Kẻ xấu là phải chết?

Tác giả: Quỳnh Như

Vụ án xét xử 5 công an đánh chết dân ở Tuy Hòa vừa kết thúc. Bản án mà 5 bị cáo nhận được, theo nhiều người là “như trò đùa”.

Người đánh dùi cui nhiều nhát vào đầu anh Ngô Thanh Kiều, nguyên nhân trực tiếp khiến anh này tử vong, Nguyễn Thân Thành Thảo, chỉ bị phạt 5 năm tù. Phải chăng, với kết luận này, tòa án tỉnh Phú Yên đang “cổ vũ” nhiều công an viên khác, thoải mái đánh chết nghi phạm nếu họ ngoan cố. Rằng, kẻ xấu đáng phải chết, nên không cần phải lăn tăn?.

Ông Ngô Văn Cộ (cha) và chị ngô Thị Tuyết (chị Kiều) mang theo các chứng cứ ra tòa. Ảnh: H.A
Ông Ngô Văn Cộ (cha) và chị ngô Thị Tuyết (chị Kiều) mang theo các chứng cứ ra tòa. Ảnh: H.A

Theo bản cáo trạng, rạng sáng 12/5/2012, công an phát hiện một vụ trộm cắp tại thị xã Sông Cầu. Nhà bà Nguyễn Thị Thuẫn bị kẻ trộm vào lấy 14 triệu đồng và 5 điện thoại. Tiếp tục đọc

Tuyệt vời!

Tác giả:

KD: Tuyệt vời cả ảnh và cả thơ/ Bạn bè iu quý vừa gửi cho/ Copy lên Blog mời bạn ngắm/ Vui cả tỉnh thức lẫn trong mơ     😀

Các bạn đọc có copy về trang mạng của mình, xin nhớ trích nguồn. Xin cảm ơn nhìu nhìu 

——–

Thương lắm, tóc dài ơi….











 All I can think of are the words to my favorite song by Louie Armstrong: “It’s a Wonderful World”…
.
Còn gặp nhau…
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.

Tiếp tục đọc

Chỉ mặt đặt tên tham nhũng ngành tư pháp

Tác giả: Phương Loan
KD: Mình rất OK với đề tài này. Không ai có thể nghĩ tòa án lại là nơi… tham nhũng, ăn hối lộ kinh hoàng luôn. Mình nhớ, lần đầu tiên chứng kiến và trực tiếp nghe kể chuyện, mình đã rất đau đớn.  Mà khi đó, còn trẻ trung gì. Trong khi mọi người nghe rất bình thản, coi là chuyện bình thường trong xã hội.
Chợt nhớ tới câu một GS Văn học mỉm cười bảo mình: Cô đúng là “nạn nhân” của văn học nhà trường XHCN
——-
Nhiều chuyên gia đề xuất Việt Nam nên có luật miễn trừ thẩm phán để hạn chế tiêu cực trong ngành tòa án.
Tại hội thảo phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp do Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tổ chức ngày 3-4 tại TP.HCM, nhiều ý kiến đã chỉ ra các hành vi tiêu cực trong ngành tư pháp.

Các loại tiêu cực

Đó là các quyết định được đưa ra để đổi lấy tiền bạc hoặc đặc ân, tòa cấp dưới chịu ảnh hưởng của tòa cấp trên, thẩm phán bị ép phải giải quyết trái quy tắc, thẩm phán và công tố viên dọa dẫm luật sư, lập biên bản không chính xác các lời khai của đương sự, từ chối quyền đại diện hợp pháp…

Đáng chú ý, nhiều đại biểu cảnh báo nếu không có cơ chế giám sát đầy đủ thì những can thiệp kiểu “điện thoại, thư tay” nhờ vả, can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa vẫn có thể làm nảy sinh tiêu cực.

