Chít cười: Hitler bức xúc trước Bộ trưởng Bộ Y tế

Tác giả: theo http://phuocbeo.blogspot.com/

KD: Tài thật  😀

Xem clip này vừa tức… vừa tức cười!

Giữa tháng 4/2014, dịch sởi bùng phát mạnh ở miền Bắc. Số trẻ em thiệt mạng lên đến 112 người, tuy nhiên bộ Y tế trả lời trước dư luận rằng dịch sởi bùng phát là do dân. Mặt khác, trước đó bộ không hề có thông báo về dịch sởi. (Theo một số quốc gia thì trên 25 trẻ thiệt mạng vì sởi sẽ được coi là xuất hiện dịch).

4 nguyên nhân mà bà Bộ trưởng giải thích về nguyên nhân dịch sởi được tóm gọn lại như sau. Nguyên nhân thứ nhất: Tại dân (ai bảo không đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ, nhà nước vẫn luôn hô hào tiêm chủng, vaccine sởi do Việt Nam sản xuất tốt lắm chứ có phải không đâu).

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Y tế không nghĩ từ chức ngay

Tác giả: Cẩm Quyên

KD: “Còn tại sao tôi chưa nghĩ đến chuyện từ chức ngay lúc này? Vì toàn ngành chúng tôi hiện nay tập trung nhiệm vụ cao nhất là giành giật sự sống cho các cháu. Hiện còn 2 cháu đang chạy ECMO và hơn 20 cháu nặng đang nằm máy thở ở BV Nhi TƯ, 7 cháu ở Bạch Mai. Khi vào các BV này lần thứ 2, tôi đã nói với các bác sỹ bằng mọi cách phải cứu lấy các cháu- (Lời của bà Bộ trưởng Tiến)

Như vậy, sau khi dịch sởi lui, thì bà Bộ trưởng Tiến sẽ nghĩ đến chuyện… từ chức?  😀

————-

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết “nếu không làm được, tôi nghĩ cũng hoàn toàn thanh thản nhẹ nhàng và quay trở về làm công việc nào đó có ích nhất cho đời”.

Trong buổi họp báo Chính phủ chiều 29/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là người đầu tiên nhận được câu hỏi liên quan đến dịch sởi.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về cảm giác và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu ngành y tế khi có nhiều trẻ tử vong trong dịch sởi, bà Tiến không giấu sự xúc động: “Cũng là người mẹ, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc từ trong lòng mình tới những người mẹ đã có con chết trong dịch sởi vừa qua. Cá nhân tôi rất yêu trẻ con, vào bệnh viện tôi chỉ thích vào khoa sản để bồng trẻ con. Sự mất mát đó rất đau xót”.

bộ trưởng Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến, từ chức, dịch sởi
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Làm bộ trưởng phải đặt quyền lợi của dân tộc, nhân dân lên trên, phấn đấu làm hết sức mình với trách nhiệm, lương tâm và đam mê nghề nghiệp

Trả lời câu hỏi về việc qua dịch sởi này Bộ trưởng Y tế có nghĩ đến chuyện từ chức, bà Tiến nói: “Đến thời điểm này thật lòng là tôi không nghĩ đến việc từ chức ngay”.

Tiếp tục đọc

Làm bộ trưởng ngày càng khó

Tác giả: Đinh Duy Hòa

KD: Nếu nói như cái title và tác giả bài này, chẳng hóa ra trước đây, làm Bộ trưởng rất… dễ?   😀

——-

Điều khiến cho làm bộ trưởng thời nay ngày càng khó hơn – một khi bộ trưởng trình làng, hoạt động thì cả xã hội, người dân đều có cơ hội xem xét, đánh giá. Xã hội ngày càng cởi mở hơn, công khai hơn, thông tin ngày càng cập nhật và đa chiều hơn. Bộ trưởng đi đâu, làm gì, phát ngôn ra sao, chỉ ít phút sau cả xã hội đều tỏ.

