc phải tuân theo: môi trường, mật độ xây dựng, cây xanh, kiến trúc đô thị, hay chuyện anh được kinh doanh cái gì và không kinh doanh cái gì theo luật của Hội An.

Nếu anh chấp nhận những cái đó, anh cứ vô Hội An làm. Nếu vi phạm, anh không thể tiếp tục tồn tại ở Hội An nữa. Tôi không bao giờ dùng quyền lực của mình để làm khó doanh nghiệp. Vì thế, ở Hội An không có văn hoá phong bì giữa doanh nghiệp với các quan chức. Nếu có cũng chỉ rơi rớt vài trường hợp cá biệt.

Có những doanh nghiệp mới đến Hội An, chưa biết cách làm việc của chúng tôi cũng đến gặp tôi và tìm cách đưa phong bì. Tôi rất thẳng thắn với họ: nếu anh đến Hội An mà giữ cách làm việc này thì người đầu tiên không đồng ý cho anh đầu tư vào Hội An là tôi. Chúng tôi không chấp nhận anh. Và nếu một người lãnh đạo nào có tự trọng thì sẽ đều làm như vậy, tôi tin thế.

Cũng phải nói thêm rằng doanh nghiệp tiếp cận lãnh đạo là chuyện bình thường. Cơ chế của chúng ta khiến cho nhiều doanh nghiệp muốn được việc hay không là do ông lãnh đạo ở địa phương đó, chứ không phải luật pháp quyết định. Một ông doanh nghiệp muốn xây khách sạn, luật pháp không cấm, nhưng ông ấy cần đất đai, mà ông chính quyền ở đó không kí thì doanh nghiệp chịu. Doanh nghiệp tiến cận quan chức cũng vì muốn được việc cũng là lẽ đương nhiên, chúng ta không có lý do gì trách họ.

Nhưng cách ứng xử của người lãnh đạo là cái cần quan tâm. Khi doanh nghiệp tiếp cận anh, nếu anh hướng dẫn để doanh nghiệp làm đúng luật pháp thì mọi chuyện sẽ rất minh bạch – tốt! Nhưng nếu anh để doanh nghiệp đi cửa sau, cửa trước, làm chuyện dấm dúi này nọ – không tốt!

Biết đủ là đủ

.Con người luôn có ham muốn: ham muốn về vật chất, về dục vọng. Là quan chức, xung quanh luôn có rất nhiều sự cám dỗ, ông kiểm soát sự ham muốn của mình thế nào?

Tôi luôn tâm niệm hai chữ “tri túc” – biết thế nào là đủ. Cái này tôi không học từ đâu cả, mà học từ chính gia đình mình. Nhà tôi nghèo, mẹ tôi mù chữ. Nhưng bà làm lụng vất vả, cố gắng cho tôi đi học, chỉ mong tôi nuôi được thân mình, chứ không phải mơ tôi làm quan chức này nọ. Bố tôi cũng có chữ nghĩa, học hành, cũng chỉ là người lao động.

Tôi thường ngẫm nghĩ khi tôi nghèo khổ, tôi ở nhà tranh, tôi không thấy mình hèn. Đến hôm nay, đồng lương cải thiện, biết tiết kiệm, tôi đã xây được cái nhà cấp 4, tôi cũng không thấy mình sang hơn. Bản thân ông Sự cũng không vì cái nhà mà trở nên to hơn. Ngay cả lúc dù cuộc sống đụng đâu thiếu đó, tôi cũng vẫn thấy mình đủ. Đó là tri túc.

Cha mẹ tôi lúc  còn sống không dễ để có một bộ đồ mới, một miếng ăn ngon, nhưng đến lúc tôi có điều kiện làm được điều đó, thì cha mẹ tôi đã nằm xuống. Tôi cứ nghĩ mãi vậy thì chuyện nhiều tiền hay không có quan trọng nữa không? Mẹ tôi không biết chữ, nhưng không có nghĩa bà để cho con cái hư hỏng. Cũng không phải vì chúng tôi nghèo mà hèn. Không ai tự hào mình nghèo. Nhưng chúng tôi biết thế nào là đủ. Và tôi luôn đặt chữ Tri Túc trước mặt để răn mình.

Ai thấy tiền cũng ham, nhưng nếu anh từ chối được một lần thì sẽ từ chối được những lần sau. Nếu anh đã lỡ nhận lần đầu tiên, thì những lần sau anh sẽ vi phạm. Mọi thứ đều do mình cả.

