Bộ trưởng Giáo dục: ‘34.000 tỷ đồng là sơ xuất đáng tiếc’

Tác giả: Theo Văn Chung (VietNamNet)
KD: Từ con số 70.000 tỷ, xuống 34.000 tỷ, và giờ đích thân Bộ trưởng GD nói đây là sơ suất rất đáng tiếc, vì đó mới là con số ước tính của các chuyên gia.
Mới là con số các chuyên gia GD ước tính đã sai lạc và phi khoa học đến vậy. Đủ hiểu GD nước Việt “đạt chuẩn chất lượng” thế nào  😛
————-
Trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ đồng này, gây nên sự hiểu nhầm. Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ Giáo dục xin nhận trách nhiệm về việc này.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết con số này không có trong trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông mà mới chỉ là con số ước tính của các nhóm chuyên gia.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ này, gây nên sự hiểu nhầm”.

Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác tại Singapore, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã phải đối mặt ngay với sự bức xúc của dư luận về đề án đổi mới giáo dục mà nổi bật là thông tin về kinh phí, với khái toán 34.275 tỷ đồng.


Dưới đây là những trao đổi ban đầu của ông Luận về một số vấn đề được đặt ra.
Thưa Bộ trưởng, con số khái toán hơn 34.000 tỷ đồng của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được tính toán như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, lẽ ra tôi phải trực tiếp báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng vào thời điểm đó tôi đang đi công tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á.

Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Còn con số hơn 34.000 tỷ đồng nói trên là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau dựa theo các nội dung của Nghị quyết TƯ 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, ước tính không chỉ cho đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà còn cho những công việc khác như: đào tạo lại giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học trong toàn quốc, ứng dụng công nghệ thông tin…

Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí.

Tuy vậy, trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ này, gây nên sự hiểu nhầm.

Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ Giáo dục xin nhận trách nhiệm về việc này.

Vậy còn con số hơn 100 tỷ đồng khái toán cho việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông là như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Tôi xin khẳng định khi Quốc hội chưa ra Nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông thì chưa thể có một đề án và kinh phí cụ thể.

Chỉ sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương thì lúc đó Bộ GD-ĐT mới bắt tay vào xây dựng đề án chi tiết, lấy ý kiến chuyên gia, đóng góp của các bộ ngành, địa phương, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.

Trên cơ sở đó, Bộ sẽ hoàn thiện đề án để xin ý kiến Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo, sau đó mới trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội nếu vượt thẩm quyền.

Vậy tức là vẫn sẽ có một đề án đổi mới SGK phổ thông cả trăm tỷ đồng và nhiều đề án khác với kinh phí nhiều nghìn tỷ đồng?

Tôi muốn nhắc lại những con số kinh phí liên quan đến đổi mới chương trình, SGK phổ thông được nêu trên báo chí những ngày qua chỉ là ước tính của các nhóm chuyên gia nghiên cứu khác nhau.

Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải làm đồng bộ, thận trọng, cầu thị, lấy ý kiến rộng rãi, trong đó có cả báo giới. Quá trình thực hiện phải trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Đây là việc rất khó, ngành Giáo dục luôn mong muốn được lắng nghe nhân dân quan tâm, đóng góp ý kiến.

Cảm ơn ông.

———–

 

 

 

 

Một người sắp được bồi thường 21 tỷ đồng oan sai

Tác giả: Hương Giang

Một người dân ở Thái Bình đang được TAND Tối cao hoàn tất thủ tục để tiến hành bồi thường 21 tỷ đồng vì oan sai.

           Đọc thêm: Án oan 10 năm:Ông Chấn tính thiệt hại hơn 1 tỷ đồng

Theo hồ sơ vụ việc vào năm 1998, ông Lương Ngọc Phi – thời điểm ấy đang là giám đốc một công ty ở TP. Thái Bình đã bị kết án tù vì tội “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Một tháng sau khi ông Phi bị bắt giam, toàn bộ tài sản của ông Phi và công ty đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình phát mại với giá rẻ mạt.

Tuy nhiên, khi ngồi tù được gần 3 năm (đến năm 2001) thì ông Phi nhận được VKSND Tỉnh Thái Bình thả tự do bởi án oan.

Sau khi được TAND tỉnh Thái Bình xin lỗi công khai tại nơi cư trú, ông Phi phải mất nhiều năm trời “lao tâm khổ tứ” đòi bồi thường án oan.

                                                                  Ông Lương Ngọc Phi - nhân vật chính trong vụ án oan lớn nhất của tỉnh Thái Bình.

                                      Ông Lương Ngọc Phi – nhân vật chính trong vụ án oan lớn nhất của tỉnh Thái Bình.

Tiếp tục đọc

Cười lên cho đời vui vẻ!

Tác giả:
KD: Cuối tuần, bạn bè iu quý gửi cho những tấm hình này. Xin được đăng lên Blog để bạn đọc thư giãn  😛
Mình xin bỏ vài tấm vì nhìn… ngượng quá!  😳

Đô thị hóa nông thôn……Bần nông bán đất...

Bé bi & Tí to.




Giống ngắn ngày đang cấy vụ hè – thu.


Thiên nga hạ thế.


Mông nào hãy còn thơm …..


Thành trì & Bí tỉ.


Già nhưng chưa… dại.


Phút cuối @ Bằng Kiều thủa sơ sinh.


Ăn mày đòi…xôi gấc.


Man – ta – đô Lừa.


Đi loanh quanh loanh quanh, có con gà, có con gà…

 

Giống quý


Bò…bò…bò…

ccc

 

 

Chuyện “Vũ đi, Ly về”

Tác giả: Hiệu Minh

KD: Mình copy bài này từ nhà Tổng Cua- Hiệu Minh về, để bạn đọc có thể đọc và chia sẻ. Mình không bàn chuyện Cù Huy Hà Vũ, bởi có những cái mình không thích cả… hai phía.

Nhưng còn giọng hát ca sĩ Khánh Ly, mình rất thích, như hàng triệu thính giả nước Việt. Giọng hát khàn, lạ, đằm sâu, lúc lên quãng 08, lúc xuống quãng 08, nhưng rất thong thả mà sang trọng chẳng giống ai. Đời một ca sĩ, được xã hội ái mộ, ngưỡng mộ như ca sĩ KL, cũng đã là một hạnh phúc lớn.

Anh Vũ đi Mỹ. Ảnh: BBC VN

Anh Vũ đi Mỹ. Ảnh: BBC VN

Đó là câu chuyện anh Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chữa bệnh sau khi ra tù và chị Khánh Ly về Việt Nam “hát cho đồng bào tôi nghe”.

Cả tuần nay, tôi mải chơi, chẳng viết gì cho blog dù tin tức nói nhiều điều thú vị về những nhân vật bất đồng chính kiến. Luật sư Cù Huy Hà Vũ vừa được trả tự do và sang Washington DC.

Sau đó là anh Nguyễn Tiến Trung và nhà đấu tranh dân chủ Vi Đức Hồi. Trước đó là ông Nguyễn Hữu Cầu, và sau này thầy giáo Đinh Đăng Định cũng được thả, dù ông đã mất sau vài tuần ra tù.

Thực lòng mà nói, những người này không đáng phải vào tù. Phát biểu vài câu, viết một số bài mang tính phản biện xã hội, nói lên sự đúng sai của chế độ, mà bị ghép vào tội phạm nguy hiểm “chống đảng và nhà nước”, thì luật pháp cần phải xem lại, nếu như muốn hội nhập với thế giới văn minh.