Hãy xem phản ứng, bình luận của dân chúng sau các phiên trả lời chất vấn của bộ trưởng tại Quốc hội là rõ. Có bộ trưởng hỏi A lại trả lời B, vòng vo tam quốc. Năng lực hay kém năng lực thế là quá rõ. Thể chế, chính sách do các vị tư lệnh ngành tham mưu để Quốc hội, Chính phủ quyết đáp đến lúc triển khai gây hậu quả nghiêm trọng thì lúc đó bộ trưởng cũng lĩnh đủ.

từ chức, bộ trưởng, chất vấn
Các bộ trưởng nắm giữ ghế nóng nhất: Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, GTVT Đinh La Thăng và KH-ĐT Bùi Quang Vinh

Cũng giống như các nước, bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực như giao thông, giáo dục, y tế… ở ta đang ngày càng đối mặt với xã hội, với người dân nhiều hơn bởi một lẽ hết sức đơn giản: những việc các vị này làm tác động trực tiếp tới đời sống của mọi người dân trong xã hội.

Tiếp tục đọc

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật

Tác giả: Theo H. My (Khám phá)

KD: Bạn bè iu quý gửi cho đường link bài viết này. Nước Nhật luôn làm cho nhiều nước khác, nhưng đặc biệt là VN, sửng sốt về nhiều điều. Vì sao nhỉ? Phải chăng điều quyết định là tư duy, tầm chiến lược các chính sách, mà quan trọng nhất họ đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, không bởi một ý thức hệ nào ngoài ý thức hệ “dân tộc”?

Họ đã kiên trì chăm lo cho tương lai dân tộc Nhật một cách rất “Nhật”. Bởi họ biết, bé thơ được chăm lo chu đáo, các ông bố bà mẹ sẽ hết lòng vì đất nước. Nghĩa cử của Nhà nước với dân, của dân với Nhà nước ở đây rất cụ thể mà thiêng liêng. Trên nền tảng pháp luật nghiêm minh.

Chạnh lòng, nhớ tởi trẻ em mình vùng khó khăn đu dây, lội sông đi học. Trong khi hàng nghìn tỷ bị thất thoát bởi sự tham nhũng của các quan chức.

Nói Vì dân thì dễ lắm nhưng làm Vì dân cực khó, khi thực chất chỉ những kẻ tham nhũng chỉ vì mình, cá nhân mình, nhóm lợi ích của mình một cách “bé mọn”- so với sự tồn vong và phát triển của một dân tộc

 

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật

Tôi lấy chồng Nhật cũng đã được 10 năm. Ban đầu, hai vợ chồng chung sống với nhau tại một căn hộ chung cư nhỏ ngay trung tâm thành phố, cũng thuận tiện cho việc đi đi về về thăm nhà mẹ đẻ. Bố mẹ tôi không muốn con gái lấy chồng nước ngoài, cũng không muốn con cháu sang nước ngoài sống. Chính vì thể theo nguyện vọng của ông bà, nên tôi và chồng cùng Ben – con trai nhỏ vẫn sống ở Việt Nam.

Tuy nhiên năm Ben được 7 tuổi, chồng tôi đột ngột chuyển công tác. Chính vì vậy, cả gia đình quyết định cùng anh quay về Nhật Bản để làm việc. Thời gian sống ở Nhật không lâu, vậy nhưng đất nước cùng những con người nơi đây đã khiến tôi vô cùng cảm mến. Một trong những ấn tượng khiến tôi cứ muốn kể mãi không thôi về đất nước này, đó chính là chuyện ăn uống của trẻ tiểu học – cái đang ảnh hưởng trực tiếp đến con trai tôi. Cần phải nói, Ben cũng đã từng đi học tiểu học lớp 1 ở Việt Nam. Chính vì vậy, tôi không lạ gì về những bữa ăn trưa ở trường. Vậy nhưng thực sự, chuyện ăn uống của trẻ Nhật ở trường tiểu học vẫn khiến tôi vô cùng “choáng váng”.

Tiếp tục đọc

Tiền nhiều phục vụ ai?