Lẽ nào trong suốt mấy chục năm qua, không có lúc nào đó ông cảm thấy mình đứng ở ranh giới lựa chọn giữa việc làm một “ông quan thanh liêm” và những cơ hội khác về vật chất?

Tôi không thích cái từ “quan thanh liêm”. Bởi tôi nghĩ Đảng đặt mình vào vị trí đó, dân đặt mình vào vị trí đó đâu phải để mình không thanh liêm, đâu phải để mình không đàng hoàng, ngay thẳng?

Tôi nghĩ “quan không thanh liêm” mới là sự bất thường, vậy mà giờ đây chúng ta dùng từ “quan thanh liêm” để nói về một sự bất thường. Khi nói bản thân một quan chức không giàu có, nhiều người sẽ không tin, coi đó là chuyện bất thường. Nhưng thực tế chuyện không giàu có là bình thường vì với đồng lương như thế, thu nhập như thế giàu sao được. Vậy mà chúng ta lại nhìn một quan chức không giàu có như một thằng cha trên trời rơi xuống?

quan chức, Hội An, tài sản, minh bạch, Nguyễn Sự
Phố cổ Hội An. Ảnh: Chudu

Sự ngay ngắn đáng lẽ là điều bình thường giờ lại trở thành cái không bình thường trong con mắt chúng ta. Đó chính là sự “bất thường” trong tư duy của chúng ta hôm nay, kể cả báo chí cũng mắc lỗi đó.

Nếu có ai hỏi tại sao ông làm quan mà lại ở cái nhà như thế này? Tôi chắc sẽ hỏi lại tại sao ông làm quan chức mà lại ở cái nhà to như thế kia?

Tôi chống lại sự cám dỗ một cách đơn giản: tôi nhớ một điều rằng cái gì không phải của tôi thì tôi không xài. Người ta đưa cho tôi cái phong bì dày hay mỏng không quan trọng, nhưng tôi biết số tiền trong cái phong bì đó không phải của tôi.

Trong khi gia đình ông sống trong một ngôi nhà cấp 4, thì nhiều quan chức khác có xe hơi, có biệt thự; vợ con họ đi du lịch nước trong nước ngoài, du học này nọ…. Vậy vợ ông có bao giờ chạnh lòng về việc mình cũng có một ông chồng quan chức mà cuộc sống lại chỉ như đơn giản như lâu nay không?

Vợ tôi sinh ra trong một gia đình khá cơ cực. Cái cơ cực bây giờ so với cái cơ cực những năm tháng đó chẳng là gì. Cũng có thể vì vợ tôi hiểu chồng nên không bao giờ đòi hỏi, trách móc chồng về chuyện đó. Đó cũng là niềm vui, là may mắn của tôi.

Có thể vợ tôi cũng có suy nghĩ, cũng có mơ ước, nhưng vợ tôi ủng hộ và có chung quan điểm với tôi: cái gì không phải của mình đừng có xài.

Nhận tiền của người ta như nhận lấy món nợ vào đời mình. Tôi nghĩ, món nợ ân tình thì đời mình trả không xong, đời con mình sẽ trả. Nhưng món nợ vật chất, trả bao nhiêu cũng sẽ mãi mang tiếng. Mà không có cái đó chúng tôi đâu có chết.

Không có biệt thự, không có ô tô, không đi nước ngoài, chúng tôi vẫn sống bình thường. Dĩ nhiên nghèo đến mức ra đường mà không có đồng bạc trong túi uống café, hay không có tiền sửa xe thì không được. Nhưng đồng lương của tôi đủ để tôi không nghèo đến mức đó. Như ở Hội An này chẳng hạn, tôi chỉ cần vài ba trăm trong túi là yên tâm.

Xin tò mò một chút là trong ví ông thường có bao nhiêu tiền?

Đôi khi có vài ba triệu, đôi khi chẳng có đồng xu nào cả. Nhưng nói thật là tôi không bận tâm điều đó. Khi tôi cần mua gì đó, lục ví ra không còn đủ tiền thì tôi không mua.

Nhưng ông không sợ người dân Hội An nhìn thấy, họ cười vì “ô.. ông bí thư mà lại không có đủ tiền mua một món đồ hay sao”? 