Nếu ai thực sự chống nhân dân hay chính quyền theo kiểu khủng bố, phá hoại, nổ bom… thì phải giam giữ đến cuối đời. Không thể để những kẻ nguy hiểm ra tù. Lẽ ra phải xích cả chân tay  như đã xích bầu Kiên trước tòa án vừa rồi, dù chưa chứng minh ông Kiên có tội.

Nhưng bắt thả, thả, rồi bắt, luật lệ nước mình như…trẻ con. Đợi thế giới lên tiếng, dọa về kinh tế, ngoại giao, rồi “bỗng nhiên thả”. Chẳng có gì lạ ở cái xứ mà có nhiều người ngồi xổm trên pháp luật.

Trong chuyện này, tôi thương các vị đại sứ, các nhà ngoại giao xứ mình, đi đâu toàn phải nói không thật “nước tôi không có tù nhân lương tâm”.

Trong các tù nhân lương tâm, người gây nhiều sự chú ý nhất, có lẽ là luật sư Cù Huy Hà Vũ, trước khi bị bắt vì dám kiện thủ tướng, đòi dừng bauxite và nhiều tuyên bố khác.

Cuối cùng, anh bị bắt vì hai bao cao su đã qua sử dụng, nhưng bị kết án 7 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Anh Vũ tuyệt thực cũng làm cộng đồng mạng sôi sục, VTV nhà nước vào tận trong tù quay cái lưng, chứng tỏ anh béo tốt. Để mấy hôm nữa hỏi anh về chuyện tuyệt thực xem anh nói thế nào.

Mấy tuần trước, anh Vũ “bỗng nhiên” ra tù đã bay thẳng sang Mỹ cũng làm các bloggers tốn không ít giấy mực, người khen, kẻ ghét, người thở dài nuối tiếc.

Hình như cả hai vợ chồng đang ở vùng quanh Washington DC gì đó. Có người còn lo, không biết hai người làm gì để có tiền, mua nhà cửa thế nào, tiếng tăm ra sao. Anh Vũ ở Mỹ mà có người lại lo hơn cả khi tuyệt thực trong tù ở Việt Nam.

Trong lúc anh Vũ ra đi thì có một chị Ly sẽ về VN cũng làm giới truyền thông và blogger rỗi việc tha hồ đồn đại.

Đó là chị Khánh Ly, một ca sỹ sinh năm 1945 (gần 70 tuổi) tại Hà Nội, di cư vào Nam, hiện đang ở Mỹ.

Chị Khánh Ly. Ảnh: BBC VN

Nói thật với bạn đọc, tôi không hề thích giọng Khánh Ly hát một chút nào. Thấy chị xuất hiện trên Paris by Night là nhà tôi chuyển sang bài khác. Từ hồi sau 1975, nghe băng cối từ Sài Gòn mang ra Hà Nội, phát trên cái đầu Akai ân thanh tuyệt hảo, tôi cũng chẳng thẩm thấu nổi, có lẽ do trình nhạc của mình thôi.

Thích nhạc và lời  của Trịnh Công Sơn, nhưng không hiểu sao tôi không thích giọng Khánh Ly, cứ èo uột thế nào. Trong số 90 triệu người hâm mộ Khánh Ly, các bạn cứ mạnh dạn gạch tên tôi khỏi danh sách.

Nghe tin ca sỹ Khánh Ly về nước hát nhân dịp 9-5-2014 tại Hà Nội với giá “cát-xê” khủng tới mấy trăm ngàn đô la, tôi càng choáng. Nhưng thôi, hãy để khán thính giả tự đánh giá vào đêm 9-5.

Tôi không bàn về chuyện ca hát của nghệ sỹ vì có hiểu gì đâu. Tôi chỉ không hiểu tại sao, Khánh Ly về Việt Nam, như Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ, lại có nhiều người quan tâm đến khía cạnh chính trị của sự kiện như vậy.

Rất nhiều người muốn anh Vũ ở lại Việt Nam tiếp tục sự nghiệp kiện Thủ tướng, đòi tòa án tìm xem hai bao cao su kia ở đâu. Trong khi đó, không ít người muốn Khánh Ly cứ ở Mỹ, đừng về Việt Nam hát cho cộng sản nghe.

Hình ảnh đẹp ở tòa án, rồi thọ án mấy năm tù, anh Cù Hà Huy Vũ chứng tỏ là biểu tượng cho đấu tranh dân chủ. Sang sống bên Mỹ thì còn làm gì nữa. Dù không ít người tin, luật sư Vũ ở đâu cũng vậy, nếu muốn, anh vẫn đi theo con đường đã chọn.

Người yêu âm nhạc hải ngoại, nhất là nhạc Trịnh, cho rằng, Khánh Ly về Việt Nam hát là tuyên truyền cho chế độ hiện nay, gây khó khăn không nhỏ cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền.

Nói tóm lại, để cho phong trào dân chủ ở Việt Nam thành công, ai ở đâu cứ tại vị, không được đi lai giữa hai nước Mỹ Việt. Chuyện “Vũ đi, Ly về” là việc không nên làm.

Xin mời bạn đọc thưởng thức giọng của ca sĩ Khánh Ly qua bài Hạ Trắng:

————

http://hieuminh.org/2014/04/20/chuyen-vu-di-ly-ve/#comment-111095

 

 

 

 

Vàng

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Hong vang- KH-1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: Kim Hằng.

Đã không đau nổi lòng nhau
Thì sao đau nổi nông sâu cuộc đời

Đã không hiểu được một người
Thì sao hiểu thấu những lời của nhau

“Vàng này chẳng phải thau đâu”
Câu ca dao cũ làm đau lòng vàng

Tiếp tục đọc

Trò chuyện với ông Trần Xuân Giá ngay sau buổi xét xử bầu Kiên

Tác giả: Tuấn Nam – theo Trí Thức Trẻ

KD: Mình không có điều kiện để tiếp xúc và làm việc với ông Trần Xuân Giá, nhưng những tình cảm của báo chí với ông, là thiện cảm, kể cả khi ông ngã ngựa. Chứng tỏ phẩm chất cá nhân của ông. Chỉ tiếc cho ông cuối đời, vừa bạo bệnh, lại vừa mang một thứ “tội bệnh” khác. Vừa ái ngại, thấy tội cho ông, vừa thấy ông đáng trách.

 

Bên trong phòng bệnh, ông Trần Xuân Giá chia sẻ: “Hôm nay mình đã đỡ hơn nhiều. Hai ngày trước mình còn không ngồi dậy được”

Tôi không có cơ hội được tiếp xúc với ông khi ông còn tại vị ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư lẫn khi ông nắm cương vị Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng ACB. Chỉ đến khi Bầu Kiên bị bắt, tôi mới có dịp tiếp xúc với ông cũng như nghe ông chia sẻ về sự liên quan của ông tới vụ án được coi là “đại án tham nhũng”.

Và cuộc gặp hiếm hoi đó cũng đã cách đây hơn 6 tháng, một khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng chẳng đủ dài để khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng trước tin “ông Trần Xuân Giá vắng mặt tại phiên tòa do bị bệnh”.

Chúng tôi đến thăm vị nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT vào một buổi chiều tối ngay sau ngày phiên xét xử Bầu Kiên bị hoãn với lý do ông bị ốm. Thấy chúng tôi ngoài cửa, ông nhận ra luôn và cười chào. Vừa chỉ vào chỗ ghế bên cạnh mình mời chúng tôi ngồi cạnh, ông vừa chia sẻ: “Hôm nay mình đã đỡ hơn nhiều. Hai ngày trước  mình còn không ngồi dậy được”. Bên cạnh ông, một chiếc máy tính bảng và trên bàn là cuốn sách mới được xuất bản về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Người bất tử”.

