Đà Nẵng xôn xao tin đồn sóng biển phát quang

Tác giả: Vũ Trung

Suốt mấy ngày qua, người dân sinh sống dọc theo bờ biển Nam Ô, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu xôn xao bàn tán về hiện tượng sóng biển phát quang ở vùng biển Nam Ô vào khoảng 22 giờ đêm hôm 29/3.

 

Đà Nẵng, sóng biển phát quang
Hiện tượng sóng biển phát quang khiến người dân Đà Nẵng xôn xao. (Ảnh minh họa)

Hiện tượng phát quang của sóng biển này thường xuyên xuất hiện vào ban đêm và được người dân đi đánh bắt cá đêm trên vùng vịnh này thường xuyên chứng kiến.

Theo người dân cho biết: Hiện tượng sóng biển phát ra ánh sáng thường xuất hiện vào ban đêm khi thủy triều lên. Những con sóng đánh xô vào bờ xuất hiện đốm sáng trên đầu ngọn sóng.

Hiện tượng sóng biển phát ra ánh sáng xuất hiện không đều, vệt sáng trên đầu ngọn sóng kéo dài khoảng 2-3 m và kéo dài chưa đầy 1 phút, một ngư dân ở Nam Ô cho biết.

Cũng theo người dân nơi đây, các con sóng xuất hiện điểm sáng thường xuất hiện tại khu vực ghềnh Nam Ô kéo dài đến gần khu du lịch Xuân Thiều khoảng 5-7 km.

Theo lý giải của nhiều ngư dân đi biển khẳng định đây là hiện tượng mà họ thường chứng kiến và gọi là sóng biển lân tinh. Tuy nhiên hiện vẫn chưa thể lý giải được hiện tượng này.

Nhiều người dân cho rằng có thể khu vực vùng nước biển này bị ô nhiễm các loại hóa chất nên phát sáng khi sóng biển tác động.

Nhiều người dân giải thích theo mê tín là có thể thần biển xuất hiện! Nhưng khi hỏi thần biển tên gì thì họ không thể giải thích. Như hiện tượng mà người dân Đà Nẵng đồn đoán trong thời gian qua là hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên đầu tượng Phật bà tại núi Sơn Trà và đã thêu dệt bao nhiều truyền thuyết mang màu sắc liêu trai.

Điều đáng quan tâm theo phản ánh của người dân sinh sống dọc theo khu vực biển này là khi tắm tại khu vực này thường bị ngứa khó chịu.

———

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/168308/da-nang-xon-xao-tin-don-song-bien-phat-quang.html

 

 

 

 

Các vũ công ngừời Hàn quốc trình diễn bài Em đi Chùa Hương?

Tác giả:
.
KD: Chít cười, bạn bè iu quý vừa gửi cho đường link này với lời giới thiệu: Các vũ công Hàn quốc trình diễn bài Em đi Chùa Hương thật tuyệt vời.
Mình đã nghe và thích nhất câu: Em còn bé lắm, mấy anh… kia ơi   😀
Xin tải lên Blog để bạn đọc cùng thưởng thức. Cảm ơn bạn bè iu quý   😛

Rất cảm ơn bạn đọc có cái tên rất hay thuytienstin@… đã “mách nước” mình cách đưa cilp lên. Hị…hị…  😀

 

 

 

“Rao bán” Khánh Ly và Trịnh Công Sơn

Tác giả: Hiệu Minh

Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly 27-1-1997. Ảnh: Dương Minh Long

Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly 27-1-1997. Ảnh: Dương Minh Long

Ngày 1-4, nhưng nói chuyện nghiêm túc. Thấy ảnh nay trên FB của Huy Đức Osin, tôi copy về đây, gửi bạn đọc của Hiệu Minh Blog.

Lời bạt của Huy Đức: Ngày 1-4-2001,Trung Quan Do và tôi (Huy Đức) đang ở Hà Nội, nghe tin Trịnh Công Sơn mất cứ tưởng là “cá tháng tư”.

Tiếp tục đọc

13 năm ngày mất Trịnh Công Sơn: Như một lời tri ân

KD: Ông mất đúng ngày Cá tháng 4. Có lẽ, Tạo hóa cũng muốn cho mọi người Việt yêu thích nhạc Trịnh một niềm tin, rằng ông còn sống mãi. Có câu nói đọc ở đâu đó, mình nghiệm rất đúng: Chính trị nhất thời, văn hóa vĩnh viễn. Nhạc Trịnh là nghệ thuật, và cũng tạo nên một góc văn hóa riêng trong lòng người Việt, cũng sẽ sống mãi…
————-

Bài viết đã 3 năm, vẫn còn đáng nhớ. Mai giỗ anh Sơn lần thứ 13, NTT đưa lại bài viết này để tưởng nhớ anh….

