Việt Nam xin rút đăng cai Asiad

Tác giả: Song Ngư

KD: Hoan hô, một QĐ rất thức thời, hợp lòng dân  😀   😛  

Mình vội báo cho cả nhà, ai cũng thấy mừng!

——-

Chiều nay (17/4), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về việc đăng cai và chuẩn bị tổ chức ASIAD 18 vào năm 2019. Sau cuộc họp này, Thủ tướng chính thức chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội.

Tham dự cuộc họp chiều nay có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Việt Nam; đăng cai, Asiad
Thủ tướng chính thức chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo cáo của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:

1. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã có chủ trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao khu vực, quốc tế, trong đó có ASIAD vào thời điểm thích hợp nhằm góp phần phát triển thể dục thể thao và kinh tế – xã hội của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành vận động và được chấp nhận đăng cai tổ chức ASIAD 18 năm 2019 tại Hà Nội.
Chính phủ Việt Nam cảm ơn Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong phát triển thể dục thể thao nói chung và ủng hộ thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức ASIAD 18 nói riêng.

2. Việt Nam chưa có kinh nghiệm tổ chức sự kiện thể thao lớn như ASIAD. Việc chuẩn bị đăng cai ASIAD 18 chưa chặt chẽ. Khi vận động đăng cai, chưa có Đề án để bảo đảm tổ chức thành công ASIAD nếu được chấp nhận.

Cho đến nay, Đề án tổ chức ASIAD 18 vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện đang còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận về mục đích ý nghĩa và còn khác nhau rất lớn về tổng mức đầu tư cũng như các nguồn kinh phí cụ thể (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa, nguồn thu từ ASIAD).

3. Việc đăng cai và tổ chức thành công các sự kiện thể dục thể thao khu vực, quốc tế sẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội và quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của đất nước. Tuy nhiên nếu tổ chức không chu đáo, không thành công thì sẽ ảnh hưởng ngược lại.

Thực tế qua các sự kiện thể dục thể thao lớn đã được tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy hầu hết là nguồn thu không bù đắp đủ chi phí và hiệu quả sử dụng nhiều công trình sau khi tổ chức là không cao.

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế – xã hội của nước ta còn có nhiều khó khăn. Ngân sách nhà nước (cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) rất hạn hẹp và phải tập trung ưu tiên đầu tư cho nhiều nhiệm vụ hết sức cấp thiết khác. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình phải có để phục vụ cho ASIAD 18 theo hình thức xã hội hóa như: sân đua xe đạp lòng chảo, làng vận động viên, khu thi đấu đua ngựa và 5 môn phối hợp… cũng như dự kiến nguồn thu từ ASIAD để bổ sung cho kinh phí tổ chức là chưa có cơ sở chắc chắc và rất khó đảm bảo.

Qua cân nhắc các mặt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp.

————

http://thethao.vietnamnet.vn/fms/menu3/100192/viet-nam-xin-rut-dang-cai-asiad.html

 

 

Thế giới “chế” bằng giả: Tiết lộ gây sốc của ông trùm

Tác giả: Theo Thơ Trịnh – Chí Thanh (Đời sống & Pháp luật)
KD: Cảm ơn bạn bè iu quý đã chuyển cho bài viết này  😛

Để tường tận cách làm bằng giả, chúng tôi đã tìm gặp một số đối tượng chuyên làm các văn bằng, chứng chỉ. Theo những gì các đối tượng này cho biết thì chỉ cần vài ngày sẽ có bằng, bất cứ bằng gì.

Tuy nhiên, bằng của các trường trực thuộc Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM vẫn là một trong những bằng được các đối tượng này khuyến khích làm nhiều nhất. Bên cạnh đó, các đối tượng này còn tiết lộ nhiều thông tin khiến phóng viên ngỡ ngàng...

“Chúng tôi làm không biết bao nhiêu bằng giả mà kể”

Nói chuyện với Quân (một trong nhiều đường dây quảng cáo làm bằng giả tràn lan trên mạng và có hẳn cả một website) thì được biết, chuyện làm bằng là dễ như “bóc bánh”.

Để chủ động gặp Quân, chúng tôi đã đến quán một cafe trên đường Ngô Thời Nhiệm, Q.3 (TP.HCM) nhằm có những chứng cứ xác thực nhất về việc làm bằng cấp giả của các đối tượng này. Theo sự quan sát của PV, đi cùng đối tượng Quân còn có một cô gái, cả hai chỉ chừng 20 tuổi.

Tuy nhiên, khi tiến hành gặp mặt thì chỉ có Quân, còn cô gái kia lại ngồi cách chúng tôi mấy hàng ghế quan sát. Điều đó cho thấy “cặp đôi” này có tinh thần cảnh giác rất cao trước công việc mờ ám của mình.

Để thuyết phục chúng tôi, Quân nói: “Em vừa mới đi giao mấy cái bằng cho mấy ông cán bộ “cỡ bự” ở một quận X. về. Mấy ông đó làm chức to lắm, nhưng lại không có bằng cấp gì, nên nhờ mình làm giùm”. Đi thẳng vào vấn đề, chúng tôi đề nghị cần một tấm bằng trường đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM, loại khá, tốt nghiệp năm 2011.

Không chút ngần ngại, Quân nói: “Chuyện này thì dễ rồi. Anh chỉ cần cung cấp cho em một số thông tin như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán và một tấm ảnh 3×4 là được. Sau khi có những thông tin nói trên, ba ngày sau anh sẽ có bằng”.

Rất chuyên nghiệp, chúng tôi chưa kịp ghi lại hướng dẫn này thì Quân đã nhắn các thông tin này vào máy điện thoại của chúng tôi. Không một chút e dè, Quân khoe khoang: “Anh cứ yên tâm khi làm ở chỗ em. Vì bọn này đã từng làm rất nhiều bằng rồi. Trong đó có nhiều ông có chức to lắm. Thậm chí có cả công an nữa”?!

Thế giới “chế” bằng giả: Tiết lộ gây sốc của ông trùm - 1

Đối tượng Quân (trong khoanh tròn) nói với phóng viên là đã từng làm bằng giả cho rất nhiều người.

Để đọc vị thêm những mánh khoé và thủ đoạn cũng như các thông tin về các đường dây làm bằng giả, chúng tôi cũng đã liên hệ với một người tên Phong. Sau lịch hẹn, chúng tôi có mặt tại một quán cafe trên đường Phan Xích Long, Q. Bình Thạnh (TP.HCM).

Trao đổi với chúng tôi, Phong nói sẽ cho một “đàn em” ra tư vấn, nếu được thì cứ cho thông tin rồi Phong sẽ làm cho. Trước khi cúp điện thoại, Phong còn dặn là mang theo một tấm ảnh 3×4 để làm luôn.

Sau hơn một giờ đồng hồ chờ đợi, một người đến và giới thiệu với chúng tôi tên là Tại. Sau màn xã giao, chúng tôi đi thẳng vào vấn đề, đang cần một tấm bằng đại học cho đứa cháu để xin vào một cơ quan Nhà nước. Không ngần ngại, Tại cho biết, chỉ cần anh cho thông tin thì hôm sau sẽ có bằng.

Trong quá trình điều tra, thâm nhập, chúng tôi đã đặt nhiều câu hỏi với những kẻ làm bằng giả để thu thập thông tin và đều được Quân và Tại cho biết, số lượng bằng giả mà hai đối tượng này đã làm không biết bao nhiêu mà kể.

Hùng hồn tuyên bố có bảo kê là “người trong ngành”?!

Về mức giá, Tại cho biết, bằng đại học sẽ có giá 8 triệu đồng. Trong khi, trước đó, đối tượng Quân ngã giá với chúng tôi là 7 triệu đồng. Theo như Quân nói thì “đây là giá rẻ nhất Sài Gòn, anh tìm không có nơi nào rẻ hơn đâu”.