Rồi ông quay sang người bạn đời của mình nói: “Em pha cho anh ấm nước để mời các nhà báo”. “Anh – em”, ông vẫn giữ thói quen như vậy khi xưng hô với vợ dù hai ông bà đã qua cái tuổi xưa nay hiếm. Khi một anh bạn tôi tôi hỏi: “Nếu không bị ốm, ông có sẵn sàng tham dự phiên tòa hay không?”, ông Trần Xuân Giá quay sang và ngạc nhiên nói: “Sao cậu lại hỏi như vậy? Mình đã chuẩn bị rất kỹ trước khi dự phiên tòa. Ngày chủ nhật, 13/4, mình đã ngồi 7 giờ đồng hồ với luật sư để chuẩn bị các kịch bản có thể xảy ra tại tòa, những câu hỏi có thể từ HĐXX đặt ra và thậm chí chuẩn bị cả lời phát biểu sau cùng trước tòa. Và chính bản thân mình cũng đã có đơn đề nghị hoãn phiên tòa bởi không thể xử mà vắng mặt mình”.

Ông Trần Xuân Giá trong buổi trao đổi cùng chúng tôi

Ông Trần Xuân Giá cùng tác giả bài báo trong buổi trao đổi

Sau khi nhấp môi ngụm nước lọc, ông Trần Xuân Giá chia sẻ: “Cách đây 3 năm, mình có mổ ung thư đại tràng và đó là khoảng thời gian chưa đủ dài để mình có yên tâm. Hôm trước mình đau quá, phải nhập viện nên không đến dự phiên tòa được và mình đã có đơn xin hoãn phiên tòa. Buổi trưa hôm qua, có mấy cán bộ điều tra đến viện để liên hệ với bệnh viện xem mình có phải là bệnh thật không. Bây giờ, các bác sỹ đang làm các xét nghiệm để có thể mổ tiếp”.

Ông Trần Xuân Giá nói tiếp: “Có bệnh thì phải chữa. Có bệnh chữa được, có bệnh không chữa được. Không chữa được mà phải về với tổ tiên thì mình cũng chẳng có gì phải phàn nàn, ân hận vì với tư cách là một con người, một công dân  mình đã làm tròn thậm chí nói quá lên một chút mình đã làm tròn trên mức trung bình  của xã hội nghĩa vụ của một người dân yêu nước. Còn nỗi đau tinh thần đã kéo dài 20 tháng hiện đang ở giai đoạn cuối. Nỗi đau này “bào mòn sức khoẻ ghê gớm”. Trụ được cho đến ngày này là nhờ người thân, nhất là người bạn đời trên cả tuyệt vời, là những đứa con trai, con gái dâu rể thông minh, sống có bản lĩnh, sống tự lập, là những đứa cháu luôn coi ông như bạn bè, là những anh chị em, bà con trong nhà… chống đỡ. Và rồi là bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự, học trò cũ,… đặc biệt là rất rất đông các nhà báo luôn bên cạnh…”.

Qua câu chuyện với ông, chúng tôi biết ông luôn coi việc bị cơ quan điều tra khởi tố và truy tố ra trước pháp luật là một nỗi đau về tinh thần và ông khẳng định: “Xin hoãn phiên tòa không phải là mình muốn đẩy lùi phiên xét xử đâu, có ai lại muốn nỗi đau kéo dài?”

Ông luôn cho rằng mình vô tội và không làm điều gì sai trái để bản thân, người thân, bạn bè phải hổ thẹn… Ông cũng cho hay: “Đã có 5 lần mình viết đơn chính thức cộng lại cũng trên cả trăm trang giấy A4 để bác bỏ toàn bộ các cáo buộc nêu trong các bản Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra cũng như được nêu trong các bản Cáo trang của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao”.

Một người trong nhóm đến thăm ông, buột miệng hỏi môt cấu rất không đúng lúc về dự Luật Đầu tư công đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thế là ông nói một hơi rất dài, không ai nỡ ngăn và có thể ngăn lại được. Sợ ông mệt và nhìn nét mặt ông đang mệt thật, vợ ông nhắc khẽ: “Nói ngắn thôi anh, anh mệt lắm rồi”. Ông gạt đi ngay: “Để anh nói hết ý”. Thế là ông tiếp tục câu chuyện về quản lý kinh tế, về Luât Đầu tư công…

Ông tâm sự: “Mình cũng có lỗi lớn khi còn làm Bộ trưởng Bộ KH & ĐT bởi Luật Đầu tư công đã được đặt ra, nhưng làm không cương quyết đến nay nay còn nằm trong dự thảo là quá chậm. Chậm không phải vì vướng về kỷ thuật soạn thảo luật mà vướng về quan điểm phát triển…”.

“Mình luôn giữ quan điểm Nhà nước không kinh doanh, kể cả những ngành nghề có vẻ mang lại lợi nhuận cao như rượu, bia, nhà hàng, khách sạn… Nhà nước chỉ đầu tư vào những nơi rất cần cho phát triển đất nước, rất cần cho bảo vệ đất nước mà tư nhân trong và ngoài  nước không muốn hoặc không thể làm được… Mình cũng rất băn khoăn khi vẫn còn một luồng ý kiến cho rằng không nên tính khoản tiền vay cho đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước không tính vào đầu tư công, coi đây là khoản doanh nghiệp nhà nước “tự vay, tự trả”, nhà nước không cần phải giám sát nghiêm ngặt.  Đây thực sự là một quan niệm sai lầm.

Trên thế giới không ai quan niệm như vậy. Mình nhớ mãi một sự kiện, đầu những năm 90, một công ty tàu biển quốc doanh ở Hải Phòng nợ nước ngoài quá hạn mà không trả đươc, trong khi đó một chiếc tàu của công ty quốc doanh khác của TP. Hồ Chí Minh cập cảng nước nói trên, liền bị nước sở tại bắt giữ con tàu để xiết nợ. Chứng minh mãi rằng đây là hai công ty tàu biển hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau, nhưng họ đâu có nghe, họ cho rằng đây là tài sản của nhà nước Việt Nam!”, ” ông Trần Xuân Giá nói.

Câu chuyện cứ thế kéo dài và dường như không có điểm dừng…. Khi nói về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước hình như ông quên hết mình đang trải qua hai nỗi đau về thể xác và tinh thần. Lúc này tôi chợt nhớ tới câu trả lời rất thật lòng của ông khi chúng tôi đặt câu hỏi trong lần gặp trước: “Tại sao bác không nghỉ làm việc luôn, “vui thú điền viên” cùng con cháu khi đã về hưu như những vị quan chức khác mà lại nhận lời làm việc cho một Ngân hàng?”. Câu trả lời của ông khi đó là: “Đi làm, đương nhiên với mình không phải vì thu nhập bởi nếu vì thu nhập thì mình làm nơi khác (nơi khác ngân hàng ACB – PV) thì thu nhập cao hơn nhiều. Tôi đi làm vì muốn sống dài hơn. Nếu không đi làm thì người sẽ ì ra, có hoạt động trí não một cách liên tục thì sẽ kéo dài được tuổi thọ. Tôi đi làm ở một khu vực “nhạy cảm” như ngân hàng để có thêm những kinh nghiệm, từ đó có thể đóng góp thêm phần nào đó trong việc hoàn thiện Luật Doanh nghiệp”.

Câu chuyện đời, chuyện nghề của ông với chúng tôi chỉ kết thúc khi anh bạn tôi đi cùng nhận chuông điện thoại báo có thư đến rồi thông báo với ông tin Thủ tướng có quyết định dừng đăng cai Asiad 18. Ông nhoẻn miệng cười và nói: “Thủ tướng quyết định rất đúng. Bản thân mình thấy, đất nước còn rất nhiều lĩnh vực phải đầu tư. Mà con số 150 triệu đô la thì làm sao mà đủ được, thực tế có khi gấp 10 lần như thế”.