Tác giả: Nguyễn Hữu Tâm

Nếu như hai chữ “tâm huyết” mà còn thiếu vắng thì tiền nhiều cũng chỉ phục vụ các mục đích ngoài khác mà thôi.  

Được mọi người tín nhiệm và mến phục là biểu hiện rõ ràng nhất về uy tín của một ai đó. Uy tín trong bất kỳ mối quan hệ hay ở giai tầng xã hội nào đều cũng được coi trọng. Nhưng uy tín lãnh đạo luôn được xã hội nhìn nhận là đặc biệt quan trọng vì tầm ảnh hưởng của nó. Uy tín của lãnh đạo cao hay sụt giảm luôn là thước đo có sức thuyết phục ghê gớm, giúp mọi người nhận ra được chân giá trị về tài năng và nhân cách.

Hãy xem việc đổi mới thi tốt nghiệp

Ai cũng hiểu cụm từ “giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhưng hiểu sâu sắc hơn hết vẫn là những nhà lãnh đạo GD. Có như thế các nhà lãnh đạo GD mới làm tròn nhiệm vụ của người tham mưu, giúp Chính phủ có những quyết sách đúng đắn, là liều thuốc để củng cố lòng tin trong nhân dân.

nhà quản lý, Giáo dục, họ ở đâu, Nguyễn Hữu Tâm, tâm huyết, đổi mới, thi tốt nghiệp
Ảnh: Phạm Hải

Gần đây, một số quyết định quan trọng của Bộ GD đều được tham khảo ý kiến rộng rãi của dư luận. Đây là một cách làm khôn ngoan và thận trọng, nhưng lại thiếu đầu tư cho cái ban đầu, vì vậy tạo dư luận không tốt cho uy tín của ngành. Trong 03 vấn đề lớn Bộ tung ra để thăm dò ý kiến của công chúng trong đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm 2014,  gồm: Thi 04 môn, trong đó có 02 môn tự chọn; mỗi tỉnh chọn tuyển thẳng 20% và Ngoại ngữ là môn tự chọn thì đã có đến 02 nội dung đa số mọi người không đồng tình.

Tiếp tục đọc

Chuyên gia cũng “bối rối” trước khái niệm thể chế, đổi mới thể chế

Tác giả: Phong Vũ

KD: Chắc chắn là vậy. Bởi thể chế luôn gắn liền với Hiến pháp. Mà Hiến pháp lại vừa thông qua. Đã có sự biện bạch cho rằng, vẫn ngôn từ đó, nhưng sự vận dụng phải sát với thực tiễn, khiến mình mỉm cười.

Có quan chức ngụy biện rằng, nói Kinh tế Nhà nước chủ đạo không có nghĩa là chỉ có DNNN. Một sự đánh tráo khái niệm, lập lờ kiểu giả dối rất khó chịu. Nếu đã nói trong đó có cả kinh tế tư nhân, và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì tất cả cùng… chủ đạo kiểu gì nhể?

Nên nước Việt không phải kém phát triển, chậm phát triển mà khó phát triển, như lời Thiếu tướng Lê Văn Cương, là cực kỳ đúng. Ý thức hệ xơ cứng và già cỗi đã ngăn cản con người dám nhìn thẳng vào quy luật phát triển kinh tế- xã hội.

Vậy thì VN tham gia thế nào vào Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) kiểu gì đây?

 

Chuyên gia cũng “bối rối” trước khái niệm thể chế, đổi mới thể chế
Ảnh: Công Khanh

Nội dung phiên làm việc thứ hai của Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014, đồng thời cũng là chủ đề của Diễn đàn “Động lực phát triển mới thể chế” nhưng cho đến cuối ngày làm việc thứ nhất, nhiều diễn giả vẫn bối rối trước khái niệm thể chế, đổi mới thể chế và đưa ra các giải pháp căn cơ cho đổi mới thể chế.

Bàn về đổi mới thể chế, TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng cần phải trả lời được các câu hỏi thể chế là gì, nội hàm cải cách thể chế bao gồm cái gì, đột phá thể chế là gì, tại sao nó khó đến thế khi tất cả chúng ta đều đồng thuận phải làm?