Thấy chúng tôi “cò cưa”, Tại nói: Nếu anh thật tình muốn làm thì bọn em sẽ bớt cho anh 500 ngàn đồng, lấy giá hữu nghị. Để thuyết phục chúng tôi, Tại không ngần ngại mở ra trong điện thoại hàng loạt ảnh chụp lại các văn bằng mời được làm xong cho khách hàng. Trong đó, có rất nhiều bằng của các trường thuộc ĐHQG TP.HCM.

Vì liên quan tới câu chuyện đang bàn, Tại đưa một tấm bằng của trường Đại học KHXHV&NV TP.HCM cho chúng tôi xem. Quả thật, so với một cái bằng thật thì chúng tôi không thể nào phân biệt được đâu là giả, đâu là thật.

Quả thật, khi tiếp xúc với các đối tượng này ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng chúng tôi thấy, điện thoại của họ liên tục đổ chuông. Và câu chuyện không gì khác là hỏi cách làm bằng, giá cả và hẹn địa điểm gặp mặt trao đổi.

Một điều đáng lưu ý là để thuyết phục khách hàng, các đối tượng này luôn rao là bằng của họ là thật đến 95% và thậm chí lên tới 99%. Quân cho biết: Cái quan trọng nhất của tấm bằng chính là phôi, dấu dập nổi. Ngoài việc thiết kế, chất lượng in ấn ngày càng được cải thiện nhờ máy móc hiện đại thì vấn đề quan trọng phải tính đến chính là phôi bằng.

Quân cho hay, để có phôi thật, bọn này có những “tay chân” ở các trường đại học(?!) Chính vì thế bằng của bọn này rất thật. “Bây giờ anh phải hiểu như thế này, bằng, bảng điểm, học bạ… đều là thật, chỉ có cái giả là anh không học ở trường đó mà thôi”, Quân nói. 

Khi chúng tôi hỏi, anh đang còn trẻ lại tốt nghiệp một ngành đang hot: Công nghệ thông tin, sao lại đi làm nghề này. Quân hồn nhiên trả lời, mỗi người một nghề mà, làm gì ra tiền cũng được. Hơn nữa, thấy cái này nhiều người cần nên mình làm.

“Mỗi ngày có rất nhiều người hỏi làm bằng giả vậy tiền để đâu cho hết”, chúng tôi hỏi tiếp. Quân “chia sẻ”, tính ra vậy chứ không ăn thua nữa anh ơi, vì phải chia cho nhiều khâu. Ví như phải trả tiền cho người đưa phôi ra ngoài, chi phí in ấn, thiết kế… nên cũng còn lại không được nhiều.

Còn Tại “chia sẻ”, giá 7,5 triệu đồng là rẻ rồi anh ơi, bọn em cũng phải bỏ ra rất nhiều chi phí. Ngoài việc mua phôi thì còn phải bỏ ra mua vỏ bằng. Ví như bằng anh cần là của trường đại học  X. bọn em phải bỏ 1,5 triệu đồng để mua lại vỏ này(?!).

Khi chúng tôi đề cập đến chuyện làm bằng y dược, công an, quân đội… để cho “oách” hơn thì các đối tượng này kêu khó làm.

Bên cạnh đó, khi chúng tôi thắc mắc tại sao trong thời buổi các cơ quan quản lý siết chặt các hoạt động quảng cáo, rao vặt cũng như các cơ quan an ninh có thể dễ dàng tóm cổ các đối tượng làm bằng giả, thì các đối tượng này cho biết, có bảo kê” là người “trong ngành”?! Chính vì thế bọn này mới làm được chứ không thì bị dẹp lâu rồi.

Lời tuyên bố hùng hồn này xem ra cũng chỉ để “chém gió”, nhưng ngược lại nó phản ánh một thực tế phũ phàng mà không kém phần khốc liệt: Bằng giả đang tồn tại một cách gần như công khai, thiếu sự kiểm soát và chẳng biết sợ bất kỳ ai hết.

Khôi hài chuyện làm giả cũng phải có… đạo đức

Khi trao đổi với chúng tôi, Tại chia sẻ, bọn em không nhận làm các loại giấy tờ như CMND, cà vẹt xe, thẻ ngành (công an, nhà báo…) vì sợ các đối tượng xấu đi lừa đảo, làm bậy. Làm gì cũng phải nghĩ đạo đức anh ạ.

—————-

http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/the-gioi-che-bang-gia-tiet-lo-gay-soc-cua-ong-trum-c46a624012.html

 

 

Vợ Bầu Kiên và chuyện ‘bóng hồng’ trong đời đại gia Việt

Tác giả: Theo Trí thức trẻ

KD: Xin trích nguyên văn một comm của bạn đọc bài này mà đọc xong, mình bật cười. Không biết tác giả của comm này thành công hay thất bại nhể  😀  “Đàng sau sự thành công của đàn ông có bóng dáng người phụ nữ, còn đàng sau sự thất bại của đàn ông lại hiện nguyên hình một người đàn bà! “(Trần Văn)

———

Đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ, những đại gia giàu nhất Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Bà Đặng Ngọc Lan – vợ “bầu” Kiên

Bà Đặng Ngọc Lan và ông Nguyễn Đức Kiên từng là một cặp đại gia nổi danh trên thương trường trước khi ông Kiên lâm vào vòng lao lý.

đại-gia, vợ-đẹp, bóng-hồng, Thủy-Tiên, Hà-Tăng, Ngọc-Lan, bầu-kiên, Nguyễn-Đức-Kiên

Ông Kiên từng giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB) và cương vị lãnh đạo của cả chục tổ chức tài chính, doanh nghiệp khác như: Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dịch vụ Du lịch Chợ Lớn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tài chính Á Châu và là Phó chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội…

Trong phiên tòa xử bầu Kiên ngày 16/4, vợ ông – bà Đặng Ngọc Lan cũng đến tham dự và thu hút được sự chú ý của báo giới.

Bà Đặng Ngọc Lan có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đã tham gia vào nhiều dự án phát triển và đầu tư quan trọng tại Ngân hàng Á Châu. Từ những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác.

Bà đã góp phần cùng HĐQT trong việc xây dựng chiến lược phát triển của VIETBANK. Hiện nay, Bà là Phó ban Kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Á Châu, thành viên HĐQT VIETBANK.

đại-gia, vợ-đẹp, bóng-hồng, Thủy-Tiên, Hà-Tăng, Ngọc-Lan, bầu-kiên, Nguyễn-Đức-Kiên
Bà Đặng Ngọc Lan đến phiên tòa sáng 16/4 xét xử chồng mình.

Năm 2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên để điều tra vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) và một số đơn vị khác tại Hà Nội, TP HCM. Đồng thời ông cũng bị điều tra về tội Kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ Luật Hình sự.

Sau khi tiến hành điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố thêm ông Kiên về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trốn thuế. Bầu Kiên bị bắt là một tin tức gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.

Bà Ngọc Lan luôn sát cánh bên cạnh chồng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có mặt tại phiên tòa xét xử chồng mình sáng ngày 16/4, bà Ngọc Lan ăn mặc khá giản dị, bà có mặt tại tòa từ khá sớm, lặng lẽ ngồi theo dõi diễn biến của phiên tòa.

Bà Nguyễn Phương Hằng – vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng

Bà Nguyễn Phương Hằng là vợ của đại gia nổi tiếng Huỳnh Uy Dũng, còn được biết đến với biệt danh Dũng “lò vôi”. Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng đều đã từng trải qua cuộc hôn nhân khác trước khi đến với nhau. Ông Huỳnh Uy Dũng từng có một đời vợ, còn bà Hằng có từng có 3 đứa con với 2 đời chồng trước.

đại-gia, vợ-đẹp, bóng-hồng, Thủy-Tiên, Hà-Tăng, Ngọc-Lan, bầu-kiên, Nguyễn-Đức-Kiên
Vợ chồng ông Dũng, bà Hằng cùng con trai.

Ông Dũng và bà Hằng kết hôn năm 2010, có một con trai là bé Huỳnh Hằng Hữu. Năm 2013, vợ chồng ông bà từng gây sóng gió khi tuyên bố trao khối tài sản khổng lồ của mình, ước tính tổng trị giá hàng tỷ USD, cho cậu bé. Tổng số tài sản mà cậu con trai 1 tuổi của ông Dũng thừa hưởng bao gồm: Khu du lịch Đại Nam, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu dân cư Dĩ An, Khu công nghiệp và dân cư Sóng Thần 3 (tỉnh Bình Dương), Khu dân cư Bình Phước và nhiều bất động sản lớn tại TP.HCM.