Trước khi chia tay chúng tôi ra về, ông hỏi thăm về vợ con của từng người rồi thay lời chào, ông chúc sức khỏe mọi người và tiễn chúng tôi ra cửa phòng bệnh. Ngoái nhìn lại, qua ô kính ở cửa phòng, tôi thấy dáng ông ấy đang chậm bước tiến về chiếc giường bệnh với tấm khăn ga trắng muốt.

————

http://soha.vn/xa-hoi/tro-chuyen-voi-ong-tran-xuan-gia-ngay-sau-buoi-xet-xu-bau-kien-20140419182645615.htm

 

 

 

 

Quyền lực ăn theo

Tác giả: Tiến Hải

KD: Chuyện Ăn theo quyền lực là chuyện muôn đời, và nó làm khổ cán bộ, nhân viên dưới quyền lắm, nhất là các phu nhân lại cùng làm cơ quan mà chồng mình làm Sếp. Nó cũng khiến con người thảm hại về tư cách.

Mình nói vậy, vì đã chứng kiến cảnh các Sếp be bé suốt ngày… chui ra chui vào phòng vợ Sếp lớn nhất cơ quan, thì thầm, ton hót, nịnh nọt để tìm kiếm thiện cảm, lấy lòng. Kẻ chưa có ghế thì tìm ghế, kẻ tìm được ghế rồi thì muốn cái ghế cao hơn. Thảm hại, làm trang nam nhi mà  cứ thì thọt, quỵ lụy, báo cáo báo chồn một người đàn bà, để mong được để mắt tới. Khiến cho vợ Sếp càng đành hanh, đồng bóng, bẻ hành bẻ tỏi vô lối. ..

Cảm ơn nhà báo Tiến Hải  😛

————-

Ông B là quan chức thuộc hàng VIP. Không, phải nói là siêu VIP mới chính xác. Quyền lực của ông rất lớn và ảnh hưởng của ông rất rộng. Nói đến tên ông thì hầu như cán bộ chủ chốt của các địa phương, các ngành đều biết. Chẳng những biết mà còn rất vị nể, bởi vì trong rất nhiều trường hợp ông có ý kiến ủng hộ thì họ được lợi, ông có ý kiến phản đối thì họ bị thiệt. Mặc dù có quyền cao, chức trọng như vậy nhưng chưa bao giờ ông lợi dụng cái quyền ấy để làm điều gì gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước nói chung, của bản thân ông nói riêng.

 

Ông B là như thế. Song vợ, con và những người trực tiếp phục vụ ông thì lại khác. Họ tự cho mình cũng là người có quyền, mặc dù đó chỉ là thứ quyền lực ăn theo. Xin nêu một dẫn chứng: Năm 2012 cô con gái rượu của vợ chồng ông B tốt nghiệp loại ưu trường đại học TOKYO của Nhật Bản.

Tiếp tục đọc

Chuyên gia: “Phải tin Bộ Y tế!”

Tác giả: Lan Hương (thực hiện)

KD: “Người dân không có kiến thức y khoa, sẽ còn hoảng hốt đến nhường nào với cách phản ánh một chiều của truyền thông, chỉ nói đến hậu quả chứ không nói đến cách giải quyết, chỉ lên án và tìm cách quy kết trách nhiệm chứ không đưa ra  biện pháp” (LĐH).

Hơi lạ cho cái quan niệm của ông LĐH. Đưa ra biện pháp giải quyết là trách nhiệm và bổn phận của quản lý Nhà nước- tức Bộ Y tế. Nếu không Bộ Y tế tồn tại để làm gì?

Thứ nữa, hiện tượng dịch sởi và những vụ xung quanh vắcxin cho thấy chủ trương Tiêm chủng mở rộng của ngành y rất hạn chế về hiệu quả. Do chất lương văcxin hay do vận động của ngành y? Hãy nhìn vào trách nhiệm của ngành chủ quản, không nên đổ lỗi cho dân hay cho truyền thông, thưa ông Lê Đăng Hà!

————

Đừng nên chỉ hướng sự chú ý của dư luận vào bi kịch của những gia đình có con mắc bệnh, đừng nên chỉ tìm cách công kích Bộ Y tế. Cái chúng ta cần nhất là những đứa trẻ cần được khỏi bệnh – GS.TS Lê Đăng Hà, nguyên Viện trưởng Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới chia sẻ.

Dịch sởi không có biến chủng
Thưa GS Lê Đăng Hà, các phát ngôn của Bộ y tế trong các cuộc họp báo gần đây và của nhiều chuyên gia khác cứ luẩn quẩn trong việc nên công bố dịch sởi hay chỉ cần thông báo về bệnh này. Là người có có nhiều kinh nghiệm trong ngành lây nhiễm, quan điểm của ông thế nào?

Thời điểm này chuyện công bố dịch hay không công bố dịch không phải là vấn đề mấu chốt. Nếu công bố dịch, ta sẽ huy động được toàn bộ hệ thống chính quyền, các cơ quan nhà nước đều phải có trách nhiệm tuyên truyền. Còn thì Bộ Y tế dù có công bố dịch hay không vẫn phải làm đúng trách nhiệm của mình: phòng và điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh Sởi thường xảy ra vào mùa Đông – Xuân, theo chu kỳ 3 -5 năm lần. Nếu số lượng các ca mắc Sởi đã giảm theo đúng quy luật mùa, thì tuyên bố dịch lúc này là không cần thiết nữa. Nếu có làm thì nên làm từ 1-2 tháng trước.

Quan trọng bây giờ là dứt khoát điều trị dứt điểm bệnh, thống nhất phác đồ điều trị đúng để không có thêm những trường hợp tử vong mới.

Nhưng như phản ánh ở Bệnh viện Nhi Trung Ương thì số ca mắc Sởi nhập viện không có dấu hiệu giảm?

Cái đó chúng ta nên tin thống kê của Bộ Y tế. Khi tôi còn là Viện trưởng Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới, tôi rất hiểu điều này. Mỗi bác sĩ ở bệnh viện chỉ nhìn thấy tình trạng bệnh nhân ở viện mình, chứ không có cái nhìn bao quát cả nước. Chúng ta không thể dự đoán tình hình dịch bệnh theo kiểu “thầy bói xem voi”. Phải tin Bộ Y tế.

hBộ Y tế, dịch sởi, thông tin
  Dịch sởi đang ở đỉnh điểm. Ảnh: Kiến thức

Số bệnh nhân nhi tử vong lên tới trên 110 trẻ theo ông có phải là bất thường?

Theo “Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm” thì tỉ lệ mắc bệnh Sởi của chúng ta đã giảm từ 91/100.000 dân (năm 1986) xuống còn 2,35/100.000 dân (năm 2006), dịch Sởi có thể vẫn xảy ra, nhưng với quy mô cực nhỏ so với khi chưa có vắc xin.

Việt Nam cũng đã cam kết với WHO là sẽ thực hiện các chiến lược loại trừ Sởi vào năm 2017 với tỉ lệ mắc Sởi không quá 1/1.000.000 dân. Nói như vậy để thấy việc tiêm vắc xin đã hạn chế được căn bệnh này hiệu quả như thế nào, nên số người mắc Sởi và số trẻ tử vong do Sởi trong những tháng Đông – Xuân vừa qua là vô cùng bất thường.

Nhưng thay vì kết tội cho biến chủng, trước hết chúng ta cần nhìn lại những vấn đề sau:

Thứ nhất, sau khi vắc xin phòng Sởi được phổ biến rộng rãi, bệnh Sởi đã giảm rất nhiều, nay tự nhiên lại bùng lên như thế, thì đó là dấu hiệu rất đáng lo trong vấn đề tiêm chủng. Nguồn lây của Sởi rất khó ngăn chặn. Bệnh Sởi lây từ lúc chưa có những triệu chứng rõ rệt, khi người mắc bệnh vẫn đang trong thời gian ủ bệnh. Đến lúc phát ban thì mới cách ly thì đã muộn. Nên cách duy nhất để phòng chống bệnh Sởi hiệu quả vẫn là tiêm chủng.