Trịnh Công Sơn và Nguyễn Trọng Tao, 1993

Ai còn nhớ những bài ca Trịnh bỏ quên?

Một lần vào Sài Gòn, tình cờ gặp Hữu Thu (VTV Huế) trong quán nhậu. Thu nhắc tôi sắp tròn 10 năm vắng anh Sơn rồi. Tôi biết ở Huế sau 1975, Hữu Thu có nhiều kỷ niệm với anh Sơn. Có lần tôi đến nhà Thu, thấy có chiếc xe đạp mini cũ kỹ treo ở góc nhà. Thu bảo: “Chiếc xe anh Sơn đó. Trước khi chuyển vào Sài Gòn, anh Sơn cho Thu làm kỷ niệm”.

Thu cho biết, có những bài hát anh Sơn viết ra rồi, đưa cho người ta hát rồi, mà anh Sơn vẫn quên, không còn lưu lại nữa. Rồi Thu đọc cho tôi nghe một đoạn ca từ mà tôi chưa nghe thấy bao giờ:

Khi tôi ra đời
Vòm cây Mẹ chết
Đất mềm ôm ru những chiều hôm
Có chú ve sầu bò theo ánh sáng
Như người hát mù đi giữa những hàng bông
Khi anh yêu em
Mùa xuân có gió
Có đóa hoa mềm dưới gót sen thơm
Có…

Theo Thu thì đây là lời của bài hát anh Sơn viết tặng đám cưới nhà thơ Trần Phá Nhạc năm 1977 tại Đài truyền thanh Huế (17-Đặng Dung). Hôm đó anh Sơn không biết mua quà gì tặng đám cưới người bạn nghèo, và anh đã ngồi ôm đàn sáng tác bài hát này, và một người em của Thu đã tập hát ngay lúc đó để kịp trình bày trong đám cưới.

Rôi Thu hứa với tôi, về Huế sẽ nhờ người em hát lại, ghi âm để chuyển cho tôi. Nhưng có vẻ như Thu “ngại” Internet nên mãi vẫn không thấy mail của anh.

Chỉ một đoạn lời ca, cũng thấy tâm hồn Trịnh Công Sơn thật đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy của thơ ca và âm nhạc. Đó là vẻ đẹp yêu người.

Một buổi tình cờ sau đó vài hôm, tôi gặp lại Thu cùng mấy người bạn của anh. Thu mừng rỡ giới thiệu mấy người bạn với tôi. Lại một bài hát nữa không mấy ai biết/nhớ. Đó là bài hát viết tặng một nhà sư tự thiêu để chống chính quyền Sài Gòn thân Mỹ. Nhưng tiếc là mấy người này chỉ thuộc lõm bõm đôi câu. Hi vọng rồi người ta sẽ nhớ lại trọn vẹn bài hát này, để đưa vào di sản của nhạc Trịnh.

10 năm, tưởng nhớ TCS - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

10 năm, tưởng nhớ TCS – Ảnh: Nguyễn Đình Toán

*

Hà Nội nhớ Trịnh

Tối 31.3.2011, từ Phú Thọ tôi cũng kịp về Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây dự cuộc gặp mặt nhân 10 năm mất Trịnh Công Sơn. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán kịp mang tới 2 bức ảnh lớn chụp Trịnh tại gia. Có tấm ảnh Trịnh đứng nghiêng, trái sáng, bên bức tranh chân dung Khánh Ly mà anh vừa vẽ xong. Trông Trịnh thật đăm chiêu và xao xác. Thân hình anh như không thể gầy hơn. Tôi cũng đã có lần ôm cái thân hình mong manh đó, cái thân hình lọt thỏm trong vong tay, không thể ôm chặt được. Nhưng sau cái thân xác mong manh ấy là cả một trái tim luôn nóng ấm và dậy sóng tình yêu thương con người…

Những cây nến được thắp lên. Những chai rượu được mở ra để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Những giáo sư cao niên rơi lệ. Gs. Văn Như Cương và Gs. Cao Cự Bội như chìm trong âm thanh những bài hát Trịnh. Đôi tân hôn Đặng Hùng Võ và Nguyễn Hồng Ánh góp vào tiếng hát Diễm xưa xa xăm huyền thoại. Ca sĩ Trương Hiểu Phương và nghệ sĩ đàn dân tộc Xuân Ba lại mang tới những âm thanh cao vợi mà đằm thắm. Đạo diễn Quốc Trọng mang đến cả một tập ca từ Trịnh Công Sơn và hát lên như khóc không muốn dứt. Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh cầm tập sách dày “Một cõi Trịnh Công Sơn” đi xin chữ ký từng người để giữ lại một kỷ niệm về cuộc gặp gỡ hiếm có này.