Tôi không ngại, vì tôi chưa có, thì để lúc có tôi sẽ mua. Người dân thậm chí bảo tôi chưa đủ tiền thì cứ lấy, bao giờ có thì trả. Đó là chuyện bình thường thôi, sao phải ngại?

(Còn nữa)

“Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân – Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi”, ông Nguyễn Sự tiếp tục chia sẻ. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168971/quan-chuc-khong-giau-khac-nao–tren-troi-roi-xuong-.html

 

 

 

‘Chuẩn không cần chỉnh’, vẫn… luẩn quẩn

Tác giả: Duy Chiến

KD: Có một điều nhận xét này không biết có đúng không? Khi xác định mục tiêu nước Việt sẽ  phải trở thành nước CNH, HĐH, thì gần như mọi mũi nhọn đều ưu tiên cho công nghiệp, và nông nghiệp, nông dân bị… bỏ rơi. Một đất nước tới 80% là nông dân, quản lý thì bết bát, chính sách thì lúc đúng, lúc sai. Giờ đây, còn 06 năm nữa, đến 2020, mục tiêu cơ bản phải trở thành nước CNH, HĐH có vẻ như… “phá sản” bởi ngay cái xe máy cũng không sản xuất nổi. Các linh kiện ô tô cũng phải đi mua. Còn nông nghiệp thì… ai có thể trả lời một cách chuẩn mà không luẩn quẩn nhỉ?

———–

Kiểu xác định nguyên nhân như thế chẳng khác chi đổ trách nhiệm cho nông dân SX ra dưa hấu, Bộ thì vô can chăng?

Trên phông nền là lúa gạo ở ĐBSCL vào vụ thu hoạch Đông Xuân đang ế ẩm, nông dân trồng rau quả ở nhiều vùng trong cả nước điêu đứng, thì vụ “tiêu hủy trang trại gián đất của ông Nguyễn Đình Nguyên ở Bắc Ninh và “dưa hấu ế ẩm chồng chất ở cửa khẩu Tân Thanh” đã lộ ra “thủ phạm” khiến cho người nông dân bị bít lối đi, quanh quẩn trong bế tắc.Có một câu chuyện tiếu lâm nay đã thành sự thật. Câu đố “Cán bộ nông nghiệp sợ nhất điều gì?”, câu trả lời: “Sợ nhất là “bị” nông dân hỏi tôi nên trồng cây gì, nuôi con gì?”.

Mới đây trong buổi làm việc với phái đoàn Trung ương, một nữ trưởng phòng nông nghiệp của một huyện ở tỉnh Kiên Giang đã thẳng thắn thú nhận: “Chúng tôi xuống cơ sở, ngán nhất là câu hỏi của bà con, nên trồng cây gì, nuôi con gì để bán được có giá?”.

Quả thật, nếu một nông dân nào đặt câu hỏi này với bất cứ một cán bộ nông nghiệp từ Trung ương tới địa phương, chắc chắn chẳng cán bộ nào dám trả lời. Có chăng thì câu trả lời giống như Nghị quyết rằng phải bám sát thị trường, SX theo đơn đặt hàng của thị trường v.v… và v.v….

Ở ngoại thành TP.HCM, nông dân truyền “kinh nghiệm” đáng gọi là “cười ra nước mắt”: Nhà nước phát động nuôi con gì, trồng cây gì thì mình cứ làm ngược lại là “trúng”! Bởi ai cũng nuôi gà Tam Hoàng thì ắt giá gà Tam Hoàng sẽ rẻ, ta cứ nuôi gà thường thì sẽ trúng giá!

Dưa hấu không bán được, người nông dân phải mang cho trâu bò ăn. Ảnh: Laodong.com

Chuyện thứ nhất: Trả lời kiểu “chuẩn không cần chỉnh”

Tại phiên chất vấn của UBTV Quốc hội về tình trạng dưa hấu ùn ùn ứ đọng ở cửa khẩu Tân Thanh mới đây, Bộ NN – PTNT cho rằng, nguyên nhân vì… dưa hấu trúng mùa! Nếu là một nhà quan sát phân tích thị trường thì câu trả lời này quả thật là đúng, rất “chuẩn không cần chỉnh”! Nhưng đây là Bộ NN – PTNT, cơ quan quản lý Nhà nước về SX nông nghiệp, nên kiểu xác định nguyên nhân như thế chẳng khác chi đổ trách nhiệm cho nông dân SX ra dưa hấu, Bộ thì vô can chăng?