Bà Nguyễn Phương Hằng là một người phụ nữ đẹp, mê hột xoàn, xe đẹp và đồ hiệu. Nhưng bà cũng từng khẳng định trên báo giới: “Tôi không phải là người phụ nữ thích xài tiền đàn ông. Những thứ tôi thích thì tôi phải ráng làm ra để hưởng thụ, không sống nhờ vào ai kể cả là chồng mình”.

Theo lời bà kể, bà là một nhà kinh doanh bất động sản, bắt đầu ra đời kiếm tiền từ năm 25 tuổi. Bà cũng là người gặp may mắn trên thương trường, chưa từng thất bại lần nào.

Chia sẻ về người vợ của mình, ông Dũng nói: “Phải nói tôi vô cùng may mắn đã tìm thấy một tri kỷ, tri âm, một người rất thông minh và bản lĩnh, chính là vợ tôi hiện nay (Nguyễn Phương Hằng), đã sát cánh cùng tôi trong những lúc khốn cùng nhất của cuộc đời. Chính vợ tôi đã thức tỉnh tôi, khóc thay cho tôi và sắp xếp cùng tôi tìm một lối ra trong danh dự”.

Bà Hằng cũng bày tỏ tình yêu ngọt ngào khi nói về chồng. Với bà, ông Huỳnh Uy Dũng là một một đấng trượng phu, một nửa của bà, một người tri kỷ mà bà khẳng định chỉ có cái chết mới chia lìa.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên – vợ doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn

Bà Lê Hồng Thủy Tiên vốn là một diễn viên nổi danh của Việt Nam thập niên 90, từng tham gia bộ phim “Vị đắng tình yêu” cùng với nam diễn viên Lê Công Tuấn Anh. Đang trên đỉnh cao của sự nghiệp diễn xuất, bà bất ngờ từ bỏ màn ảnh, trở thành một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines. Bà gặp chồng, doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn trên một chuyến bay mà bà là tiếp viên, còn ông là khách hàng. Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn đã bị “tình yêu sét đánh” nhưng bà Thủy Tiên thì không mấy bận tâm. Bà từng tủm tỉm kể lại chuyện tình với chồng: “Để theo đuổi tôi, anh ấy đi mọi chuyến bay có tôi. Nếu bây giờ gom hết những vé máy bay của anh ấy thời đó, chắc được một phòng lớn”.

Năm 2007, ông Jonathan Hạnh Nguyễn và bà Thủy Tiên kết hôn. Hai ông bà có chung với nhau hai mặt con, một trai, một gái. Sau khi lấy ông Jonathan Hạnh Nguyễn, bà Thủy Tiên bỏ nghề tiếp viên hàng không, bước vào nghiệp kinh doanh cùng chồng.

đại-gia, vợ-đẹp, bóng-hồng, Thủy-Tiên, Hà-Tăng, Ngọc-Lan, bầu-kiên, Nguyễn-Đức-Kiên
Bà Thủy Tiên là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.

Hiện tại, gia đình của ông Jonathan Hạnh Nguyễn và bà Lê Hồng Thủy Tiên nắm giữ trong tay khối tài sản khổng lồ. Ông Jonathan Hạnh Nguyễn đang là Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), còn bà Thủy Tiên giữ chức danh Tổng giám đốc tại Tập đoàn này, là nhà phân phối độc quyền của nhiều thương hiệu cao cấp trên thế giới tại Việt Nam.

Chia sẻ với một tờ báo về quá trình chuyển giao quyền lực cho bà Thủy Tiên tại IPP, ông Jonathan ca ngợi vợ: “Lúc đầu, tôi chưa tin lắm, vẫn đứng sau, vẫn giám sát, điều hành. Nhưng sau 3 năm tôi đã nhận ra, người phụ nữ năng động hơn chúng tôi. Đàn ông như tôi nhiều khi nóng tính, quyết định có lúc nóng vội chứ đàn bà họ suy nghĩ điềm đạm, ra quyết định cũng rất nhanh chứ không cà rề cà rà. Tôi chỉ so sánh giữa tôi và bà Thủy Tiên, thì thấy tính mềm mại của người phụ nữ dễ giải quyết công việc hơn đàn ông”.

Ông bà còn được đông đảo công chúng biết đến với vai trò là bố mẹ chồng “ngọc nữ” nổi tiếng của màn ảnh Việt – nữ diễn viên Tăng Thanh Hà.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh – vợ đại gia Đặng Thành Tâm

Ông Đặng Thành Tâm được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam năm 2007 và giàu thứ ba Việt Nam năm 2008, 2009 và 2010. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty: Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. Năm 2013, ông Tâm xếp thứ 12 trên bảng xếp hạng 200 người giàu nhất Thị trường chứng khoán Việt Nam, với tổng tài sản 1239 tỷ đồng..

Ngoài công việc kinh doanh, ông Đặng Thành Tâm còn là Đại biểu HĐND Huyện Bình Chánh Khóa VIII, và là Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016. Ông là doanh nhân ngoài quốc doanh đầu tiên nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước. Ông còn được tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng nhì và hạng ba của Chủ tịch nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố; Bằng khen của Nhật hoàng; và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Vợ ông – bà Nguyễn Thị Kim Thanh là một người phụ nữ cơ vẻ đẹp hồn hậu, mặn mà, luôn sát vai với chồng cả lúc vinh quang lẫn lúc khó khăn nhất. Ông Đặng Thành Tâm đã từng tự hào chia sẻ về vợ: “Chuyện tình của chúng tôi như một câu chuyện cổ tích giữa người đẹp với anh chàng vừa nghèo vừa xấu trai. Một trong những thành công lớn nhất trong cuộc đời tôi là yêu và lấy được Kim Thanh. Chúng tôi đã có sáu năm yêu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Tôi đi suốt, không chăm sóc được con cái, mọi việc điều giao phó cho vợ”.

đại-gia, vợ-đẹp, bóng-hồng, Thủy-Tiên, Hà-Tăng, Ngọc-Lan, bầu-kiên, Nguyễn-Đức-Kiên
Vợ chồng ông Đặng Thành Tâm – bà Nguyễn Thị Kim Thanh.

Năm 2007, khi công ty của ông Tâm và bà Hoàng Yến, chị ông gặp khó khăn, thiếu vốn vì khủng hoảng tài chính, bà Kim Thanh đã đi vay tiền chị gái để giúp chồng. Mỗi tháng, bà đưa chồng 10.000 USD, đều để trả lương cho nhân viên, đến tháng thứ ba, chỉ vay được 5.000 USD, những người quản lý Công ty đã tình nguyện chỉ lấy một nửa lương.

Sau này bà Thanh mới thổ lộ, tháng thứ ba bà vẫn vay được 10.000 USD, nhưng không đưa hết mà giữ lại một nửa để xoay sở cho gia đình nếu chẳng may chồng phá sản.

Bà Huỳnh Bích Ngọc – vợ đại gia Đặng Văn Thành

Ông Đặng Văn Thành – bà Huỳnh Bích Ngọc là cặp vợ chồng nổi tiếng trong giới đại gia của Việt Nam. Từ 1989 – 1990 ông là Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công. Từ 1993 – 1994 ông trở thành Uỷ viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Từ năm 1995 cho tới khi xuống chức vào ngày 02.11.2012 ông đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) liên tục trong 18 năm. Dù ông và gia đình trải qua nhiều sóng gió trong sự nghiệp, nhưng không thể phủ nhận tài năng và sự đóng góp của ông cho nền kinh tế Việt Nam.

Vợ ông – bà Huỳnh Bích Ngọc cũng là một trong những người phụ nữ thành đạt, giỏi giang nhất Việt Nam. Bà hiện đang là Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Thành Thành Công, Phó chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín.