Nếu chúng ta thực hiện đủ những bước sau: Tiêm đủ 2 mũi lúc 9 tháng và 18 tháng tuổi; nhiệt độ bảo quản vắc xin chuẩn là 2 -10oC, nhưng lý tưởng nhất là 8oC; vacxin sau khi đã pha nước cất sẽ không được phép sử dụng sau 8 tiếng thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh Sởi sẽ là cực thấp.

Vậy mà số ca mắc Sởi lại tăng đột biến trong mấy tháng vừa qua thì chúng ta bắt buộc phải đặt câu hỏi: Có đúng là tỉ lệ tiêm vắc xin là 99% hay đó chỉ là con số ma mà các địa phương báo cáo Bộ Y tế? Vacxin đưa về các địa phương có được bảo quản theo đúng quy định hay không? Nếu đúng thì không có lý do gì dịch Sởi bùng phát.

Việc đợt dịch Sởi này xảy ra sau những rùm beng về vắc xin năm 2013 cũng là điều đáng lo ngại. Tôi không có con số cụ thể về số trẻ ở từng độ tuổi cụ thể nhiễm bệnh, nhưng nếu những trẻ đó không được tiêm đủ 2 mũi vắc xin do bố mẹ lo ngại vắc xin gây sốc phản vệ thì đó sẽ là chuyện hết sức đáng lo mà chúng ta cần phải đặc biệt chú ý để tuyên truyền cho người dân.

Vậy ý ông là để dịch Sởi bùng phát và gây tử vong cao như thế này là do những nguyên nhân vừa nói trên? Tai sao ông không tính đến phương án biến chủng Sởi?

Tôi đã chữa cho không dưới 10.000 bệnh nhân Sởi. Tôi khẳng định là không có biến chủng. Ở miền Nam cũng có Sởi, nhưng không có trường hợp tử vong. Các bệnh viện ở Hà Nội để xảy ra tử vong quá nhiều thì chỉ có hai vấn đề: bệnh nhân được đưa đến quá muộn, điều trị không đúng cách và quá tải dẫn đến lây chéo. Những triệu chứng của các bệnh nhân Sởi tử vong đợt vừa qua hầu như đều là do bội nhiễm phổi và viêm não chứ không có biến chủng nào cả.

Có một điều này mà tôi nghĩ chúng ta cần lo lắng, đó là bệnh Sởi đã khá lâu không xuất hiện hoặc xuất hiện khá lẻ tẻ. Nhiều bác sĩ không có kinh nghiệm chữa bệnh Sởi, nên có thể dẫn đến cách điều trị không đúng, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hiện nay chúng ta dùng qúa nhiều loại kháng sinh, nên tôi cũng lo rằng có thể chúng ta đã chọn loại kháng sinh không phù hợp cho việc điều trị với những biến chứng viêm phổi ở trẻ do bội nhiễm. Cái này các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ nắm rõ hơn. Bộ Y tế nên có những phác đồ điều trị cho các bác sĩ để họ ứng phó. Tôi nhấn mạnh là không có ý nói các bác sĩ hiện nay kém, mà là có thể là họ chưa có kinh nghiệm, vì bệnh Sởi không phải là bệnh thường gặp nhiều năm gần đây.

Ông có thể chỉ cho các ông bố, bà mẹ biết làm thế nào để phân biệt được thế nào là Sởi nặng và Sởi nhẹ để kịp thời đưa con đến bác sĩ trước khi quá muộn?

Bệnh Sởi bao giờ cũng mọc từ đỉnh trán rồi lan dần xuống toàn thân. Ngày thứ nhất mọc đến cổ, ngày thứ hai mọc đến ngực, ngày thứ ba mọc đến tay, ngày thứ tư mọc ở chân. Nếu không mọc đúng theo theo quy tắc này thì không phải là Sởi.

Nếu Sởi mọc hết ra ngoài, mọc dầy thì có nghĩa là Sởi nhẹ, không nguy hiểm, sau đó người mắc bệnh sẽ tự khỏi. Nếu các nốt Sởi chỉ mọc lưa thưa, hay mọc nửa người mà không lan xuống chân, đó chính là biểu hiện đáng lo. Lúc đó sẽ cần phải đưa trẻ đi khám xem có bị sốt cao không, có vấn đề gì về phổi không. Nếu sau 5 ngày, trẻ đã hạ sốt mà bỗng nhiên sốt trở lại, thì hoặc là viêm tai, hai là viêm phổi, chắc chắn có biến chứng.

Bỏ tiêm vacxin có thể là nguyên nhân dịch

Bộ Y tế, dịch sởi, thông tin
GS.TS Lê Đăng Hà. Ảnhr: Lan Hương

Bệnh sởi như ông nói là căn bệnh “cổ điển”, không xa lạ. Vậy tại sao nó lại gây ra hậu quả nghiêm trọng với số trẻ tử vong nhiều bất thường, gây hoang mang, hoảng hốt cho chúng ta như hiện nay?

Bộ Y tế sẽ phải xem lại vấn đề tuyên truyền về bệnh Sởi cho người dân, để họ hiểu bệnh Sởi có thể biến chứng. Và khi sốt thì phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Nhưng quan niệm dân gian của mình hay có thói quen chữa Sởi ở nhà bằng hạt mùi chẳng hạn, cộng với việc chăm sóc, kiêng khem không đúng cách, đến khi trẻ viêm phổi rồi mới đưa vào bệnh viện, thì đến lúc đó khó cứu chữa, mà biến chứng phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ.

Khi bị Sởi, đường hô hấp của trẻ bị tổn thương, dễ dẫn đến bội nhiễm gây ra viêm phổi, nhất là với trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa tốt sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Có một vấn đề là nhiều người dân tập trung đưa con về các bệnh viện tuyến Trung ương, mà bệnh viện Nhi là điển hình, khiến cho cái mà họ nhìn thấy càng kinh khủng hơn. Truyền thông trong cách đưa tin, phản ánh tình hình, cũng khiến cho người dân hoang mang.

Thú thật ngay cả tôi là bác sĩ chuyên ngành lây nhiễm, sống chung với Sởi từ thời chiến tranh đến giờ, điều trị không dưới 10.000 ca Sởi, nhưng cứ đọc báo, xem đài như mấy ngày qua, tôi cũng thấy hoảng. Người dân không có kiến thức y khoa, sẽ còn hoảng hốt đến nhường nào với cách phản ánh một chiều của truyền thông, chỉ nói đến hậu quả chứ không nói đến cách giải quyết, chỉ lên án và tìm cách quy kết trách nhiệm chứ không đưa ra  biện pháp.

Thú thật ngay cả tôi là bác sĩ chuyên ngành lây nhiễm, sống chung với Sởi từ thời chiến tranh đến giờ, điều trị không dưới 10.000 ca Sởi, nhưng cứ đọc báo, xem đài như mấy ngày qua, tôi cũng thấy hoảng. Người dân không có kiến thức y khoa, sẽ còn hoảng hốt đến nhường nào.

Đừng nên chỉ chăm chăm đưa tin về tình hình hỗn loạn ở bệnh viện, đừng nên chỉ hướng sự chú ý của dư luận vào bi kịch của những gia đình có con mắc bệnh, đừng nên chỉ tìm cách công kích Bộ Y tế. Chúng ta quên mất một điều rằng, cái chúng ta cần nhất là những đứa trẻ cần được khỏi bệnh.