Bộ Công thương cũng có câu trả lời “chuẩn không cần chỉnh” là do cửa khẩu chật và cán bộ ít. Đáng lưu tâm hơn là Bộ Công thương nhấn mạnh tình trạng này không phải là lần đầu. Quá đúng. Đây không phải là lần đâu tiên dưa hấu của khắp mọi vùng đất nước dồn đống như núi ở cửa khẩu Tân Thanh, vài ngày sau thành rác hết.

Hóa ra, việc nông dân mở rộng trồng dưa hấu và chăm sóc quá tốt khiến dưa trúng mùa, tràn ngập thị trường khiến bán không kịp, mất giá, phải đổ bỏ là trách nhiệm của nông dân vì không căn cứ vào nhu cầu thị trường, không bám sát thị trường chăng? Nói như thế cũng chẳng… sai nếu như không phải là Bộ NN – PTNT phát ngôn!

Bởi đây là cơ quan có trách nhiệm định hướng, tổ chức SX cho nông nghiệp cả nước, trong đó có dưa hấu. Hơn ai hết Bộ NN – PTNT phải cùng Bộ Công thương cùng có trách nhiệm này để người nông dân yên tâm canh tác trên đồng ruộng. Và, để xảy ra tình trạng này nếu trách nông dân một thì trách 2 “ông” Nhà nước kia gấp trăm lần!

Chuyện thứ 2: Bịt lối ra khỏi bế tắc!

Việc tiêu hủy gián đất nuôi thử nghiệm ở trang trại của anh nông dân ở Bắc Ninh khiến không người sững sờ, băn khoăn. Với cách suy nghĩ thông thường thì lo sợ gián đất là động vật ngoại lai, sẽ theo vết xe đổ của ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, hải ly, tôm thẻ chân trắng v.v… Mặc dù người nông dân chủ trang trại đã có giấy phép của Sở KH – ĐT nhưng ngành Nông nghiệp viện dẫn pháp lệnh vật nuôi năm 2004, đã ra Quyết định tiêu hủy.

Tuy nhiên, với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước, theo các chuyên gia, cách suy nghĩ phải vượt lên mức bình thường như vậy. Quan trọng hơn là phải mang tính phát hiện và kiến tạo cái mới mở đường.

Lâu nay chúng ta bị rơi vào một lối suy nghĩ rất thụ động. Ví dụ như trước tình trạng thương lái Trung Quốc đổ xô đi mua lá cây phong, rễ cây sim, lá khoai, lá sắn thì vô cùng tò mò và nghi ngờ không biết họ mua làm gì. Từ đấy đặt ra muôn vàn nghi vấn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chẳng ai, kể cả cơ quan có trách nhiệm, lưu tâm là việc trước tiên, cần xác định là thương lái Trung Quốc có thị trường cho sản phẩm mà họ mua! Và họ phải có lợi nhuận nên mới lặn lội đi khắp hang cùng ngõ hẻm tổ chức mua như vậy, có thời điểm mua rất cao. Nếu chúng khôn ngoan xác định được như vậy để tìm hiểu, khai thác thị trường cho những sản phẩm mình có sẵn chẳng phải tốt hơn là ngồi thụ động băn khoăn, nghi ngờ?

Trở lại chuyện tiêu hủy gián đất, sự việc anh nông dân ở Bắc Ninh mạnh dạn tìm tòi, dám đầu tư cả tỷ đồng tổ chức nuôi là rất dũng cảm, dám khai phá cái mới áp dụng vào mảnh đất của mình. Nếu thật sự con gián đất không nằm trong danh mục cho phép nuôi như Pháp lệnh vật nuôi năm 2004 thì cũng cần quan tâm xem nuôi gián đất có hiệu quả hay không? Bởi tại Trung Quốc việc nuôi gián đất đã mang lại hiệu quả rất lớn ở nhiều địa phương. Cũng có trường hợp bị thất bại hoặc bị ảnh hưởng môi sinh là do quản lý không chặt chẽ. Nhưng điều quan trọng nhất là ở Trung Quốc không hề cấm. Chính quyền quan tâm quản lý để gián đất được khoanh nuôi an toàn.