đại-gia, vợ-đẹp, bóng-hồng, Thủy-Tiên, Hà-Tăng, Ngọc-Lan, bầu-kiên, Nguyễn-Đức-Kiên
Bà Huỳnh Bích Ngọc.

Dù bận rộn với công việc kinh doanh nhưng ông Thành, bà Ngọc vẫn rất chăm lo tới cuộc sống gia đình. Hai ông bà có nguyên tắc làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau. Bà Ngọc có quan niệm dù thành công đến đâu, giữ vị trí gì trong xã hội nhưng về nhà, vợ bao giờ cũng “thấp” hơn chồng một bậc.

Bà Lê Thanh Hòa – vợ “bầu” Hiển

Bà Lê Thanh Hòa và đại gia Đỗ Quang Hiển là bạn học cấp ba tại trường Trần Phú (Hà Nội), cùng tuổi Dần. Từ đôi bạn thân, bà Hòa và ông Hiển nên duyên vợ chồng.

đại-gia, vợ-đẹp, bóng-hồng, Thủy-Tiên, Hà-Tăng, Ngọc-Lan, bầu-kiên, Nguyễn-Đức-Kiên
Vợ và hai con trai của “bầu” Hiển.

Gia đình viên mãn của ông bà là niềm ước ao của rất nhiều người. Ông Đỗ Quang Hiển là chủ tịch HĐQT của rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (BIANFISHCO), CTCP Tập đoàn T&T,… Ông Hiển còn là một ông bầu bóng đá thành công nhất hiện nay. Bà Lê Thanh Hòa hiện là Trưởng phòng Kế toán của Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an.

Ông bà có hai người con trai là Đỗ Quang Vinh và Đỗ Vinh Quang, đều học giỏi, thành đạt. Cả gia đình đều có niềm đam mê chung: bóng đá. Bà Hòa từng chia sẻ trên báo giới, niềm đam mê của bà xuất phát từ sự tôn trọng sở thích của chồng. Vợ chồng ông bà có một cuộc sống rất giản dị, đầm ấm. Trpng một cuộc phỏng vấn với báo chí, con trai của ông bà – Đỗ Quang Vinh kể: “Cả nhà em vẫn sống trong căn nhà cổ mà ông bà để lại, nơi đó vẫn còn đặt bàn thờ tổ tiên. Hai anh em vẫn ở chung một phòng, bà nội là đầu bếp chính trong nhà. Căn nhà nằm trong con ngõ nhỏ, dùng chung với một hàng xóm khác, không đủ cho ô tô đi vào. Mẹ em thường phải gửi xe tại bãi đỗ”.

Đỗ Quang Vinh từng khiến nhiều người ngưỡng mộ khi chỉ đi xe máy dù là một “thiếu gia” nghìn tỷ, sống một cuộc sống rất giản dị, cầu tiến. “Em muốn tự mua xe bằng tiền của mình chứ không phải bằng tiền của bố mẹ, như thế bản thân cũng thấy tự tin hơn và xứng đáng hơn” – Con trai của “bầu” Hiển chia sẻ.

————-

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/170937/vo-bau-kien-va-chuyen–bong-hong–trong-doi-dai-gia-viet.html

 

 

Ca dao em và tôi

Tác giả: Nhạc sĩ An Thuyên

KD: Hôm nay, bỗng thấy vui vui vì ngôi nhà bé nhỏ của mình. Xin đưa lên “Ca dao Em và tôi” của nhạc sĩ An Thuyên, do ca sĩ Quang Linh biểu diễn, cùng bông hồng lạ đẹp tuyệt, để bạn đọc, bạn bè, đồng nghiệp iu quý thưởng thức.

Mình rất thích ca khúc này. Lấp lánh ca dao, lấp lánh tình yêu, lấp lánh ca từ, giai điệu…

“Đưa tôi về với người tôi yêu…”

 

 

——————————-

 

 

 

 

300 thạc sĩ, 200 tiến sĩ ‘rỏm’ Việt Nam ở đâu?

Tác giả: Thơ Trịnh

KD: Hị…hị… Hôm nay, cái Blog nhỏ bé của mình, “lẹt đẹt mãi cuối cùng em cũng tới”… cán mốc 01 triệu lượt view  😀

Xin cảm ơn các bạn đọc gần xa, các bạn bè, các cộng tác viên, các nhà báo thân thiết và chí tình luôn chia sẻ, cộng tác, hỗ trợ , giúp đỡ và góp ý cho Blog  Kim Dung/ Kỳ Duyên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc.

Xin chúc tất cả mọi người sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc. Xin cảm ơn!   😛

Ảnh số 1 Bó hồng đỏ

—————–

Chỉ tính riêng một cơ sở nước ngoài liên kết đào tạo với Việt Nam mà trụ sở đặt tại TP.HCM đã cho ra thị trường 300 tấm bằng thạc sỹ và 200 tấm bằng tiến sỹ “dỏm”.

Lợi dụng khát khao có được tấm bằng, học vị quốc tế của người Việt, nhiều cơ sở đào tạo, trường đại học “dỏm” của Mỹ đã xuất hiện và cho ra lò hàng loạt tấm bằng không có giá trị.
Vụ việc của ông Trần Đình Sơn (Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt) là một trong những trường hợp điển hình, bị phát hiện sử dụng học vị của trường đại học “dỏm”. Điều đáng lo ngại, rất có thể có những cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước sử dụng bằng cấp, học vị quốc tế “dỏm” này…

300 thạc sĩ, 200 tiến sĩ

Trung tâm Hợp tác quốc tế (viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp) – nơi từng liên kết với trường đại học công nghệ PUT.

Khi hiệu trưởng “sính” dùng… bằng thạc sỹ ngoại

Thanh tra bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch vừa có văn bản kết luận ông Trần Đình Sơn (Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt) sử dụng bằng thạc sỹ không được bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận về tình trạng sử dụng bằng không đúng quy định. Đồng thời, không ít người tỏ ra ái ngại về các chương trình liên kết tại Việt Nam hiện nay.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, ông Sơn sử dụng bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh do trường đại học Công nghệ Paramount (Paramount University of Technology – PUT, Mỹ) cấp ngày 7/12/2010. Tuy nhiên, bằng thạc sỹ này không đủ điều kiện công nhận theo quy định của bộ GD&ĐT về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do ngành giáo dục nước ngoài cấp.

Không chỉ vậy, theo nguồn tin của PV, sau khi nhận cấp bằng thạc sỹ nói trên, ông Sơn đã sử dụng học vị trên văn bản nội bộ của trường. Đồng thời, đóng dấu lên các văn bằng, chứng chỉ của khoảng 50 học viên trung cấp của trường. Bên cạnh đó, ông Sơn đã thực hiện sai quy định của bộ VH-TT&DL trong việc bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Thắng vào chức danh phó phòng hành chính – quản trị. Trong khi, ông Thắng mới chỉ có bằng trung cấp.

Trao đổi với PV về nguyên nhân của vụ việc gây xôn xao dư luận nói trên, ông Sơn cho hay, năm 2008, để đáp ứng yêu cầu trong quản lý một dự án lớn, ông Sơn đi học tại trung tâm Hợp tác quốc tế – viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp (157 Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM).

Kết thúc khóa học, ông Sơn đã được trường đại học Công nghệ PUT liên kết với Trung tâm này cấp bằng thạc sỹ. Điều đáng nói, cùng đi học với ông Sơn còn có nhiều cán bộ chủ chốt của tỉnh Lâm Đồng. Trường hợp của ông Sơn một lần nữa báo động về tình trạng sử dụng bằng cấp, học vị không đúng quy định vẫn còn xảy ra trong các bộ máy nhà nước chưa được phát hiện.

Còn không ít người sử dụng bằng “dỏm”

Trả lời về việc đào tạo và cấp bằng của trường đại học Công nghệ PUT trong vụ việc của ông Sơn như đã nêu trên, thông tin từ cục Đào tạo (bộ GD&ĐT) cho biết: “PUT không được bộ GD&ĐT và hội đồng Kiểm định giáo dục đại học Mỹ công nhận. Năm 2011, tiến sỹ Mark A. Ashwill, nguyên giám đốc viện Giáo dục quốc tế (IIE) đã công bố 21 trường “dỏm” của Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam và PUT nằm trong danh sách này.