Ông Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) cũng nêu lên những khía cạnh tham nhũng của ngành tư pháp hiện nay như thẩm phán đưa ra phán quyết không đúng pháp luật để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác, luật sư tiếp tay cho việc hối lộ những người tiến hành tố tụng, tòa án bị thao túng bởi cơ quan hành pháp…

Chuyên gia James Anderson (Ngân hàng Thế giới) cho biết qua khảo sát 1.000 người dân tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng (kể cả ý kiến của luật sư và các chuyên gia pháp lý) cho thấy tham nhũng trong ngành tòa án/tư pháp tại Việt Nam tệ hơn so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, 58,2% doanh nghiệp phản hồi phải trả tiền cho an ninh…



Bà Lê Thị Thu Ba cho rằng minh bạch hóa công tác tư pháp bằng các cơ chế giám sát, nhận diện hành vi tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HTD

Cần có cơ chế giám sát, nhận diện tham nhũng

Bà Lê Thị Thu Ba (Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương) nhận xét tiêu cực, tham nhũng trong các ngành tư pháp đang là căn bệnh nan y, cản trở phát triển kinh tế-xã hội. Các biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh, chạy án, vì lợi ích riêng mà bẻ cong công lý… của một số cán bộ ngành khiến người dân mất niềm tin, ảnh hưởng xấu đến tính nghiêm minh của pháp luật. “Cần minh bạch hóa công tác tư pháp bằng các cơ chế giám sát, nhận diện hành vi tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này” – bà Thu Ba nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), để hạn chế tối đa tiêu cực và oan sai thì không thể chỉ trông chờ vào lòng tốt, tính tự giác của cá nhân những người tiến hành tố tụng mà cần có chế tài chặt chẽ, nghiêm khắc.

Còn theo ông Phạm Quý Tỵ, nước ta đề ra nhiều biện pháp để phòng, chống tham nhũng như xây dựng các chính sách pháp luật, công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết công việc của thẩm phán, cán bộ tòa… nhưng văn hóa ứng xử trong các cơ quan tư pháp chưa được chú trọng. Hiện kết quả lao động của thẩm phán chỉ thể hiện qua chất lượng án nên quả thật là rất khó đánh giá. Việc ứng xử của thẩm phán với người dân và người tham gia tố tụng phải thể hiện được tính văn hóa.

Luật hóa quyền miễn trừ thẩm phán

Hiện nay, một số nước trên thế giới quy định thẩm phán có quyền miễn trừ nhằm tạo điều kiện để thẩm phán đưa ra phán quyết độc lập, khách quan, vô tư, tránh bị áp lực. Cụ thể, việc xem xét hành vi sai phạm, tiêu cực của thẩm phán để xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện bằng một hội đồng độc lập với thành phần đặc biệt và thủ tục chặt chẽ. Việc khởi tố, bắt tạm giam, truy tố, xét xử đối với thẩm phán phải được phê chuẩn bởi Tòa án Hiến pháp…

Bà Luba Beardsley (Cố vấn cao cấp thuộc Ngân hàng Thế giới) cho rằng tham nhũng hoặc những hoạt động sai trái trong ngành tòa án đa số được thực hiện bởi các thẩm phán. Vì vậy Việt Nam nên luật hóa quyền miễn trừ thẩm phán để ngăn chặn các tiêu cực trong ngành.

Đồng tình, ông Shervin Majlessi (chuyên gia khu vực quản lý công, cơ quan của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội) phân tích: Nếu có luật này thì thẩm phán mới thực sự minh bạch trong hoạt động nghề nghiệp và chú ý trong các phán quyết của mình. Hơn nữa, trách nhiệm giải trình của thẩm phán và cán bộ tòa sẽ được thực thi vì có ảnh hưởng đến các quyết định bổ nhiệm hoặc miễn trừ, miễn nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.

“Nếu đã nhận diện được hậu quả của tiêu cực trong ngành tòa án như làm chia rẽ lòng tin của người dân, gây ra khiếu nại, tố cáo… thì Việt Nam nên bắt tay vào cải cách thực sự. Chúng ta không thể rập khuôn mô hình này, mô hình khác mà phải xem xét các mô hình ấy có phù hợp với Việt Nam hay không” – ông Shervin Majlessi góp ý.