Bìa sách TCS-MNTC-MCĐV - Nguyễn Trọng Tạo thiết kế

Bìa sách TCS-MNTC-MCĐV – Nguyễn Trọng Tạo thiết kế

Tôi chợt nhớ 10 năm trước, sau khi tổ chức xong đêm nhạc tưởng nhớ TCS tại Hà Nội (8.4.2001), Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Thụy Kha và tôi dạt về quán Thủy Hử ngã tư Khâm Thiên uống rượu và nẩy ra ý định làm cuốn sách về người nhạc sĩ vừa từ biệt cõi trần. Thế là chia nhau bắt tay vào công việc. Chỉ hơn 1 tháng sau, cuốn sách “Trịnh Công Sơn – Một người thơ ca – Một cõi đi về” ra đời. Cuốn sách dày trên 500 trang với hình TCS ôm đàn guitare và chữ ký của anh trên nền bìa màu cà phê. Bởi khi làm bìa, tôi nhớ chi tiết TCS được sinh ra tại xứ sở cà phê Buôn Ma Thuột.

Đấy là cuốn sách đầu tiên về Trịnh Công Sơn.

Cuốn sách được xếp hạng bán chạy nhất trên thị trường sách Việt Nam suốt 4 tháng liền.

Năm sau được tái bản có bổ sung và sửa chửa, cuốn “Trịnh Công Sơn – Một người thơ ca – Một cõi đi về” được đổi tên thành “Một cõi Trịnh Công Sơn”.

Mới đó mà đã 10 năm.

Và đêm “giỗ Trịnh” lần thứ 10 kéo dài trong âm nhạc của chính anh.

Hữu Thu và Nguyễn Trọng Tạo trên đường Trịnh Công Sơn (Huế, 6.2011)

*

Về Huế thăm đường Trịnh Công Sơn

Về Huế, Nguyễn Văn Cao mời nghỉ Fertival Hotell, ngã tư Đống Đa – Lý Thường Kiệt. Căn phòng VIP mà tôi chỉ thường trở về vào lúc đêm khuya. Sáng cho đến khuya, ngồi đâu cũng nghe nhạc Trịnh. Nhạc Trịnh như là của riêng Huế. Ai cũng hát được nhạc Trịnh, nhưng băng nhạc dùng nhiều nhất ở Huế là băng Khánh Ly. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly như một tiềm thức Huế suốt nửa thế kỷ nay. Và vui hơn với người Huế là sau 10 năm Trịnh xa cõi trần, Huế đã có con đường mang tên người nhạc sĩ của chính mình.

Thanh Ngọc (tạp chí Sông Hương) nhận xét thú vị: Tình cờ, con đường Trịnh Công Sơn dài 600 mét, trùng với con số 600 bài hát của Trịnh.

Năm 2002, sau ngày mất Trịnh Công Sơn 1 năm, tôi có đề nghị anh Nguyễn Xuân Lý (chủ tịch tỉnh) nên dành một con đường cho TCS; anh nói phải sau 5 năm. Nay 10 năm, đã có con đường ấy. Tôi nghĩ: Huế chậm nhưng mà chắc.

Đinh Cường & Bửu Ý (bạn TCS)

Đó là con đường ven sông Hương thơ mộng khởi đầu từ cầu Gia Hội bên chợ Đông Ba. Khi Hữu Thu đón tôi đến thăm con đường ấy, người ta đang thi công công viên ven sông, bên lề đường TCS. Công viên này là nơi thư giãn thật đẹp, nó cũng là bến đi về của những con thuyền du lịch sông Hương. Tôi hỏi Hữu Thu, công viên có tên gì? Thu bảo chưa đặt tên. Tôi nghĩ: Cũng có thể là công viên Trịnh Công Sơn.

Những căn nhà lụp xụp phía bến sông cỏ mọc um tùm năm xưa, giờ đã có mặt tiền là con đường mang tên người nhạc sĩ và cả một công viên thơ mộng.

Chúng tôi dừng xe và chụp mấy tấm ảnh kỷ niệm trên con đường mơ ước. Trong ống kính máy ảnh, tôi thấy Sông Huế thật gần. Đó là con sông mà bà Tuần Chi không thể bỏ Huế mà đi sang Pháp với con cháu được. Sinh thời bà nói: Tôi chỉ sang Pháp ở, nếu mang theo được sông Hương sang bên đó.

Chợt nhớ câu hát của Trịnh: “Một bờ cỏ non, một bờ mộng mị, ngày xưa”.