Trao đổi về việc liên kết với trường đại học Công nghệ PUT, ông Trần Văn Dũng (nguyên giám đốc trung tâm Hợp tác quốc tế – viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp) cho biết, trước năm 2008, PUT liên kết với Viện mở lớp đào tạo thạc sỹ. Tuy nhiên, đến năm 2008, việc liên kết của hai bên đã chấm dứt. Lớp thạc sỹ quản trị doanh nghiệp mà ông Sơn tham gia học là khóa cuối cùng PUT liên kết với viện. Khóa học kết thúc năm 2010, có tất cả 11 học viên tốt nghiệp; trong đó, có một số cán bộ đang công tác trong các cơ quan hành chính của tỉnh Lâm Đồng.

Liên quan đến việc liên kết đào tạo của trường đại học Công nghệ PUT nói trên, qua tìm hiểu, PV được biết, các học viên tham gia học tập để được cấp bằng thạc sỹ của trường này hầu hết là những cán bộ làm việc trong các bộ máy hành chính nhà nước tại nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam. Trong đó, một số cán bộ chủ chốt trong các cơ quan hành chính cũng sử dụng tấm bằng này để bảo vệ vị trí của mình. Tuy nhiên, chất lượng và giá trị của những tấm bằng đó thì chỉ những người theo học mới biết được.

Không chỉ riêng trường đại học Công nghệ PUT nói trên, vẫn có không ít các trường đại học “dỏm” của Mỹ liên kết rất chặt chẽ với một số cơ sở đào tạo tại Việt Nam. Theo một nguồn tin, chỉ tính riêng một cơ sở nước ngoài liên kết đào tạo với Việt Nam mà trụ sở đặt tại TP.HCM đã cho ra thị trường 300 tấm bằng thạc sỹ và 200 tấm bằng tiến sỹ “dỏm”. Thậm chí, nhiều người còn tỏ ra tự đắc khi được một số trường đại học “dỏm” của Mỹ cấp bằng thạc sỹ danh dự. Trong khi, các cơ sở này không được các cơ quan giáo dục tại Mỹ công nhận là trường đại học.

“Những thạc sĩ, tiến sĩ mua bằng này bỏ ra những khoản tiền lớn để chơi hay khoe mẽ. Họ mua để tiện thăng chức”, một chuyên gia giáo dục nói. Điều dư luận quan tâm họ 500 thạc sĩ, tiến sĩ “dỏm” này làm đang làm ở đâu.

Phân tích về nguyên nhân dẫn đến thực trạng hàng loạt trường đại học “dỏm” của Mỹ tràn lan tại Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu giáo dục tại TP.HCM cho biết, nhu cầu không lành mạnh về bằng cấp ngày càng gia tăng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện và hoành hành của các trường quốc tế “dỏm” cung cấp bằng không có giá trị.

Mặt khác, các cơ sở đào tạo quốc tế “dỏm” xuất hiện tại Việt Nam với cái mác đại học Mỹ, nên đã gây hiểu nhầm cho những người chưa quen với hệ thống đại học Mỹ. Lợi dụng tình trạng thiếu thông tin và khao khát muốn có bằng nước ngoài, đặc biệt là bằng của các trường đại học Mỹ, các cơ sở kinh doanh bằng cấp “dỏm” này được dịp lộng hành.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch hội Luật gia TP.HCM) cho biết: “Chúng ta cần sớm sửa lại quy định về việc phê duyệt hình thức liên kết đào tạo.

Theo đó, các chương trình liên kết đào tạo nên quy định theo hướng cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ phê duyệt chương trình liên kết khi cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia liên kết và văn bằng do cơ sở này cấp được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận.

Tình trạng cơ sở đào tạo nước ngoài nào cũng liên kết được trong thời gian qua đã làm hao tổn thời gian, tiền bạc của người học, khi văn bằng được cấp cho họ lại không được công nhận tại Việt Nam. Bên cạnh đó, người học trước khi quyết định tham gia các chương trình liên kết quốc tế cần phải tham khảo danh mục các trường đại học, cơ sở đào tạo quốc tế được công nhận để có quyết định phù hợp, đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình”.

———–
http://xalo.vn/news/tl/300-thac-si-200-tien-si-rom-Viet-Nam-o-dau/1688826-12-1-20-1107302.htm

 

 

 

Giấc mộng tàn của Lý Xuân Hải

Tác giả: Huấn Tú

KD: Cái title sến không chịu được. Giống như  tên vở cải lương “Ngày tàn của bạo chúa”   😀

Anh này chắc nhìu em mê mẩn. Đẹp “chai”, phong độ và nhứt là nhiều xiền. Hổng biết ngày vào tù, có nhiều em khóc thầm không?  😛

———

Từng là một CEO thành công và nổi tiếng nhất ngân hàng Việt Nam, trên cương vị TGD lâu năm, Lý Xuân Hải đã từng có nhiều ước mơ xa và đẹp cho cả ABC và riêng mình. Nhưng tất cả đã là giấc mộng tàn khi sa chân vào tù rồi ra trước vành móng ngựa.

Con đường từ huy hoàng tới trước vành móng ngựa dường như quá ngắn mà vị CEO tài năng một thời không thể lường tới.

Huy hoàng vụt tắt

Xuất hiện sau gần hai năm trong tù, trước vành móng ngực, Lý Xuân Hải không còn vẻ hào hoa, phong độ ngày nào, trông tiều tụy, suy sụp, gầy đi rất nhiều.

Điểm còn lại dễ nhận ra ở CEO từng là “Lãnh đạo NH xuất sắc nhất Việt Nam” 2007 và 2010 là mái tóc rẽ ngôi giữa và chiếc kính trên gương mặt vốn điển trai, tươi sáng nay tái nhợt, ưu sầu.

Không chỉ biết đến với quyền lực ở ACB, Lý Xuân Hải còn là doanh nhân có triết lý sống mạnh mẽ và rõ ràng. Giới kinh doanh còn nể phục ông Hải không chỉ bởi trình độ học vấn rất cao với bằng thạc sĩ Kinh tế Đại học Paris Dauphine, Tiến sĩ Toán – Lý – Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus mà còn ở năng lực thực tế.

Ông Hải được coi là người rất nhạy bén, quyết đoán, một diễn giả giỏi.

bầu-Kiên, Nguyễn-Đức-Kiên, ACB, sai-phạm, tham-nhũng, Eximbank, Sacombank, VietBank, Kiên-Long-Bank, DaiABank, Techcombank, Trần-Xuân-Giá, Lê-Vũ-Kỳ, Trịnh-Kim-Quang, Phạm-Trung-Cang, Lý-Xuân-Hải, Huỳnh-Quang-Tuấn
Không còn những nét phong độ, hào hoa của Ceo nổi tiếng một thời. Ảnh Minh Quang

Làm TGĐ từ 2005, ông Hải đã dẫn dắt ACB đạt nhiều thành công, lớn mạnh trở thành một trong những NHCP hàng đầu tại Việt Nam. Ông là một trong những trụ cột ở trong NH này cùng với: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn.

Nhưng, cuộc đời khó học được chữ ngờ, chính sự thành công vượt trên cả khó khăn chung của hệ thống đã khiến ACB rơi vào dư thừa tiền và đây có lẽ là áp lực dẫn tới bước ngoặt đen tối trong cuộc đời của ông Hải.

Theo cáo trạng, tháng 3/2010, Thường trực HĐQT ACB triệu tập cuộc họp bàn cách sử dụng nguồn vốn chưa đầu tư. Giải pháp được ông Trần Mộng Hùng – Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB đưa ra là, giảm lãi suất huy động để giảm áp lực lỗ trong bối cảnh ACB nhận nhiều tiền tiết kiệm mà bí ở đầu ra.

Trong bối cảnh rất nhiều NH khác đang đối mặt tình trạng thanh khoản thấp và dưới áp lực của bầu Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, ông Hải phải chấp nhận phương án “không được làm giảm tổng tài sản của ACB”.