Ông Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) thì cho rằng nếu nước ta xây dựng và áp dụng chế định quyền miễn trừ đối với thẩm phán, công tố viên thì cần chú ý đến chi tiết. Chẳng hạn, các nội hàm cụ thể của quyền này là gì, quyền này được quy định trong Hiến pháp, luật hay quy tắc nghề nghiệp…

 

Những yếu tố góp phần tạo tham nhũng

Một số yếu tố góp phần tạo nên hiện tượng tham nhũng ở nhiều nước là luật pháp và chính sách không rõ ràng khiến các nhóm lợi ích lợi dụng để áp đặt theo những giải pháp của họ; tính khó dự đoán, không nhất quán và sự phức tạp ngày càng tăng của hệ thống pháp luật; sự độc quyền của ngành pháp lý trong việc xây dựng, diễn giải và thi hành các quy định; thiếu tính độc lập và trách nhiệm giải trình; mức độ tự quyết quá lớn.

Các vấn đề tiêu cực gồm việc bổ nhiệm thẩm phán không theo phẩm chất và năng lực; mức lương và điều kiện làm việc không bảo đảm; các quy trình kỷ luật và bãi nhiệm thực hiện không công bằng hay thiếu hiệu quả; quy trình xét xử thiếu minh bạch cản trở việc giám sát của truyền thông và xã hội…

Bà Luba Beardsley, Cố vấn cấp cao của Ngân hàng Thế giới

———————————

http://plo.vn/thoi-su/chi-mat-dat-ten-tham-nhung-nganh-tu-phap-458686.html

 

Diễn văn “dậy sóng” của Gregor Gysi (Phần 2)

Tác giả:  Võ Văn Tạo (tiếp theo và hết)

…Về cuộc chiến ở Nam Tư, Gysi cho rằng “phương Tây đã nhiều lần vi phạm và vi phạm một cách nghiêm trọng công pháp quốc tế. Serbia đã không tấn công một nhà nước khác, và cũng không có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”.

Thủ thuật ngụy biện?
Thế nhưng, như mọi người đều biết, để ra được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, trong nhiều trường hợp, dù rất chính đáng và cấp thiết, là vô vọng. Hoạt động theo cơ chế đồng thuận (không phải theo đa số), chỉ cần 1 trong 5 nước thường trực “lắc đầu” (nhiều khi cái “lắc đầu” ấy chỉ vì mục đích ích kỷ bất chính của quốc gia đó, hoặc chỉ để “phá thối” các nước khác) sẽ không thể ra nghị quyết. Theo nhiều chuyên gia pháp lý, trên thực tế, đây cũng là điểm bất cập, cần được cải tiến của cơ quan này. Tiếp tục đọc

Diễn văn “dậy sóng” của Gregor Gysi (Phần 1)

Tác giả: Võ Văn Tạo

KD: Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo đã gửi cho Blog bài bình luận này. Do bài viết hơi dài, xin được đăng làm hai phần để bạn đọc tiện theo dõi  😀

—–
Liên quan cơn “động đất” địa – chính trị rung chuyển thế giới ở Ucraina, luật sư Gregor Gysi – Chủ tịch Khối nghị sĩ đảng cánh tả (đối lập) – vừa có bài diễn văn, được cho là gây “dậy sóng” Nghị trường LB Đức và truyền thông quốc tế.
Vừa phê phán vừa biện minh
Trương Hồng Quang, người dịch diễn văn trên sang tiếng Việt qua biên bản tốc ký của Nghị viện Đức, cho biết Gysi gốc Do Thái, xuất thân CHDC Đức trước đây và được coi là một trong những chính khách Đức hùng biện nhất
Xem diễn văn ở trang: http://reds.vn/index.php/chinh-tri/dia-chinh-tri/6738-bai-phat-bieu-cua-gregor-gysi