Tiếp tục đọc

Người coi tù tướng tá Việt Nam Cộng hòa

Tác giả: Nguyễn Đức Hiển
KD: Không hiểu sao, mình vẫn nghĩ những người làm nghề dính đến chuyện tù tội, xử án, đều có “nghiệp” của  số phận. Đó là một nghề khắc nghiệt, các ác cái thiện mong manh, giáp ranh. Nên sự “tu nhân tích đức” là cực kỳ quan trọng.
————–
Ông là Thiếu tướng Đỗ Năm, nguyên Cục trưởng Cục quản lý trại giam V.26 Bộ Công An, người có thâm niên hơn 40 năm làm nghề coi tù.

 

Thiếu tướng Đỗ Năm, nguyên Cục trưởng Cục quản lý trại giam V.26
(Bộ Công An) 

 

Sau 1975, ông được phân về trại giam số 5 (Thanh Hóa). Nơi có gần 500 sĩ quan chế độ cũ đang học tập cải tạo, cấp bậc thấp nhất là đại úy.

Lúc ấy trong trại vừa xảy ra chuyện một số người quá khích lôi kéo trại viên la hét, đưa yêu sách, không chịu lao động. Trong trại, có ý kiến áp dụng kỷ luật với những trại viên này. Ông bảo: cứ từ từ. Đỗ Năm triệu tập một cuộc gặp mặt. Khi ông bước vào, có người đứng dậy chào, có người ngồi, ồn như cái chợ. Ông bảo tất cả ngồi xuống: “Các anh đều là sĩ quan quân đội. Dù thể chế chính trị khác nhau, nhưng quân đội nào cũng có lễ tiết tác phong. Anh nào chức vụ cao nhất nhóm đứng ra ổn định trật tự, xem các anh nắm điều lệnh thế nào”.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Cay RadeMacher – Johannes Schneider(Phan Ba dịch)
.
KD: Xin lưu lại làm tư liệu và đọc để hiểu nhân vật vừa được đề cập nhiều, vừa vẫn là “bí ẩn” ở một phương diện nào đó.  Mình vẫn cảm ơn số phận, thời trẻ, ở Báo ND có rất nhiều điều kiện đọc một kho các tư liệu lịch sử, các nhân vật (không phổ biến). Cả thời trẻ chi học, đọc, cực kỳ bổ ích và thú vị.
.
Nhưng các bạn ở Tạp chí VHNA không biên tập, cứ để các con chữ dính nhau, phí cả một bài dịch công phu.
 Mao Trạch Đông ngồi thư thái trên chiếc ghế mây với hình nền là núi Lạc Sơn. Ảnh thethaovanhoa.vn

MAO TRCH ĐÔNG, người sau này trởthành nhàcách mạng, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893 trong ngôi làng Thiều Sơn hẻo lánh ởtỉnh HồNam giữa Trung Quốc. Đólàmột thếgiới còn nguyên thủy, giữa những ngọn đồi thoai thoải vànhững khu rừng rộng lớn trên núi, một thếgiới màtrong đócómột vài trăm gia đình nông dân trồng lúa, tràvàtre, đặt con trâu đi trước cái cày nhưtrước đấy hàng trăm năm.

Không có đường bộ, không có đường sông dẫn vào trong thung lũng, nơi có lợn rừng, báo và thỉnh thoảng cũng cả hổ đi ngang qua. Làng Thiều Sơn hẻo lánh tới mức tin vềcái chết của hoàng đế Quang Tự chỉ đến với người dân làng sau nhiều năm.

Cha của Mao, một cựu quân nhân của quân đội tỉnh, đãkhágiảlên nhờtrồng lúa vàngũcốc. Trong khi phần lớn các gia đình trong Thiều Sơn sống trong những ngôi nhàbằng đất sét vàmái rơm thìgia đình Mao sống trong một ngôi nhàsáu phòng với mái ngói. Người con trai Trạch Đông của họcòn cócảmột phòng riêng, một sựxa hoa khác thường cho con của một nhà nông

Tiếp tục đọc