Điều này cũng có nghĩa là không được giảm lượng tiền huy động. Theo đó, ông Hải đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên mang tiền của ACB đi gửi vào NH để nhận lãi suất tiền gửi và hưởng thêm hoa hồng, khuyến mại của các NH khác.

Ông Hải sau đó đã được giao nhiệm vụ kiểm soát hạn mức tiền gửi tại các tổ chức tín dụng lớn với tổng số gần 38 nghìn tỷ đồng và hơn 71 triệu USD ủy thác gửi tiền vào 29 TCTD (từ 3/2010-9/2011).

Vì thế, ông Hải bị truy tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu nghiêm trọng”.

Không quản trị nổi bản thân?

Là một doanh nhân nổi tiếng nên ông Hải cũng như triết lý sống của ông được biết đến rộng rãi. Quan điểm của ông trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ rất rõ ràng, giống như nhiều NĐT chứng khoán vĩ đại khác, đó là biết sợ và tham lam một cách hợp lý. Điều này giúp NĐT có thể chế ngự được lòng tham và sự sợ hãi, giúp cho DN có thể vững bước đi lên.

Thực tế, ông Hải đã nhiều lần làm được điều này. Dưới “triều đại” của ông, ACB đã phát triển mạnh về quy mô và gia tăng về chất lượng, vững vàng ở vị trí dần đầu các NH cổ phần.

Thời kỳ đó, giới CEO ngân hàng không mấy ai có được vị ngọt thành công như ông Hải. Tuy nhiên, bài học kinh điểm do ông tự răn mình đã nhanh chóng bị lãng quên khi cả ông và ACB trên đỉnh cao. Có thể, bài học vẫn còn nhớ nhưng “sự sợ hãi và tham lam” thường được lý giải như một vận đen khó tránh đã đẩy vị CEO tài ba vào một ngã rẽ đen tối.

bầu-Kiên, Nguyễn-Đức-Kiên, ACB, sai-phạm, tham-nhũng, Eximbank, Sacombank, VietBank, Kiên-Long-Bank, DaiABank, Techcombank, Trần-Xuân-Giá, Lê-Vũ-Kỳ, Trịnh-Kim-Quang, Phạm-Trung-Cang, Lý-Xuân-Hải, Huỳnh-Quang-Tuấn
Điều gì khiến Lý Xuân Hải quên đi triết lý của mình.

Câu chuyện của ông Hải một lần nữa cho thấy một thực tế, người biết bơi vẫn có thể chết đuối, người hiểu biết pháp luật vẫn có thể phạm luật và những người có nguyên tắc sống đúng nhưng cũng có lúc mắc sai lầm.

Việc quản trị mình cũng như quản trị DN, quản trị một hệ thống nếu không sát sao và tự soi xét lại mình thì có thể sẽ nhanh chóng vướng sai lầm.

Thực tế, tham vọng quá cao và để thực hiện được những điều như vậy khó tránh khỏi mắc sai phạm. Trong “vụ bầu Kiên”, điều khiến giới đầu tư day dứt là tại sao cả một dàn lãnh đạo toàn những người có trình độ và năng lực rất cao như vậy lại cùng nhau “lạc đường”, gây tổn thất cho NH và cho chính họ?

Câu trả lời đã phần nào có trong cáo trạng và những lời khai của ông Trần Xuân Giá và Lý Xuân Hải là do ảnh hưởng của cổ đông lớn Nguyễn Đức Kiên. Nhưng cũng có thắc mắc rằng, cũng là cổ đông lớn, cũng là những người lèo lái DN, tại sao có quá nhiều người bị át vía bởi bầu Kiên đến vậy. Ông Lý Xuân Hải rơi vào thế yếu bởi làm CEO nhưng vẫn là người làm thuê, chỉ là một phần của “cỗ máy” ACB nhưng còn nhiều cổ đông và thành viên HĐQT khác?

Thực tế cho thấy, cầm lái một cỗ máy chắc chắn sẽ thuận lợi cho tài xế. Tuy nhiên, xe tốt thì khó tránh khỏi đi nhanh nhưng nếu có biến cố xảy ra thì thảm họa vô cùng lớn. Mọi quyết định đều có rủi ro. Vấn đề quan trọng có lẽ là sự lựa chọn của mỗi người. Lý Xuân Hải có nhiều lựa chọn đúng và thực hành một quản trị tốt nhưng đối với mình ông đã phạm mọt sai lầm quản trị bản thân không thể sửa chữa.

————-

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/170885/giac-mong-tan-cua-ly-xuan-hai.html

 

 

Trọng dụng và trọng đãi

Tác giả: Quốc Thanh (thực hiện)

KDBài ca muôn thuở, chỉ để nghe chứ không phải để … áp dụng   😀

——-

Một số trong tổng số 16 trí thức trẻ tốt nghiệp chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ từ TP đưa về Khu công nghệ cao TP.HCM đã “rời sang khu vực tư làm việc” sau 2-3 năm làm việc cho “khu vực công”.

Các thành viên chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ TP.HCM trong một buổi giao lưu – Ảnh: Minh Đức

Phía sau câu chuyện này là những băn khoăn về “trọng dụng và  trọng đãi” của cá nhân tiến sĩ DƯƠNG MINH TÂM – phó trưởng ban Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM.

Tiến sĩ Tâm nhắc lại với TTCT kết luận của Bộ Chính trị “về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ” (*) để nói rằng ông tâm đắc với tinh thần chủ đạo của chính sách này.

Tiếp tục đọc

Những điều cần xem lại về ODA

Tác giả: Phạm Chi Lan

KD: ODA là chùm khế ngọt/ Cho quan trèo hái mỗi ngày…  😀

Đáng buồn và đau nhất là khi trả lời phỏng vấn, hầu hết những người được hỏi, từ đại biểu Quốc hội, cựu quan chức cao cấp, đến các chuyên gia kinh tế…, đều nói rằng họ “không ngạc nhiên” trước thông tin về vụ tham nhũng “xuyên biên giới” này.

“Không ngạc nhiên”, nghĩa là họ thừa nhận rằng tham nhũng là phổ biến, là khó tránh khỏi trong các dự án đầu tư công, rằng đây chỉ là một trường hợp mới bị lộ bên cạnh vô vàn các trường hợp chưa bị lộ. “Không ngạc nhiên”, cũng có nghĩa là mọi người đang mất niềm tin, đang đắng cay, chua xót trước khoảng cách xa vời vợi giữa những qui định pháp luật, những lời hứa hẹn, hô hào, với sự bất lực trên thực tế trong việc chống tham nhũng ở nước ta, kể cả trong các dự án sử dụng ODA với những qui định tưởng chừng đã hết sức chặt chẽ và được cả bên nước ngoài cùng giám sát.

Những rủi ro trong sử dụng ODA

Hiệu quả sử dụng ODA thường gắn liền với hiệu quả đầu tư công, nhưng ở Việt Nam như giáo sư Trần Văn Thọ từng nhận định trong một bài viết gần đây, đã có điều tra cho thấy chi phí xây dựng hạ tầng trong các dự án đầu tư công của chúng ta là rất cao do nguy cơ thất thoát lớn trong quá trình thực hiện, đồng thời Ngân sách nhà nước chi tiêu cho nhiều dự án không cần thiết, không có hiệu quả kinh tế.

Tình trạng trên có nguyên nhân chủ yếu là những rủi ro đạo đức và rủi ro về năng lực quản trị trong khu vực công, khu vực có trách nhiệm lớn nhất, trực tiếp nhất với các dự án ODA. Ở khu vực này người ta rất dễ nhìn ra cơ hội tham nhũng, xin-cho, chia chác trong các dự án ODA, nhưng không dễ kiềm chế lòng tham trước những cơ hội đó, hoặc chí ít cũng dễ thỏa hiệp mà bỏ qua các chuẩn mực, chấp nhận những tính toán sơ sài để “vay lấy được”, để có thêm thành tích và công trình trong nhiệm kỳ của mình, hoặc để được lòng ai đó, và để mặc món nợ đó cho người phụ trách ở những nhiệm kỳ sau giải quyết.