Có thể tóm tắt cơ bản diễn văn trên như sau: vừa phê phán tư duy súng đạn của Putin, vừa biện minh cho Nga; phê phán và trách cứ Mỹ cùng EU, cho rằng lập trường của họ kể từ sau chiến tranh lạnh là nguyên nhân sâu xa của sự biến Ucraina, kêu gọi tôn trọng quyền lợi chính đáng và chung sống với Nga.
Về tình hình Ucraina, bên cạnh diễn văn được cho là “vĩ đại làm thay đổi thế giới” của Putin, diễn văn của Gysi cũng gây chấn động truyền thông quốc tế. Tiếp tục đọc

Hoài cảm Huế

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Tác giả Đào Dục Tú vừa gửi cho Blog bài tạp văn. Nhưng trước đó, anh có “họa’ lại vài câu về bài “Dịu dàng”  (ngày 02/4) của mình. Xin được đăng nguyên văn:

            Dịu dàng là dịu dàng ơi

            Có sang sông Đuống với tôi tôi chờ

            Tôi chờ từ thuở còn . . . xưa

            Người xa vắng mãi tôi chờ đợi ai

            Lỡ duyên tôi chẳng gặp người       

            Quay về  với . . . chữ thấy lời tri âm.

Không biết giữa cái dịu dàng của sông Đuống với dịu dàng của sông Hương, tác giả sẽ ngả về đâu đây?  😀

Hẳn cả một bài Hoài cảm Huế sẽ cho bạn đọc câu trả lời  😛

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/category/tu-bach/

————

 “Đây thôn Vĩ Dạ”- một trong những bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hàn Mặc Tử không biết đến sự già nua thời gian sáu, bẩy mươi năm phôi pha thế thái nhân tình. Dường như bao giờ cũng vậy, mỗi khi có dịp trở về với Huế trong tâm tưởng, nỗi hoài cảm đầu tiên của  người “mê đất thần kinh” cộng  hưởngvới mê thơ Hàn là thi phẩm ” Đây thôn Vĩ Dạ”.

Tiếp tục đọc

Tham nhũng vặt: Gi gỉ gì gi, làm gì cũng phải “lót tay”

Tác giả: Lam Thanh

Người dân phải chi thêm để nhận được sổ đỏ, vào làm việc ở cơ quan Nhà nước, nhận giấy phép xây dựng và thậm chí là để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh cũng như con cái họ được quan tâm hơn ở trường.

Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” có mức tăng mạnh nhất trong 6 yếu tố cấu thành nên Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 với mức tăng 4,24%. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho dù không đáng kể, báo cáo nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng các cơ quan hữu quan Việt Nam viết.

Nguồn: Báo cáo PAPI 2013

Nguồn: Báo cáo PAPI 2013

“Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” được đo lường bằng 4 yếu tố thành phần. Trong đó, kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương năm 2013 tăng nhưng cao hơn không đáng kể so với năm 2011 và 2012. Tương tự như năm 2011 và 2012, hầu như không có địa phương nào không có 5 loại hình tham nhũng trong chính quyền địa phương.

Tiếp tục đọc

Vay ODA giá cao, công nghệ kém… con cháu mang nợ

Tác giả: Nguyễn Vũ

Nếu cứ mải miết đi vay, nhưng để lại những công trình kém chất lượng thì sẽ trở thành gánh nặng cho đất nước” – TS Lê Đăng Doanh.

 PV: Lại thêm một nghi án công ty Nhật Bản hối lộ cán bộ Việt Nam 16 tỷ, theo ông vụ việc này chứng minh điều gì, thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi rất lấy làm buồn và xấu hổ trước thông tin Chủ tịch JTC hối lộ cho lãnh đạo đường sắt 16 tỷ đồng. Điều đáng nói, việc này là do phía Nhật Bản phát hiện ra chứ không phải từ phía chúng ta.