***

Trong cuộc đời, tôi quen thân nhiều nhạc sĩ, nhưng sao tôi cứ nhớ Văn Cao và Trịnh Công Sơn thật day dứt. Hai người nhỏ con. Hai người Thiên định. Hai người ấm áp. Hai thiên tài của thế kỷ 20. Cũng có thể là do một tam hợp tử vi Hợi-Mão-Mùi đã nối kết chúng tôi thành những người bạn vong niên. Hai người đã đi xa. Tôi nhớ lời Văn Cao đề tặng tập thơ Lá của ông gửi vào Huế cho tôi năm 1988: “Tạo ơi, đi đâu mà đi lâu thế?”. Tôi nhớ lời Trịnh Công Sơn nói với tôi lần cuối cùng tại quán trà trên đường Đồng Khởi trước khi tôi ra sân bay về Hà Nội tháng 3.2001: “Tạo đừng bỏ rượu, nhưng nhớ uống vừa thôi nghe”.

Tôi viết những dòng này như một tưởng nhớ tri ân.

Hà Nội, 1.4.2011

———–

http://nguyentrongtao.info/2014/03/31/13-nam-ngay-mat-trinh-cong-son-nhu-mot-loi-tri-an/

 

Nói phét thành thần

Tác giả: Nguyễn Việt Hà

Khoảng gần 500 năm nay, ở những quốc gia mang đậm đà văn hoá phương Tây thường có một ngày cực kỳ đặc biệt. Vào sáng sớm của ngày hôm đó, trên các phương tiện chính thức truyền thông, người ta được phép và cho phép nhau lung tung nói dối.

Toàn chuyện vĩ mô kinh hoàng trời long đất lở. Ví như, giá vàng đang cao ngất nghểu bỗng đại hạ giá, ê hề, tự do nhan nhản bầy bán ở tất cả các cửa tiệm hớt tóc thanh nữ. Hoặc chuyện ly kỳ một tổng giám đốc của ngành xây dựng khét tiếng đểu giả tham nhũng tiền nghìn tỉ, nhưng khi bị cảnh sát tới khám nhà thì duy nhất chỉ tìm thấy trong sâu két sắt vẻn vẹn trong trắng hai tập thơ tình. Những người lương thiện thăng hoa cả tin, chao ôi là sung sướng, quên hẳn mọi đói khổ rét đậm rét hại lẫn lạm phát, quên hẳn mọi lời hứa hão từ những quan chức hình như trung thực, tung tăng rủ nhau đi xem phim nội, kịch nội, bóng đá nội. Sâm sẩm chiều tan về bật tivi, thì mới ngây thơ ngớ ra hôm nay là ngày “cá tháng tư” mà nguyên gốc tiếng Frăngse gọi là Poisson d’avril.
Cái ngày có linh tinh hy vọng và thất vọng này, tương truyền bắt đầu từ thời vua Pháp Charles lX, khi vào năm 1564 ông ta quyết định áp dụng lịch cải cách Gregoria. Đại loại, không coi ngày 1/4 là ngày đầu năm mới dương lịch nữa. Tuy nhiên, hoặc do thông tin hồi ấy yếu kém hoặc quan liêu hành chính, nên nhiều người vô thức lẫn ý thức cố tình không biết vẫn vui vẻ đùa, gửi thiệp chúc tụng nhau.
 
Từ thăm thẳm xa xưa, lúc con người ta chưa có tiếng nói thì việc dối trá là tuyệt nhiên không thấy. Im lặng là vàng. Đói thì ăn, khát thì uống. Ghét mặt đứa nào thì lạnh lùng lắc đầu, yêu một ai đấy thì nồng nhiệt gật đầu. Rồi cái gọi là “văn minh” hung dữ phát triển, ngoài bản năng tứ khoái người ta bỗng cồn cào thèm muốn danh lợi. Từ đám thượng lưu đến bọn hạ tiện, tất thẩy đều khát khao tranh “khẩu phần sư tử”. Mà muốn đoạt danh hay thủ lợi thì chẳng bằng gì phải tàn nhẫn biết cách giấu đi những suy tư thực. Phải vậy chăng mà ngôn và ngữ xuất hiện, có lẽ nó tha hoá xuất phát từ nhu cầu nham hiểm muốn che đậy ý nghĩ.
 
Cho đến nay, lịch sử vẫn bất lực chưa biết ai là người đầu tiên nói dối, bởi bản chất của lịch sử thành văn là mơ hồ ảo. Triết gia kiêm sử gia rất lớn người Anh, Bettran Russel chua chát “Lịch sử ba phần tư là bịa đặt còn lại một phần tư là thành kiến”. Tuy vậy, nếu chịu khó mò mẫm theo các huyền sử dân gian thì người ta vẫn mong manh còn đôi chút dấu vết.
 