Truyền thông cũng mắc lỗi này trong vụ vacxin Quinvaxem và vụ vacxin ở Quảng Trị. Hậu quả là nhiều đứa trẻ không được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc không được tiêm đủ hai mũi vì sự hoảng sợ của cha mẹ trước những thông tin đáng sợ đọc trên báo mỗi ngày.

Chúng ta làm người dân chỉ để ý đến việc đã có trẻ tử vong vì tiêm vacxin rồi quy tội cho vacxin, mà khiến họ quên mất rằng tỷ lệ bị sốc phản vệ là đương nhiên có ở cả những quốc gia có nền y tế hiện đại hơn nhiều; nhưng ngoài chuyện đó ra thì phần lớn những đứa trẻ sẽ được bảo vệ khỏi bệnh dịch.

Việc không đi tiêm vắc xin có thể là một trong những nguyên nhân gây ra đợt dịch Sởi này. Và nếu vẫn còn tâm lý không cho con đi tiêm vắc xin vì e sợ, thì việc xuất hiện những đợt dịch khác, nghiêm trọng hơn, với hậu quả nặng nề cũng sẽ là điều không có gì phải ngạc nhiên.

GS. TSKH Lê Đăng Hà tốt nghiệp Trường Lômônôxốp (Matxcova). Về nước, ông được bổ nhiệm là Bí thư Đảng ủy- Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng ban điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, Viện trưởng Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới.  Hiện ông đã nghỉ hưu. Năm 2003, GS Lê Đăng Hà cùng các cộng sự của mình lập một kỳ tích là chặn đứng dịch SARS đã từng lan ra toàn cầu. Ngày 21/10/2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/171248/chuyen-gia—phai-tin-bo-y-te–.html

 

 

Đà Nẵng hết kiên nhẫn với người “nghèo, lười”

Tác giả: Đặng Hoàng Giang

KD“: Đúng là người nghèo không có lỗi. Họ cần được giúp đỡ, nhưng là giúp “cần câu” chứ không phải xâu cá. Mình trước đây hay đi công tác các xã vùng đặc biệt khó khăn, hưởng CT 135 của CP, cũng nhiều khi nhận ra một tâm lý phổ biến: Nhiều xã đua nhau làm thế nào để trở thành “xã nghèo”. Tỉnh thì đua nhau trở thành tỉnh “miền núi”, để được hưởng các chính sách ưu đãi từ TƯ.

Nhưng nếu ngay cấp tỉnh còn có tâm lý đó, thậm chí có những tỉnh giàu vẫn đòi vác rá xin gạo, không cảm thấy xấu hổ, thì người dân nghèo vốn ít được học hành càng dễ có tâm lý ỉ lại vào trợ cấp, và mất cả lòng tự trọng.

Việc làm của Đà Nẵng là thái độ dứt khoát và Đà Nẵng bao giờ cũng là nơi đi đầu trong rất nhiều chủ trương mới, khác người!

Đói đầu gối phải bò. Nhưng bò đi… ăn xin, thì không bao giờ nên khuyến khích   😀

———

Đầu năm nay, Đà Nẵng hết kiên nhẫn và tuyên bố “kiên quyết không thực hiện hỗ trợ chính sách đối với những hộ nghèo nhưng lười lao động.” Đây là địa phương đầu tiên làm động tác mạnh tay này.

Người nghèo không có lỗiAi cũng đã từng nhìn thấy hình ảnh này đâu đó ở vùng núi: người dân ngủ lăn lóc bên vệ đường, xe máy vứt lỏng chỏng bên cạnh. Trước đó, họ đã ra chợ bán đi mấy bó củi hay con gà, rồi mua rượu uống say tuý luý. Nếu xuống làng của họ, sẽ thấy thêm nhà nào cũng uống, người nào cũng uống. Đây là những làng mà bao nhiêu trợ cấp cũng bị tiêu hết mà không làm ra được cái gì, tiền hỗ trợ cho trẻ con đi học thì bị người lớn lấy để mua điện thoại di động, dùng vài tuần rồi vứt lăn lóc. Đến thóc giống được phát cũng “nẩy mầm” thành rượu.

Trẻ em thì lớn lên trong hoang dã, không ai đoái hoài.

Nhìn những cảnh đó, khó mà kiềm chế được cảm giác bực bội. Hình dung lãng mạn về người nghèo của chúng ta vẫn là những bà mẹ tần tảo chợ búa, những người cha gầy gò cặm cụi kéo xe. Nhưng thực tế trần trụi là ở nhiều nơi, người nghèo sống một cuộc sống vật vờ, thậm chí ốm thì cũng đắp chiếu nằm đó chứ không thiết đi chữa bệnh.

Thời gian gần đây có thể nhận thấy có một sự sốt ruột từ phía chính quyền và dư luận xã hội với những người nghèo. “Anh chị mà còn nghèo”, họ lên tiếng, “thì là lỗi tại các anh chị, chứ còn của ai nữa”.

đói nghèo, chính sách, phát triển
Ruộng nương ở bản Nậm Ô mùa này bỏ hoang cho cỏ dại mọc, vì người dân địa phương chỉ có thói quen cấy mỗi năm một vụ lúa.Ảnh: Trường Giang

Giữa năm ngoái, trang mạng của đảng bộ Điện Biên dẫn ý kiến của nhiều vị lãnh đạo tỉnh: “nguyên nhân căn bản cản trở mục tiêu giảm nghèo của địa phương là bệnh lười khá phổ biến trong tư tưởng người nghèo”. Với những người này, “có nỗ lực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ bao nhiêu thì tất cả cũng trở thành vô nghĩa.”Một phát ngôn khá táo bạo với một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo chính thức là 38%.

Đầu năm nay, Đà Nẵng hết kiên nhẫn và tuyên bố “kiên quyết không thực hiện hỗ trợ chính sách đối với những hộ nghèo nhưng lười lao động.” Đây là địa phương đầu tiên làm động tác mạnh tay này, và sẽ không ngạc nhiên khi trong thời gian tới quan điểm quản lý này được các địa phương khác noi theo.

Quan điểm “nạn nhân có lỗi” này không chỉ có ở Việt Nam. Ở các nước Trung Âu, nhiều cộng đồng người nhập cư vẫn được coi là “nát rượu” và là “máy đẻ”, lợi dụng lòng hảo tâm của nhà nước. Dân Di-gan thì khỏi nói, bị liệt luôn vào dạng mọi rợ, cộng thêm với lưu manh vặt, tóm lại là vô phương cứu chữa. Ở Mỹ, nhiều người lớn tiếng là đã tới lúc người nghèo phải tắt ti vi đi và nhấc cái mông béo ú ra khỏi sô pha mà đi tìm việc, thay vì sống triền miên bằng trợ cấp xã hội.

Thực ra, đây là một quan niệm rơi rớt lại từ tư duy của cách đây hai thế kỷ. Ở London thời Victoria, tầng lớp giàu có cho rằng nghèo đói là do lười nhác, nghiện ngập, cờ bạc và chi tiêu vô tội vạ (giống hệt những gì tác giả Hoàng Xuân kể về cái làng ở Ninh Thuận), và do đó, chính phủ không nên và không cần can thiệp. Samuel Smiles, tác giả có ảnh hưởng lớn của cuốn Self-Help nổi tiếng, xuất bản năm 1859, còn cảnh cáo là “bất cứ cố gắng nào của chính quyền nhằm giúp đỡ người nghèo sẽ chỉ làm cho họ thêm phung phí trong tiêu pha và không lao động chăm chỉ để cải thiện bản thân”. Ở điểm này, có vẻ ông Samuel Smiles và chính quyền Đà Nẵng có cùng suy nghĩ.