TS Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh

Đặc biệt, nó lại diễn ra ngay sau chuyến thăm Nhật Bản rất thành công của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà hai bên đã có nhiều cam kết hợp tác.

Tiếp tục đọc

GS Đặng Hùng Võ: Lương Thứ trưởng 8 triệu, tôi đủ sống thoải mái

Tác giả: Lan Hương (thực hiện)

KD: GS Đặng Hùng Võ là một trong số ít quan chức có vẻ chiếm được cảm tình của báo chí. Tuy nhiên, trong bài trả lời phỏng vấn này, cái mà ông gọi là “pháp luật cho phép” thì lại hơi khó hiểu. Không nên dùng từ “thanh sạch” ở đây.

GS.TS Đặng Hùng Võ chia sẻ thời ông còn giữ chức Thứ trưởng, lương của ông 8 triệu, cộng thêm những khoản phong bì ‘pháp luật cho phép’ và làm thêm công việc chuyên môn, ông đủ sống thanh sạch.

Làm giàu là Quyền con người

Ông cũng đang sống trong một căn nhà biệt thự, có ô tô để đi, ông nghĩ gì về sự giàu có của quan chức? Người làm cán bộ liệu có quyền được giàu có hay không?

Ở Singapore, họ đã đưa ra một nguyên tắc phòng, chống tham nhũng là lương quan chức phải cao hơn doanh nhân. Thế có nghĩa là một quan chức có thể giàu có bằng trí tuệ, sức lao động và năng lực quản lý của mình, đó là chính đáng. Chưa kể, trước khi làm quan chức, anh ta có thể làm doanh nhân, là một tỷ phú. Ví dụ như Thủ tướng Thái Lan là một trường hợp cụ thể như vậy.

công khai, minh bạch, tài sản, quan chức, Đặng Hùng Võ
Ông Đặng Hùng Võ. Ảnh: Lan Hương

Làm giàu là một Quyền con người, không ai có thể cấm.

Trong Hiến pháp nhiều nước cũng như công ước quốc tế, người ta gọi đó theo nghĩa rộng là quyền mưu cầu hạnh phúc, không có lý do gì lại cấm cán bộ giàu có. Chỉ là phải giầu có trong minh bạch.

Nếu lương của Nhà nước không đủ mà anh vẫn chấp nhận làm cán bộ, thì anh phải chấp nhận mức lương đó và không được lợi dụng chức quyền để “mưu cầu hành phúc” cho mình.

Còn trước khi làm cán bộ, anh có quyền làm giàu bằng mọi cách mà pháp luật không cấm. Sau khi nghỉ hưu cũng vậy.

Lúc đương chức cán bộ phải hi sinh một số quyền: không được kinh doanh, vì kinh doanh là thu lợi từ thị trường, mà làm quan chức ở một số vị trí nhất định có quyền tác động vào điều chỉnh thị trường. Tức là khi anh “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Ở Singapore, họ trả lương như vậy để chống tham nhũng, nhưng họ cũng xử lý rất nghiêm những quan chức thu lợi bất chính. Nhà nước Singapore đã cho quan chức một điều kiện sống tốt nhất có thể để công bằng với doanh nhân và không có lý để tham nhũng.

Vấn đề lớn của nước ta là đồng lương danh nghĩa của cán bộ quản lý quá ít ỏi, không thể sống được. Cán bộ quản lý phải nghĩ ra những chiêu để tăng thu nhập thực tế, và tìm cách “minh giải có lý nhất” về thu nhập thực tế đó. Tất cả đều xuất phát từ môi trường quản lý ít công khai, minh bạch.

Vậy như ông nói, với đồng lương mà chúng ta đang trả, việc tham nhũng là tất yếu. Tôi tò mò ông sẽ sống thế nào với đồng lương Thứ trưởng của mình mà vẫn giữ được sự thanh sạch, sảng khoái?
Đồng lương thấp là nguyên nhân làm chúng ta khó thực hiện phòng, chống tham nhũng. Tôi muốn nói: khó phòng, chống tham nhũng là quy luật tất yếu trong hoàn cảnh thu nhập danh nghĩa của cán bộ không đủ chi dùng.