Tục ngữ Việt đương đại khẳng định “nói phét như thần”, là hoàn toàn không vu vơ mà căn cứ trên một hiện thực rất thật. Thần thoại Hy Lạp sinh động kể, Dớt (tiếng La Mã : Jupiter) vị chúa tể của các thần là một tay nói dối vô cùng thành thạo. Tất nhiên những dối trá của Dớt đều hết sức đáng yêu vì hầu như ông chỉ toàn nói dối vợ. Một đàn ông đa tình mà chính thê lại nồng nặc Hoạn Thư thì không biết nói dối mới là chuyện lạ. Nối gien bố, con trai ngoại tình của Dớt là Hermex, cũng nói dối thành Thần. Không phải ngẫu nhiên Hermex (tiếng La Mã : Merquya) được các thương gia trân trọng thờ là thần bảo vệ nghề buôn bán. Cho đến thời cận đại, các đội thương thuyền và các ngân hàng ở Âu Châu vẫn thường để logo mang hình Hermex.
 
Một điều nhân văn rất dễ nhận thấy trong ngày “cá tháng tư”, tuy những thông tin đưa ra không được chính xác cho lắm, nhưng đều vui vẻ mang màu sắc lạc quan giễu cợt. Ở ta, người bình dân Việt cũng rất thích lối đùa cợt này, dân gian quen gọi những người biết nói khoác kiểu như vậy là “nói Trạng”. Kho tàng chuyện Trạng của người Việt vừa phong phú vừa sâu sắc đến mức, các học giả uyên bác ở các viện xa xỉ uyên bác cũng đang loay hoay chưa biết xếp nó vào thể loại nào. “Loại ý kiến thứ nhất xếp chuyện Trạng vào chuyện cười… Loại thứ 2 xếp chuyện Trạng vào truyện cổ tích sinh hoạt…Loại thứ 3 xếp chuyện Trạng vào giai thoại dân gian…”. (Tổng tập VH dân gian – NXB Khoa Học XH – trang 16).
 
Cho dù đang cơ nhỡ học thuật như vậy nhưng chuyện Trạng Quỳnh – Trạng Lợn ở ngoài Bắc, chuyện ông Ó – bác Ba Phi ở trong Nam, vẫn được vô số người tử tế giản dị xem là một trong vài đỉnh cao tinh hoa của trí tuệ Việt. Đương nhiên, nói phét mà vẫn được tin thì bây giờ đã tuyệt hiếm. Lác đác chỉ còn thấy trong vài thi sĩ bơn bớt làm thơ quay sang viết phê bình văn học. Hoặc giả, ở những thương gia mặt mũi nhớn nhác đang miệt mài đầu tư vào các dự án nhà chung cư cao cấp.
 
Cùng với những đớn đau trung thực, ngày nói dối “cá tháng tư” luôn được nhân loại coi là một bản sắc tuyệt vời văn hoá. Nó giống hệt như hai mặt của một lanh canh đồng xu, làm người ta vừa yêu vừa chán, vừa hoang mang lẫn lộn.
————

 

 

Nguy cơ Hà Nội thua cả… ‘đàn em’

Tác giả: Nga Lê

Đã đến lúc HN “vội vàng lên với chứ” nếu không muốn sẽ bị tụt hậu trên nhiều bảng xếp hạng, ngay cả với các địa phương “đàn em”.
.
Đọc thêm: http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-noi-nhan-bat-loi-vi-sap-nhap-ha-tay-3004301/
.

Mới đây, VCCI đã tổ chức lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013, trong khuôn khổ Dự án PCI do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ. Đây là bộ chỉ số đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và mức độ tạo thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh dành cho các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố ở nước ta.

Đáng chú ý, trong 5 thành phố trực thuộc TW, Đà Nẵng đã trở lại chiếm ngôi đầu, Cần Thơ xếp thứ 9, kế tiếp ngay sau đó là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng xếp thứ 15 và Hà Nội chỉ xếp  thứ 33.

Trong bộ chỉ số được dự án PCI điều tra, Hà Nội có tới 4 chỉ số dưới mức trung bình, nếu không muốn nói là tương đối thấp.

Cụ thể, chi phí không chính thức: 4,67 (trong khi TP HCM: 6,01; Đà Nẵng: 7,5; Hải Phòng: 5,44; Cần Thơ: 7,84), tính năng động: 3,69 (trong khi TP HCM: 4,65; Đà Nẵng: 7,72; Hải Phòng: 5,48; Cần Thơ: 6,46 ), thiết chế pháp lý: 3,92 (trong khi TP HCM: 4,95; Đà Nẵng: 6,6; Hải Phòng: 5,78; Cần Thơ: 5) cạnh tranh bình đẳng: 4,35 (trong khi: TP HCM: 5,4; Đà Nẵng: 5,82; Hải Phòng: 6,21; Cần Thơ: 7,64).