Suy nghĩ này tuy xuôi tai (và dễ nhận được sự đồng tình từnhững người làm từ thiện mãi rồi nản), nhưng lại nhìn nhầm vấn đề. Điểm chung của người nghèo ở Việt Nam bây giờ và người bần cùng ở London cách đây 150 năm là: không phải cái lối sống của họ dẫn họ tới nghèo đói, mà nghèo đói đã tạo cho họ lối sống như vậy. Nói khác đi, cái nghèo cha truyền con nối đã biến họ thành những con người có thái độ sống buông xuôi, những người mà một cán bộ địa phương ở Vân Canh, Bình Định mô tả một cách rất chính xác là “ngày ngày cứ ra đường ngồi chống cằm rồi về… uống rượu.”

đói nghèo, chính sách, phát triển
Rất nhiều đôi chân trẻ em lớp mầm non ở bản Nậm Ô không có đôi dép để đi, nhưng khi đến nhận tiền trợ cấp cho con do nhà nước cấp, thì một bà mẹ nhanh nhảu trả lời cô giáo là phải đi nạp thẻ điện thoại đi động đã. Ảnh chụp 8h30′ sáng 27/2/2012 tại bản trung tâm xã Nậm Ban. Ảnh: Trường Giang

Người nghèo phải chịu một mức độ stress cao hơn rất nhiều, do bệnh tật, thiếu thốn, đói kém và rủi ro triền miên đem lại. Một cách tự nhiên, con người phản ứng với tình trạng stress này bằng hai cách: hoặc giận dữ, hung hăng, hoặc thụ động, buông xuôi; và nhiều khi họ chạy từ thái cực này sang thái cực khác. Theo các nghiên cứu về thần kinh, trong khi các cú stress ngắn hạn có tác dụng làm tăng sự tập trung và linh lợi, stress mãn tính gây hại tới “hồi hải mã” (hippocampus), một phần của não trước đảm nhiệm việc lưu giữ thông tin, ngôn ngữ, hình thành ký ức dài hạn và khả năng định hướng trong không gian.

Các quan sát lâu năm cũng cho thấy, ở các trẻ em lớn lên trong nghèo khổ, vùng tiền não thuỳ (prefrontal cortex) – đây là vùng liên quan tới khả năng kiểm soát bản thân và điều phối cảm xúc – bị ảnh hưởng, tương tự như ở người trầm cảm. Điều này cũng giải thích cái cho vẻ mặt “hiền lành gần như trì độn” mà bài báo VNexpress quan sát được.

Các nghiên cứu về hành vi gần đây cũng chỉ ra là sự thiếu thốn và bất an làm giảm thiểu các tài nguyên liên quan tới nhận thức, hay là công suất não, dẫn tới những hành vi không hợp lý và các quyết định không hiệu quả. Năm ngoái, một loạt các thí nghiệm trong bối cảnh Mỹ của ĐH Princeton kết luận rằng nghèo khổ có hậu quả tương đương với mất đi 13 điểm của chỉ số IQ. Cái nghèo làm cho người ta thiếu những kỹ năng sống cơ bản, cũng như năng lực nhận thức để có thể làm chủ bản thân và cuộc sống. “Mụ mẫm vì nghèo” là một cách diễn đạt khác.

Và như vậy, yêu cầu những người sinh ra và lớn lên trong một môi trường cùng cực, thậm chí qua nhiều thế hệ, là họ phải có nghị lực, quyết tâm, chăm chỉ, cần cù, suy nghĩ sáng tạo, quyết định hợp lý, tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng chỗ, thì không khác gì yêu cầu dân văn phòng, những người vốn không quen sử dụng cơ thể của mình, phải có sự khéo léo, uyển chuyển, dẻo dai, động tác chính xác, cử chỉ nhịp nhàng, duyên dáng như một vận động viên nhảy cầu.

Hãy hình dung bạn có một người em nghiện ngập, nhu nhược, lười biếng, và hay làm những việc điên rồ khiến bạn muốn phát điên. Bạn phải làm gì? Chu cấp mãi thì không ổn, mà phủi tay bỏ đi thì cũng không xong. Trước hết, bạn dừng lại các chê trách và lên án. Và sau đó, bạn tìm cách giúp người đó nhen nhóm lên sự tự tin, tạo thói quen bắt tay vào việc dù rất nhỏ, kiên nhẫn hướng dẫn, khích lệ để họ đạt được những bước tiến dù bé xíu, gây dựng cho họ niềm hy vọng về chính bản thân, một cảm giác họ không phải là phế thải.

Một cộng đồng nghèo cũng cần được đối xử như vậy. Nó khó hơn nhiều là chỉ quyên góp tiền hay hỗ trợ thóc gạo, nhưng không có cách nào khác.

———-

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/171045/da-nang-het-kien-nhan-voi-nguoi–ngheo–luoi-.html

Xây sân vận động Mỹ Đình 1.000 tỷ để… nuôi ngỗng!?

Tác giả: Cao Tuân

Mới đây, lối vào khán đài sân vận động (SVĐ) Mỹ Đình với số vốn trên nghìn tỷ đã bắt đầu lộ ra nhiều vết nứt toác, nham nhở.

Nuôi ngỗng ở công trình nghìn tỷ

Sở dĩ bạn đọc quan tâm nhiều đến KLHTTQG Mỹ Đình, đặc biệt là SVĐ Mỹ Đình bởi cách đây 11 năm, SVĐ này được đánh giá là hoành tráng và hiện đại nhất Đông Nam Á với vốn đầu tư hơn 50 triệu USD, tương đương với trên 1.000 tỷ đồng.  

Được biết, KLHTTQG Mỹ Đình được khởi công xây dựng ngày 6/12/2001 để chuẩn bị cho SEA Games 22 năm 2003 tại Hà Nội với tổng diện tích 247 ha.

Xây sân vận động Mỹ Đình 1.000 tỷ để... nuôi ngỗng!? - Ảnh 1

 Một phần bên trong SVĐ Mỹ Đình trở thành nơi chăn thả gia cầm.

SVĐ có sức chứa 40.192 chỗ ngồi với bốn khán đài: Khán đài phía Tây và phía Đông có 2 tầng, cao 25,8m; khán đài phía Bắc và phía Nam có 1 tầng, cao 8,4m. Xung quanh sân vận động có 419 phòng chức năng. Hệ thống chiếu sáng của sân gồm 355 bóng, được bố trí ở 4 cột, cao 54m. Mái SVĐ nặng 2.300 tấn, khẩu độ 156m, đường kính 1,1m.

Sau những trận cầu kinh điển khiến người hâm mộ bóng đá nghẹt thở thì giờ đây, SVĐ Mỹ Đình rơi vào cảnh đìu hiu khi mỗi năm chỉ tổ chức gần chục sự kiện thể thao.

Nhiều người khi đi qua đường Lê Đức Thọ, phía mặt tiền của SVĐ không khỏi xót xa khi chứng kiến ánh sáng lấp lánh của biển quảng cáo rạp chiếu phim, khu massage, trung tâm tổ chức tiệc cưới chứ không phải là nơi dành cho người yêu thích thể thao. Phía sau khán đài D, nơi sát khu dân cư giờ cũng trở thành sân golf và quán nhậu.

Đi sâu vào bên trong SVĐ Mỹ Đình, theo ghi nhận của PV, tại các cửa ra vào của khán đài C và D, những bức tường đã bị nứt toác nhiều vệt dài, chiều rộng 5 – 7cm. Tại cửa số 1, 3, 4, 5, 7 của khán đài C, xuất hiện các vết lún nứt khá dài, ước chừng khoảng 7 – 10m ngang dọc hai bên tường khán đài ngay lối ra vào ở các cửa, bề ngang vết nứt rộng gần 5-7 cm.