Khi còn đương chức, tiền lương của tôi được 7 – 8 triệu đồng. Tiền phong bì được pháp luật “cho phép” được phát chính thức tại các hội thảo, hội nghị, cuộc họp cũng thêm được khoảng 2 triệu một tháng. Tham gia vào công tác dạy học và nghiên cứu khoa học cũng thêm được mỗi năm vài chục triêu đồng. Như vậy, thì chi dùng cho cá nhân tôi là đủ, con cái đã lớn cả rồi, vợ cũng có nguồn thu nhập riêng.

Trước khi làm quan chức, tôi cũng đã tích luỹ cá nhân nhất định sau 8 năm nghiên cứu, làm việc ở nước ngoài. Điều này tôi từng nói trên báo chí rồi. Tôi nghĩ rằng mình may mắn vì không phải chịu áp lực lớn về tài chính lúc đó.

Còn khi về hưu, tôi kiếm tiền từ công việc dạy học, nghiên cứu khoa học, viết báo, dẫn chương trình truyền hình, làm cố vấn cho một số tổ chức phát triển quốc tế, làm trọng tài thương mại quốc tế, v.v.. Năm 2013, nhờ những công việc đó tôi kiếm được gần 1 tỷ đồng.  Tính ra, tôi giàu hơn cái thời còn đương chức.

Nhưng tôi vẫn cho rằng ngay cả khi tiền lương không đủ, thì cũng không phải đó là cái cớ để quan chức được quyền tham nhũng mà nhiều người đương nhiên coi đó quy luật tất yếu. Tôi đồng ý là hệ thống tiền lương của ta còn nhiều bất cập, không dễ dàng giải quyết trong ngày một ngày hai. Nhưng về nguyên tắc, ai đã chấp nhận làm cán bộ, thì anh ta phải đồng ý với cách trả lương đó.

Còn nếu không thì thôi, làm nghề khác đi, đừng làm cán bộ nữa.

Còn nhiều quan chức có tài sản giật mình hơn ông Truyền

Ông có bình luận gì về những tài sản khủng của quan chức mà truyền thông đưa tin thời gian gần đây? 

Tôi chưa bao giờ bình luận về khối tài sản của người này hay người khác, và cũng không bình luận để trả lời câu hỏi này.

Trước hết, để bình luận thì cần tới những thông tin chính xác. Sau đó, câu chuyện tài sản của quan chức là câu chuyện chung. Việc tìm ra người này hay người kia có tài sản bao nhiêu không phải là cách để giải quyết vấn đề. Tôi tin sẽ còn có nhiều quan chức có tài sản đáng giật mình hơn thế nhiều.

Chúng ta không nên đi xem xét những trường hợp cụ thể khi không đủ thông tin. Cái gốc rễ để giải quyết vấn đề là công khai, minh bạch tài sản với đầy đủ thông tin về nguồn gốc và gắn với trách nhiệm giải trình cụ thể.

công khai, minh bạch, tài sản, quan chức, Đặng Hùng Võ
Căn biệt thự đang gây xôn xao dư luận của ông Truyền được xây dựng trên diện tích hàng ngàn m2 tại xã Sơn Đông, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ảnh: BizLive

Một khi chúng ta không ngại ngần trong việc thực hiện công khai và minh bạch tài sản quan chức, người dân sẽ tự bình luận chính xác được từng ngữ cảnh một. Khi đó, người dân còn giúp Nhà nước biết nhiều thông tin hơn khi thực hiện quyền giám sát của mình.