Nếu so với năm 2012, rõ ràng Hà Nội đã tiến gần 20 bậc trong bảng xếp hạng PCI, từ 51 lên 33, nhưng nếu so với tiềm năng và sứ mệnh của một thủ đô, thì chỉ số của Hà Nội rất đáng để suy ngẫm.

PCI, chỉ số cạnh tranh, thủ đô, Hà Nội, bôi trơn, hoa hồng, nạn phong bì, doanh nghiệp, phá sản, khủng hoảng
HN xếp thứ 33 trong bảng xếp hạng PCI 2013. Ảnh: vcci.com.vn

Chi phí không chính thức…

Một trong những yếu tố được nhóm nghiên cứu PCI đánh giá tương đối nhạy cảm và gây ảnh hưởng lớn tới thứ hạng chung của Hà Nội là chi phí không chính thức. “Chi phí không chính thức” đo lường các khoản phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả để thực hiện các thủ tục hành chính hoặc có được hợp đồng kinh doanh

Năm nay, chỉ số này tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, đặc biệt là các thành phố trực thuộc TW đều có những chuyển biến tích cực nhưng Hà Nội thì ngược lại, giảm 5 bậc, xếp thứ 61/63.

Kết quả điều tra cho thấy, 66,39% doanh nghiệp cho rằng “nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến”; 8,99% doanh nghiệp cho rằng họ phải chi hơn 10% doanh thu cho các chi phí không chính thức; 66,91% các doanh nghiệp cùng ngành phải trả chi phí không chính thức. (Số liệu dẫn theo báo Thanh tra).

Từ lâu, như một luật bất thành văn, doanh nghiệp và người dân cứ vào cơ quan công quyền thì phải có “phong bì” mọi việc mới hanh thông được. Từ những việc nhỏ như đăng ký thành lập, thủ tục in hóa đơn, tham gia bảo hiểm xã hội đến các việc lớn như tiếp cận đất đai, đầu tư dự án…, đôi khi chỉ là nộp hồ sơ, công văn, đơn thư… thôi nhưng muốn được tiếp nhận (vì có tiếp nhận thì mới có giải quyết) vẫn phải làm thủ tục “đầu tiên”. Hoặc ngay cả doanh nghiệp “xin chết” (giải thể) cũng phải có khoản chi phí này thì mới được “chôn”.

Thực tế bây giờ, nếu gặp bất cứ khó khăn gì khi làm việc với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân thường liên tưởng ngay đến “phong bì”. Có thể những người có trách nhiệm đang làm rất đúng bổn phận của mình, nhưng suy nghĩ “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” đã hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân, khiến họ tìm đến chi phí “bôi trơn” như là một phương án tối ưu.

Những suy nghĩ, thói quen này có lẽ là tiền lệ cho chi phí không chính thức của Hà Nội nói riêng và nhiều nơi khác đang ngày càng tăng cao, khi đã được cả đôi bên ngầm hiểu rằng điều đó là “thủ tục” không thể thiếu.

PCI, chỉ số cạnh tranh, thủ đô, Hà Nội, bôi trơn, hoa hồng, nạn phong bì, doanh nghiệp, phá sản, khủng hoảng
So với tiềm năng của một thủ đô, chỉ số của HN rất đáng suy ngẫm

...Và năng lục cạnh tranh

Lương công chức thường bị cho là không đủ sống, nhưng nhiều người vẫn muốn “chạy chọt” vào nhà nước, có lẽ là vì một phần thu nhập “gia tăng” có nguồn gốc từ chi phí không chính thức như thế này. Còn doanh nghiệp, người dân, với tâm lý “đấu tranh thì tránh đâu”, nên thường chấp nhận “phong bì” cho được việc, chỉ khi nào quá ngưỡng chịu đựng, họ mới la làng lên. Những người có trách nhiệm thì luôn đòi hỏi chứng cứ, nhưng thử hỏi có ai đưa/nhận loại chi phí này mà dám đòi biên nhận hoặc dám ký tá gì không.

Ở Hà Nội hiện nay đang có khoảng 90.000 doanh nghiệp và 10.000 đơn vị hành chính sự nghiệp (số liệu năm 2013). Với rất nhiều thủ tục hành chính và giả sử kèm mỗi thủ tục là một chi phí không chính thức, con số “đi đêm”, nếu có thể thống kê được, chắc chắn sẽ không hề nhỏ chút nào.

Trong hoàn cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể tại Hà Nội 6 tháng đầu năm 2013 tăng gần 30%, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm 9,5%, hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động và bỏ địa điểm kinh doanh. Liệu các chi phí không chính thức có góp một phần nào vào những con số khô khan kia không?