Hơn nữa, trong pháp lệnh vật nuôi 2004, những động vật ngoại lai được phép nuôi thử nghiệm chứ không hề bị cấm một cách cứng nhắc.

gián đất, dưa hấu, nông nghiệp, luẩn quẩn, chuẩn không cần chỉnh

Gián đất sau khi nuôi được sấy khô để bán cho Trung Quốc

SX nông nghiệp đang ở đâu? Đi về đâu?

Theo Đề án tái cơ cấu SX nông nghiệp được Chính phủ thông qua tháng 6/2013, sẽ nâng cao thu nhập của nông dân lên gấp đôi trong vòng một thời gian nữa. Tuy nhiên, biện pháp để nâng cao thu nhập cho nông dân chưa được đánh giá là khả thi. Nếu xét trong thực tế thì còn muôn vàn khó khăn.

Bước vào 2014, những cây con chủ lực của SX nông nghiệp đang lao đao, từ lúa gạo, rau màu đến con lợn con gà, đều chung cảnh ngộ khủng hoảng.

Một số nông dân bám trụ đã tự xoay xở, tìm kiếm lối ra cho mình. Thay vì chỉ trồng những cây quen thuộc lúa, ngô, khoai, rau màu… họ đã dám khai mở cây trồng mới. Dưa hấu là sự lựa chọn cho nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Trung.

Nhưng do tự phát, không hề được điều chỉnh kịp thời nên đã xảy ra tình trạng quá nhiều nơi lao theo dưa hấu sau thành công lớn dịp tết Nguyên Đán vừa qua. Chu kỳ thành công – thất bại lại tiếp diễn vì cứ thấy nơi khác làm trúng thì nhiều vùng ào ào lao theo. Vì thất bại, nhiều nơi bỏ cuộc, số ít còn lại làm ra bán được, lại ào ào trở lại…  Cái vòng luẩn quẩn này chưa biết bao giờ mới hết nếu cứ bỏ mặc nông dân như vậy.

Thỉnh thoảng có những trường hợp nông dân làm giàu lóe lên như trường hợp một nông dân ở Sóc Trăng nuôi ong lấy mật trong vườn nhãn, một nông dân ở Đồng Nai mở trang trại nuôi chó thịt, một nông dân ở Củ Chi xây nhà lầu mua xe hơi nhờ nuôi… dế. Hoặc trường hợp một người chỉ có 15 m2 nhà ở quận Bình Thạnh TP.HCM thành tỷ phú nhở nuôi cá cảnh trong hồ… Điểm giống nhau của những trường hợp này đều là mang tính cá biệt, rất độc đáo, không giống ai. Và nếu quá nhiều người cùng lao vào làm thì sẽ thất bại vì không tiêu thụ được sản phẩm.

Nhưng nếu như nông dân trên khắp cả nước đều “ngoan ngoãn” nuôi trồng những sản phẩm quen thuộc thì cũng như lúa gạo, heo gà, sẽ cùng đi vào bế tắc. Điệp khúc quen thuộc “trúng mùa mất giá” cứ đến hẹn lại lên. Cơ quan có trách nhiệm cứ lạnh lùng xác định là tại “trúng mùa” hoặc “cửa khẩu hẹp” thì làm sao SX nông nghiệp bứt phá ra khỏi bế tắc hiện nay?

Trong bước đường cùng, nông dân cần mạnh mẽ tìm kiếm hướng đi mới thoát ra thì lẽ ra cần ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho họ. Nếu thực sự con gián đất là nguy hiểm với môi trường nhưng tổ chức khoanh nuôi chặt chẽ thì tại sao lại nói không? Cũng như loài rắn hết sức nguy hiểm hơn gấp nhiều các loài khác, Kinh Thánh xếp rắn vào thứ xấu xa, nguy hiểm nhất nhưng nhiều quốc gia vẫn tổ chức nuôi vì nọc rắn là dược liệu vô cùng quý với con người.

Rõ ràng trên bước đường tìm tòi, sáng tạo tìm lối thoát, công việc quản lý Nhà nước cần đồng hành, kiến tạo để giúp đỡ người dân hơn là chỉ đơn giản phán được làm cái này không được làm cái kia như vụ con gián đất đau lòng vừa xảy ra.

Và trong tái cơ cấu nền SX nông nghiệp của nước ta, cũng cần tái cơ cấu lại lối tư duy quản lý Nhà nước đã để xảy ra vụ “dưa hấu Tân Thanh” và “con gián đất”!

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168992/-chuan-khong-can-chinh—van—-luan-quan.html