Tiếp tục đọc

Những thông tin bất ngờ về bầu Kiên

Tác giả: L. Lam (tổng hợp)

KD: Đầu bạc, tài cao!  😛

——–

Con nhà giáo, học quân sự, khởi nghiệp với nghề dệt may, nhưng bầu Kiên lại lại “bật” lên hàng những đại gia có tiếng với nghiệp ngân hàng. Tuy nhiên, để cái tên “Kiên đầu bạc” vang danh phải kể đến những phát ngôn gây sốc, những cú “vung tiền” mạnh tay của ông bầu này trong ngành bóng đá.

thông tin, bất ngờ, bầu Kiên, giá vàng, quyền lực, diva, mạnh thường quân
Xem ảnh to TẠI ĐÂY

Đầu bạc vì… giá vàng

Người đàn ông có gương mặt già trước tuổi này được gắn với rất nhiều tên gọi: bầu Kiên, Kiên “đầu bạc”, Kiên “lùn”… Nhưng có lẽ hình ảnh Kiên “đầu bạc” đã khiến ông trở nên nổi bật, khác biệt so với nhiều ông bầu khác.

Theo lý giải của một tờ báo thì mái tóc bạc trắng của Nguyễn Đức Kiên có lý do gắn với…giá vàng. Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, bầu Kiên bắt đầu kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2008.

Tổng giám đốc một ngân hàng kể: “Năm 2009-2010 đi đâu cũng thấy ông Kiên kè kè một cái điện thoại và 5-10 phút lại nhìn vào đó để xem sự biến động giá vàng thế giới”.

Vàng đã biến tài sản của bầu Kiên thành con số âm. Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên.

Tài sản của bầu Kiên vẫn là một ẩn số

Sở hữu khối tài sản khổng lồ, người ta nghĩ ông phải có gia đình giàu có “chống lưng” nhưng bầu Kiên lại sinh ra trong một gia đình có truyền thống dạy học. Ông sang Hungary học về kỹ thuật quân sự nhưng năm 1986 về nước lại làm… cán bộ Tổng công ty Dệt may, Bộ Thương mại.

thông tin, bất ngờ, bầu Kiên, giá vàng, quyền lực, diva, mạnh thường quân
Bầu Kiên nổi bật với mái tóc bạc và những phát ngôn gây choáng

Cũng rất bất ngờ, năm 1994, Nguyễn Đức Kiên khi đó mới… 30 tuổi đã trở thành Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng Á Châu (ACB) – một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, ông Nguyễn Đức Kiên cùng vợ và 3 người em nắm giữ 9,03% vốn điều lệ, trong đó riêng ông là 3,8%.

Năm 2010, ông Kiên lọt vào danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam với tài sản 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ. Còn tổng số tài sản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng).

Nói về tài sản của bầu Kiên người ta chỉ biết đến “bề nổi” là biệt thự lung linh của ông ở Hồ Tây hay xe Bentley trị giá hơn 10 tỉ đồng, xe Rolls-Royce Phantom phiên bản Rồng …khi ông đến sân Hàng Đẫy xem CLB Hà Nội thi đấu, còn thực hư khối tài sản của người đàn ông này đến nay vẫn là một ẩn số.

Một ông bầu cá tính

Trong giới bóng đá, ông Nguyễn Đức Kiên – chủ của CLB bóng đá Hà Nội – được biết đến là một ông bầu bạo ngôn và bạo chi. Trong làng bóng đá, ông Kiên nhanh chóng nổi danh bởi 4 điểm gây sốt.

– Thứ nhất là chỉ trích mạnh mẽ VFF: Buổi tổng kết mùa giải 2011 của VFF đã trở thành diễn đàn riêng của “bầu” Kiên, với bài phát biểu “vô tiền khoáng hậu” chỉ trích gần như mọi vấn đề còn tồn tại, mọi “ung nhọt” của bóng đá Việt Nam trên hành trình tiến lên chuyên nghiệp.

thông tin, bất ngờ, bầu Kiên, giá vàng, quyền lực, diva, mạnh thường quân
Bầu Kiên từng vung tay “mua” Công Vinh với giá kỷ lục (Ảnh: 24h)

– Thứ hai là thành lập VPF và cuộc chiến bản quyền truyền hình: Có thể nói, “bầu” Kiên đóng vai trò then chốt trong việc thành lập VPF, nó giúp các ông chủ các đội bóng thực sự làm chủ cuộc chơi và đẩy VFF về hậu trường. Cú áp phe đầu tiên của VPF chính là “cuộc chiến” bản quyền truyền hình với AVG, điều nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận và khiến báo chí tốn rất nhiều giấy mực.

– Thứ ba là bất ngờ mua Công Vinh với giá kỷ lục: Có thông tin cho rằng giá chuyển nhượng của Công Vinh lên tới 13 tỷ đồng, có tin lại nói chỉ dưới 10 tỷ đồng. Nhưng bất luận là thế nào, chắc chắn ông Kiên cũng mất một số tiền không nhỏ để sở hữu tiền đạo số 1 Việt Nam lúc đó.

– Ngoài ra, bầu Kiên lần nào đăng đàn phát biểu trong giới bóng đá thì ông chủ của CLB Bóng đá Hà Nội đều gây sự chú ý. Những phát ngôn đáng chú ý đóng mác bầu Kiên có thể kể ra là: “VPF giống như cô gái mới lớn, chưa nhìn nhan sắc mà người ta đã cứ tập trung chỉ ra cái sẹo của cô ta”.

Tháng 9/2011, trong lễ tổng kết mùa giải của VFF, bầu Kiên công kích VFF với những câu nói: “Bóng đá Việt Nam bao cấp hơn mọi bao cấp”. Bên cạnh đó là: “Không ít người tiếp xúc với tôi bảo rằng cần phải lo trọng tài nhưng tôi luôn nói với anh em: Một đồng cũng không bao giờ cho”.

Trước “cuộc chiến” bản quyền gay gắt giữa AVG và VPF, bầu Kiên tuyên bố: “Chúng tôi coi đài AVG giống như các đài truyền hình địa phương…”.

Trong buổi lễ Tổng kết V-League 2011, Chủ tịch câu lạc bộ Hà Nội ACB này phát biểu nhằm vào VFF và hội đồng trọng tài V-League 2011: “Các anh mời chúng tôi đến đây mà đưa ra bản báo cáo như vậy thì chúng tôi không phải học sinh lớp 1, lớp 2”.

Thú vui tao nhã: Mê mẩn nghe nhạc diva

Bên cạnh một hình ảnh người đàn ông bí ẩn và quyền lực thì ông bầu Nguyễn Đức Kiên cũng có những giây phút rất đời thường khi cùng vợ đi nghe ca nhạc. Cưỡi xe máy ăn đồ trên phố cùng người đàn bà đầu ấp tay kề cũng là sở thích bình dị của ông trùm quyền lực.

thông tin, bất ngờ, bầu Kiên, giá vàng, quyền lực, diva, mạnh thường quân
Ông cũng là mạnh thường quân nổi tiếng, từng chi không tiếc tiền cho một số chương trình ca nhạc (Ảnh: Ngoisao.vn)

Khác với vẻ mặt đăm chiêu tính toán trong kinh doanh hay “cau mày, quát tháo” trên sân cỏ, bầu Kiên rất tươi tỉnh khi đi xem ca nhạc. Ông Kiên có cái thú đặc biệt là đi xem những liveshow âm nhạc của các diva hàng đầu Việt Nam. Thỉnh thoảng người ta vẫn thấy “gã đầu bạc” tay trong tay với vợ đến Nhà hát lớn (Hà Nội) nghe nhạc.

Được biết, giới văn nghệ sĩ đều biết ông là một trong những mạnh thường quân nổi tiếng, từng chi không tiếc tiền cho một số chương trình ca nhạc, đồng hành của nhiều ngôi sao, diva nổi tiếng.

———–

http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/170700/nhung-thong-tin-bat-ngo-ve-bau-kien.html

 

 

Chức vụ cao ăn cắp, dạy con cháu thế nào?