Dù chỉ là một trong 10 chỉ số để đánh giá PCI, nhưng có lẽ chi phí không chính thức là một chỉ số tương đối quan trọng, có liên quan mật thiết đến các chỉ số khác do tính nhạy cảm và chi phối của chỉ số này. Hiểu một cách đơn giản và phổ biến, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng chi phí không chính thức để tác động đến quá trình gia nhâp thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, sự cạnh tranh bình đẳng…

Tham chiếu PCI của 5 thành phố trực thuộc TW thì thấy về cơ bản thành phố nào có chỉ số chi phí không chính thức cao thì xếp hạng năng lực cạnh tranh cũng cao (Đà Nẵng: 7,5, xếp thứ nhất, Cần Thơ: 7,84 xếp thứ 9, TP Hồ Chí Minh: 6,01 xếp thứ 10, Hải Phòng: 5,44 xếp thứ 15 và Hà Nội 4,67 xếp thứ 33).

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mới đây Chính phủ đã ban hành nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014.

Năm xưa Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long vì thành Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi… là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời“. Ngày nay, là đô thị loại đặc biệt được QH ban hành riêng Luật thủ đô để điều chỉnh, với diện tích hơn 3,3 ngàn km2, dân số gần 6,5 triệu người, tập trung hơn 70 trường đại học và học viện, hơn 20 trường cao đẳng, có 17 khu công nghiệp và khu công nghệ cao, là nơi đặt nhà máy của nhiều tập đoàn lớn, Hà Nội có đầy đủ cơ hội, tiềm năng để thu hút đầu tư, phát triển.

Để xứng đáng với tầm vóc và kỳ vọng, Hà Nội cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó có việc mạnh mẽ thay đổi diện mạo hành chính bằng những quyết sách mang tính chiến lược và vì lợi ích lâu dài.

Những cuộc đại phẫu bao giờ cũng kèm theo mất mát, đau đớn, thậm chí là phải trả giá. Nhưng nếu không thực hiện thì khối u sẽ ngày càng phình to và ung nhọt có nguy cơ lây lan sang những phần đang khỏe mạnh khác của cơ thể.

Nhiều người thường đùa khi nói về các vấn đề của Hà Nội, rằng muốn nhanh phải từ từ, rằng Hà Nội không vội được đâu. Nhưng có lẽ đã đến lúc Hà Nội “nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ” nếu không muốn sẽ còn bị tụt hậu trên nhiều bảng xếp hạng không chỉ với các thành phố “ngang cơ” mà còn đối với các địa phương “đàn em” khác và với chính mình.

————-

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168123/nguy-co-ha-noi-thua-ca–dan-em-.html

 

 

 

Gửi Người Bạn quí mến của tôi…

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quý vừa gửi cho những lời nhắn này. Dù mình đã từng đọc ở đâu đó, nhưng vẫn thấy thật thú vị. Nay xin đưa lên đây để bạn đọc đọc và chia sẻ, và biết đâu lại gửi cho những người bạn yêu thương của mình

Xem VIDEO CLIP


1. Người bạn quí mến của tôi…
• 2. Xin hãy bảo trọng và giữ gìn sức khỏe…
• 3. Dù bận bịu thế nào đi chăng nữa cũng phải quan tâm tới bản thân mình.
• 4. Bạn bè tuy không thường xuyên liên hệ với nhau, nhưng vẫn cứ nhớ tới nhau.
• 5. Hãy uống ít trà sữa, không nên ăn nhiều đồ ngọt và tránh xa nguồn điện cao thế.
• 6. Ban ngày hãy uống nhiều nước vào, buổi tối cần uống ít đi. Không uống quá 2 cốc cà phê một ngày.
• 7. Hãy ăn ít thức ăn có nhiều dầu và thường xuyên đi bộ.
• 8. Sau 5 giờ chiều không ăn nhiều, ăn no. Mỗi ngày không uống quá 1 ly rượu.
• 9. Nửa giờ trước lúc đi ngủ mà uống thuốc thì cần tránh uống thuốc xong là đi nằm ngay.
• 10. Trung bình cần ngủ đủ 6 giờ, nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy xem nằm là ngủ.
• 11. Không sử dụng điện thoại di động khi chỉ thị nguồn điện giảm xuống còn 1 vạch. Bởi bức xạ lúc này lớn gấp 1.000 lần so với lúc bình thường.
• 12. Nhớ là nghe điện thoại bằng tai bên trái, bởi nghe ở tai bên phải sẽ trực tiếp làm tổn thương đến đại não.
• 13. Hai điều nên nhớ: Gặp phải sự việc không vui hãy bình thường hóa nó một chút. Nhìn thế giới lờ mờ một chút.
• 14. Hãy “Quên đi” 3 thứ: – Quên đi tuổi tác, – Quên đi quá khứ, – Quên đi ân oán.
• 15. “ Cần có” 4 thứ: – Có người yêu bạn chân thành, – Có bạn tri kỷ, – Có ý tưởng hướng lên, – Có nơi ở ấm áp.
• 16. “ Cần” làm được 5 thứ: – Cần ca hát, – Cần nhảy múa, – Cần sự đẹp đẽ, – Cần cười vui, – Cần tha thiết, mềm mại.
• 17. 6 thứ “Không thể được”: – Không để đói rồi mới ăn, – Không để khát rồi mới uống, – Không để nhíp mắt lại rồi mới đi ngủ, – Không để mệt rồi mới chịu nghỉ ngơi, – Không để phát bệnh rồi mới đi khám, – Không chờ đến quá muộn rồi mới ngồi ân hận.
• 18. Tiếp nhận được tập tin này rồi, xin hãy chuyển nó tới từng bạn hữu mà mình quý mến! Đừng quên nhé…
• 19. … Chúc bạn luôn luôn vui vẻ! Một người bạn
 