Tiền bạc có thể giấu được, chứ còn đất đai, nhà cửa thì không thể giấu được. Hiện nay ở nước ta, đất đai là chỗ dễ phát hiện sự tham nhũng của quan chức nhất. Trong công cuộc chống tham nhũng, chúng ta hãy nhằm vào những câu hỏi đó để giải quyết toàn bộ vấn đề. Tôi vẫn cho là phòng tham nhũng quan trọng hơn, là giải pháp dài hạn.

Trên thế giới, người ta đã tổng kết rằng, cách phòng bệnh tham nhũng đơn giản nhất gồm 3 yếu tố: một là minh bạch và công khai hoàn toàn mọi thông tin, trừ các thông tin mật được pháp luật quy định; hai là tăng trách nhiệm giải trình của cán bộ, trong đó có giải trình về tài sản cá nhân; ba là tạo điều kiện để người dân thực hiện tốt quyền giám sát của mình.

Có những công cụ như vừa nói ở trên, tự nhiên ta sẽ thấy mọi chuyện rất nhẹ nhàng.

Nhưng chúng ta đã có cả một nghị định về kê khai, minh bạch tài sản cán bộ do chính Thủ tướng Chính phủ ban hành. Vậy mà có vẻ  sự công khai đó rất nửa vời?

Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống tham nhũng vừa rồi có tốt hơn, nhưng cũng chưa có quyết định cụ thể về minh bạch tài sản của quan chức đến đâu, bằng cách nào, công khai bằng phương tiện nào, phạm vi nào. Nghị định của Chính phủ đã có hướng dẫn, công khai và minh bạch tài sản của quan chức có phạm vi rộng hơn nhưng vẫn còn chưa đi tới cùng của cơ chế.

Hiện nay, quan chức chỉ phải công khai trước tập thể cán bộ dưới quyền trực tiếp và cũng không quy định công khai bằng phương tiện nào. Điều cần làm là cán bộ quản lý mọi cấp phải công khai đầy đủ mọi loại tài sản của gia đình mình gắn với các giải trình về nguồn gốc trên một mạng thông tin công khai để bất kỳ người dân nào quan tâm đều có thể tiếp cận và thực hiện hiệu quả quyền giám sát của mình.

Nhưng người Việt mình vốn có truyền thống kín đáo. Buộc quan chức phải công khai tài sản trước dân, rồi buộc cả vợ con, anh chị em ruột của quan chức làm thế như ý ông nói, có xâm phạm đến sự tự do cá nhân của họ không?

Ở góc độ nào đó, quan chức và nghệ sĩ giống nhau ở điểm là cả hai đều phải chăm lo cho hình ảnh của mình và phải chấp cuộc sống của mình sẽ bị chú ý hơn nhiều người khác.

Ở nước ngoài là thế, nhưng tôi thấy ở ta thì báo chí, công luận mới chăm chăm xoi xét các văn nghệ sĩ nhiều hơn, như bình luận về chuyện chị này chụp một bộ ảnh trên mức gợi cảm, hay chuyện anh kia phát ngôn xấu xí. Người dân cũng muốn soi quan chức lắm chứ, nhưng báo chí, truyền thông lại ngại ngần động chạm tới.

Lý do tài sản là vấn đề cá nhân chỉ là cái lý luận mang tính nguỵ biện để chần chừ trong xây dựng pháp luật và hướng dẫn thực hiện về công khai, minh bạch. Chúng ta nói cương quyết phòng, chống tham nhũng, nhưng sự cương quyết chưa được thể hiện qua hoàn chỉnh pháp luật, thể chế và hoạt động thực hiện.

Không đâu xa, một Đại biểu Quốc hội trong kỳ họp quốc hội vừa rồi đã kể rằng ở tỉnh dặn ra đây nói gì thì nói nhưng đừng nói về tham nhũng. Kết lại những điều đó, ta thấy có vẻ như ở đây chưa thể hiện được quyết tâm chống tham nhũng của đất nước ta, dân tộc ta.

Xin cảm ơn ông!

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168263/luong-thu-truong-8-trieu–toi-du-song-thoai-mai.html