Ngoài ra, tại một số cửa như cửa số 4 khán đài D cũng bị nứt toác, những vết nứt và độ dài tương đương với các cửa ở khán đài C. Một số vết nứt tại khán đài C đã được trám xi măng, nhưng vẫn lộ rất rõ.

Phía bên hông SVĐ Mỹ Đình, tại những khu đất bỏ trống, gà, ngan, ngỗng được nuôi thả tự do. Tiếng gia cầm kêu inh ỏi, mùi khó chịu bốc lên khiến không khí bên trong SVĐ ngày thường trở nên ảm đạm. Quan sát toàn cảnh KLHTTQG Mỹ Đình có thể thấy nhiều khu đất được bao bọc kín cổng cao tường nhưng vẫn để hoang khiến cỏ dại mọc cao hơn dáng người đứng.

Xây sân vận động Mỹ Đình 1.000 tỷ để... nuôi ngỗng!? - Ảnh 2 

Cảnh quan bên ngoài tráng lệ của khu LHTTQG Mỹ Đình với diện tích 247ha. ảnh: T.L

Nằm ngay sát sân Mỹ Đình là tổ hợp cung thể thao dưới nước, có 3 bể bơi với tổng vốn xây dựng khoảng 240 tỷ đồng. Nhưng cung này hầu như đóng cửa bởi mỗi năm tại đây chỉ tổ chức vài giải bơi quốc gia, thậm chí phong trào.

Ngoài ra, nhà thi đấu Gia Lâm cũng từng được báo chí lên tiếng về sự xuống cấp rất đáng lo ngại. Từ sau SEA Games 22 (tổ chức môn karate), nhà thi đấu này chủ yếu là nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cấp huyện, cấp xã, thậm chí còn cho thuê là nơi biểu diễn văn nghệ, đám cưới…

Tương tự là nhà thi đấu Quần Ngựa và nhà thi đấu Hoàng Mai, giờ đây chỉ được biết đến là nơi tổ chức các sự kiện giải trí, hay thậm chí chỉ là địa điểm… trông giữ xe.

Và nhiều hạng mục “núp bóng” sự kiện

Như vậy, có thể thấy, SVĐ Mỹ Đình với chi phí xây dựng nghìn tỷ tưởng chừng như là nơi hiệu quả nhưng sau SEA Games 22 thì hàng năm cũng chỉ diễn ra vài trận đấu bóng đá quốc tế… Buổi tối, SVĐ Mỹ Đình trở nên nhộn nhịp bởi ánh sáng của khung quảng cáo chuyên tổ chức tiệc cưới rực rỡ lan tỏa đường phố.

Phía bên trong, rạp chiếu phim và khu cà phê, nghe nhạc cũng tấp nập người ra vào. Hiện có hàng chục đơn vị liên doanh, liên kết hoặc thuê địa điểm tại KLHTTQG Mỹ Đình để làm kinh tế.

Đáng nói nhất là phía cổng sau của SVĐ Mỹ Đình nơi đối diện với bệnh viện Thể thao Việt Nam hầu như không mở cửa. Bên cạnh đó là trụ sở của siêu thị nội thất Đông Phương được xây dựng cao tầng, hoành tráng ngay trong khu vực của khu liên hợp.

Riêng cung thể thao dưới nước đối diện sân Mỹ Đình, những khoảng đất tạo tiểu cảnh xung quanh cung đã bị tận dụng để cho doanh nghiệp thuê làm nhà hàng mang tên Landscape, trung tâm vui chơi trẻ em, CLB patin Ben10, xưởng dịch vụ ôtô… Trong tòa nhà của cung, nhiều năm nay KLHTTQG Mỹ Đình đã cho trường Quốc tế Newton thuê làm địa điểm dạy học cho hàng trăm học sinh từ cấp I-III. Cung thể thao dưới nước từ đó kiêm luôn chức năng trường học cho học sinh.

Xây sân vận động Mỹ Đình 1.000 tỷ để... nuôi ngỗng!? - Ảnh 3

Một bức tường lối vào khán đài SVĐ Mỹ Đình đã bắt đầu lộ ra nhiều vết nứt kéo dài.

Toàn bộ khu đất hàng ngàn mét vuông ngay cạnh quảng trường Mỹ Đình hiện nay được dùng làm chỗ bán cây cảnh, đá cảnh… cùng rất nhiều dịch vụ khác, không liên quan gì đến thể thao. Còn cung điền kinh 546 tỷ đồng sau một lần tổ chức Asian Indoor Games 2009 đến nay sau khi giao cho sở VH,TT&DL Hà Nội quản lý thì nó đã thành nơi cho thuê đấu quần vợt, nơi tập luyện một số môn võ, tổ chức cưới, show ca nhạc.

Chuyện “dùng một lần rồi bỏ” của nhiều hạng mục thể thao đã được nhiều các cơ quan chức năng bàn tới. Tuy nhiên, oái oăm ở chỗ, nhiều hạng mục ấy đã được đầu tư, nâng cấp nhưng lại chuyển đổi sang mục đích kinh doanh, tổ chức sự kiện chứ không dành cho phục vụ thể thao. Được biết, cách đây 3 năm, KLHTTQG Mỹ Đình đã xin trực thuộc bộ VH,TT&DL thay vì tổng cục TDTT, đồng thời xin cơ chế “tự hạch toán thu – chi” chứ không sống dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước nữa và đã được Bộ chủ quản đồng ý.

Một thực trạng hết sức nghịch lý hiện nay là trong khi ngành thể thao luôn kêu ca chuyện thiếu hụt kinh phí thì những câu chuyện với bao công trình đầu tư lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng lại trở nên hoang vắng, đìu hiu. Tuy nhiên nếu ASIAD 18 được tổ chức tại Việt Nam thì vấn đề này lại “nóng” hơn bao giờ hết. Theo dự kiến, để phục vụ cho ASIAD 18 năm 2019, Nhà nước sẽ phải đầu tư thêm rất nhiều tiền để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp nhiều hạng mục đang được “đắp chiếu” nói trên. 

Không phải tận thu kiếm tiền là xã hội hóa

Theo ông Nguyễn Hữu Thu (nguyên Giám đốc khu LHTTQG Mỹ Đình): “Trước đây các văn bản của Nhà nước không cho phép việc liên doanh, liên kết như vậy. Nếu theo đúng Luật Đất đai, đối với đất sử dụng tiền của Nhà nước để giải phóng mặt bằng thì không được đem ra góp vốn, liên kết kiếm tiền. ở đây, tôi chỉ cho rằng khi tiến hành cần thiết phải chú ý để tránh không ảnh hưởng đến quy hoạch cảnh quan của khu LHTTQG”.

Còn ông Nguyễn Hồng Minh (nguyên Vụ Trưởng vụ Thể thao thành tích cao) cho rằng: “Xã hội hóa là huy động mọi nguồn lực xã hội nhằm phát triển một mục tiêu, lĩnh vực nào đó. Ví dụ các doanh nghiệp vào liên kết với khu LHTTQG làm lợi cho thể thao như làm sân quần vợt, sân đua xe đạp lòng chảo, hồ bơi… theo đề án đã có thì quá tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng các công trình được đầu tư xây dựng từ tiền của Nhà nước để phục vụ mục đích thu tiền qua việc cho thuê loạn xạ quán cà phê, bãi đỗ xe, siêu thị nội thất… mà Mỹ Đình đang làm là cách tận dụng công trình Nhà nước để kiếm tiền chứ không phải bản chất của xã hội hóa”. 

————

http://www.nguoiduatin.vn/xay-san-van-dong-my-dinh-1000-ty-de-nuoi-ngong-a129564.html