Tác giả: Nguyễn Đăng Tấn

KD: Chả lẽ dạy kiểu: Hãy nhìn cha mẹ đây, muốn ăn cắp, phải có… chức vụ cao?   😀

Điều quan trọng là tạo được môi trường để cái tốt có thể phát huy và đẩy lùi được cái xấu. Môi trường đó là một xã hội tử tế.

Người Việt đang tự “ăn cắp” niềm tin của nhau

Thời gian vừa qua không ít trường hợp người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc sinh sống ở nước ngoài trở thành… kẻ cắp. Hiện tượng lao động Việt Nam ở các nước có nhiều tật xấu như bài bạc, rượu chè, trộm cắp, bỏ trốn đến nỗi nước sở tại phải có những đợt đóng cửa, tạm thời không nhập khẩu lao động Việt Nam, rất đáng suy ngẫm.

Ăn cắp- chuyện phổ biến

Thẳng thắn nhìn nhận, tệ ăn cắp hiện nay có thể nói là chuyện phổ biến. Ăn cắp vặt có, ăn cắp của công có và tệ hại nhất hiện nay là ăn cắp của dân tài sản của nhà nước, đó chính là tham nhũng.

Tệ tham nhũng là tệ ăn cắp tập thể nguy hiểm nhất hiện nay. Người có chức vụ cao ăn cắp thì làm sao có thể giáo dục được người trẻ, con cháu. Tấm gương xấu cứ treo lồ lộ trước mắt thì không thể giáo dục được ai.

ăn cắp, 'văn hóa' chạy, hãng hàng không, Việt Nam, văn minh, tử tế, xã hội, Nguyễn Đăng Tấn
Ăn cắp” tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau

Nhìn vào lịch sử có những triều đại được ghi nhận là quang minh, chính trực. Làng trên xóm dưới không có trộm cắp rình mò, nhà nhà đêm đêm không phải đóng cửa.

Theo Bộ luật Hồng Đức, tội trộm cắp tài sản là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao trong các tội phạm xảy ra trong xã hội phong kiến. Sự đánh giá này được thể hiện tại quy định về hình phạt đối với người phạm tội trộm cắp tài sản và cách thức sắp xếp vị trí của các quy định của tội trộm cắp tài sản trong các quy định về tội phạm. Nó chỉ đứng sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm con người.

Một xã hội pháp trị, thực thi nghiêm pháp luật bao giờ cũng là nơi ươm mầm cho đạo đức xã hội phát triển. Một xã hội mà tôn ti trật tự được xác lập thì không có chuyện những tệ nạn hình thành.

Điều đau lòng nhất hiện nay không phải đói nghèo sinh đạo tặc như ông bà ta ngày xưa đã tổng kết mà giàu cũng ăn cắp, càng giàu càng ăn cắp. Người ít văn hóa thì ăn cắp vặt người có văn hóa càng cao thì ăn cắp càng tinh vi, và những vụ rất lớn. Tệ “lại quả”, tệ đút lót để được nhận thầu tràn lan, tệ chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy tuổi… cũng là thứ ăn cắp làm thành thứ “văn hóa” chạy”.

Còn ăn cắp lớn nhất hiện nay chính là tệ tham nhũng. Tham nhũng chỉ đích danh là ăn cắp mà như bộ luật Hồng Đức đã xếp. Cái nguy hiểm nhất của tội này hiện nay là người ăn cắp không thấy xấu hổ mà còn vênh vang vì có nhà cao cửa rộng có nhiều tiền và có tiền là có tất cả.

Một khi mà tầng lớp trên có vấn đề về đạo đức (vây cánh, lợi ích nhóm, tham ô, trộm cắp, hối lộ), không biết chia sẻ với người nghèo, thì đã phải báo động về vấn đề đạo đức xã hội.

Chúng ta đau lòng về những hiện tượng như ăn cắp tiền ủng hộ cho đồng bào nghèo đồng bào khó khăn, những vùng bão lũ. Năm nào cũng vậy mỗi khi có thiên tai lũ lụt là những tấm lòng nhân ái đều hướng đến những người “thất cơ lỡ vận” chắt chiu quyên góp. Và cũng chính ở đó lại xuất hiện tệ ăn cắp.

Nhiều người có trách nhiệm đã lợi dụng chia cho người thân, người nhà, hoặc bớt xén làm việc khác. Ngay đến tội giả danh thương binh, chất độc da cam để lấy tiền của nhân dân cũng phổ biến hiện nay thì phải nói tệ ăn cắp lan tràn trong xã hội mà không giáo dục không báo động thì hiểm họa khôn lường.

Có người nói đói nghèo sinh đạo tặc đã sợ, nhưng giầu có và tài năng mà cũng đạo tặc, thì đáng sợ hơn nhiều. Những trí tuệ, thay vì nghĩ cách phát triển và đưa quốc gia thành văn minh, tiến bộ, lại tập trung vào tìm cách tham nhũng tìm cách chia tài nguyên và ODA như những vụ tham nhũng vừa qua.

Cần tạo lập cơ chế minh bạch

Phải coi tình hình như trên là đáng báo động và phải có biện pháp chấn chỉnh tận gốc chứ không phải xử lý một vài hiện tượng xẩy ra. Vì suy cho cùng đó cũng chỉ là giải quyết phần ngọn

Người xưa có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là nói sửa từ cái gốc. Trước hết là tự sửa mình, là bồi dưỡng kiến thức đạo đức cho mình, mình có giỏi mới đi dậy được người khác, mới làm gương cho người khác. Mình chưa làm tốt việc gia đình thì đừng có nói làm tốt việc thiên hạ.

Trong gia đình không dạy dỗ được con cái, không là trụ cột, không là tấm gương đạo đức thì con cái cũng không nghe lời và như thế đừng đòi đi dạy thiên hạ. Gần đây trên TV đang chiếu bộ phim “Nơi chốn ta quay về” nói về vấn đề đạo đức. Người bố giữ trọng trách của một huyện nhưng ăn chơi, buông thả, bị những phần tử xấu lôi kéo đã tác động ngay đến con cái khi chúng nhìn thấy hành vi của bố thì làm sao dạy được chúng.

Để làm được điều đó cần xử lý tận gốc nguyên nhân hình thành ra nó.

Thứ nhất, cần tạo lập một cơ chế minh bạch rõ ràng, một cơ chế để người dân giám sát, một cơ chế để những người có trách nhiệm không dám tham nhũng không dám ăn cắp.

Thứ hai, Luật pháp là phải nghiêm minh, không có chuyện nhẹ trên nặng dưới. Chính điều đó đã làm giảm lòng tin của người dân. Chúng ta thấy nhiều vụ án người có chức quyền ăn cắp cả tỷ lại xử nhẹ, người ăn cắp vài chục triệu đồng lại nặng. Hay người có chức quyền vi phạm dẫn đến chết người lại tuyên án treo trong khi cũng tội danh như vậy người dân lại chịu hình phạt nặng…

Thứ ba, phải từ nền giáo dục, tri thức. Chính việc coi trọng cái chữ nhưng không coi trọng con người, không lấy nhân cách con người làm trung tâm của sự giáo dục mà hệ lụy của sự lẹch lạc đó, hôm nay cả xã hội tiếp tục gánh chịu. Chúng ta cần phải thay đổi lối giáo dục, lấy nhân cách con người làm trung tâm, có như vậy mới tạo được sự thay đổi, đương nhiên không thể nay mai, nhưng đời con cháu chúng ta sẽ văn minh.

Thứ tư, giới truyền thông cũng phải góp sức tuyên truyền, lên án cái xấu, cổ vũ những hành động đẹp. Rất buồn là trên các các trang báo người tốt, việc tốt thì tìm mỏi mắt không ra nhưng hành động tiêu cực phản cảm thì tràn lan. Mấy cô ít vải nhố nhăng thì nhan nhản tung hô, người lao động sáng tạo thì khó tìm thấy.

Và điều quan trọng chính là sự vào cuộc của cả hệ thống chứ không riêng một bộ phận nào. Phải tạo được môi trường để cái tốt có thể phát huy và đẩy lùi được cái xấu. Môi trường đó là một xã hội tử tế.

————-

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/170455/chuc-vu-cao-an-cap–day-con-chau-the-nao-.html