 

Phiếm đàm: Tinh thần ngày Cá tháng Tư

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý gửi cho bài này- Ngày Cá tháng 4

Đã có nạn nhân của ngày Cá tháng Tư, một cô gái nhảy xuống sông Thị Nghè tự tử. (Tin Cá tháng 4)

Ngày 1-4 được gọi là ngày Cá tháng Tư, hay còn gọi là “Ngày nói dối”, là ngày mà người ta sẵn sàng nói dối nhau mọi lúc mọi nơi với đủ các thể loại.

Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư được cho là có xuất xứ từ Pháp, từ hồi năm 1564. Khi đó Nhà Vua nổi hứng đổi lịch ăn tết mới, chọn ngày 1-1, thay vì ngày 1-4  như trước kia.  Việc đổi lịch đột ngột nhiều người không biết nên họ cứ ăn tết vào ngày 1-4 theo lịch cũ, để rồi bị những người khác chọc quê. Thế là nhân chuyện đó, cứ dịp 1-4 hàng năm người dân Pháp lại kiếm chuyện để trêu chọc nhau, ai cũng cố phịa ra chuyện gì đó khiến người khác chả biết thật hay đùa. Lừa được người khác “dính bẫy” sẽ trở thành niềm vui của mỗi người trong ngày này.

Tiếp tục đọc

Nghèo Là Một Cái Tội

Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.

Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”.

riches-poverty-2

“Nghèo” không đơn thuần chỉ là “không tiền”. Dưới góc nhìn chủ quan của tôi, một con người toàn diện phải hội đủ 6 thành tố: sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội và tài chánh.Một người có nhiều tiền nhưng nghèo sức khỏe vẫn hoang phí tháng ngày.

Nghèo kiến thức thì dù là một đại gia vẫn được xếp vào hạng ngu. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần và tâm linh kém cỏi, yếu đuối thì trước sau gì cũng đi vào khổ lụy. Thêm nữa, dù có một gia đình bền chặt và một kết nối xã hội tốt, bạn vẫn không làm gì được cho ai nếu không có tài chánh.

Nghèo” là người không có gì để “cho”. Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có.

Ngoài những người bất hạnh với tật nguyền bẩm sinh, sứ mệnh của con người theo nhiều tôn giáo, triết thuyết … là để đóng góp một “cái gì đó” cho tha nhân. “Nghèo” hay không có gì để đóng góp có phải là một tội lỗi?

Tôi nhận xét một điều là ở Việt Nam, người dân không thiếu cơ sở hay dữ kiện để truy cập và phát triển về những yếu tố quan trọng như trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội, gia đình hay sức khỏe. Trong khi đó, vì chuyện chính trị là một vùng nhậy cảm cho nhà cầm quyền, nên kiến thức về kinh tế tài chánh lại thiếu hụt, kém chính xác và luôn bị những định hướng chính trị bẻ cong.

Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ giới hạn suy nghĩ của mình về yếu tố tài chánh. Tôi cố gắng phân tích ra những lý do cốt lõi đã gây nên cái nghèo “tiền” cho gần 90% dân số. Dĩ nhiên, tiền không phải là hiện thân của tất cả giá trị con người, nhưng từ ngàn xưa, văn hóa Đông Phương đã hiểu rằng, “dân có giàu, nước mới mạnh”. Giàu phải là một nghĩa vụ quốc gia, mà tôi cho rằng cũng quan trọng không kém nghĩa vụ quân sự hay văn hóa.

rich n poor1.     Tư duy nghèo

Từ nhỏ và ngay cả khi bắt đầu biết đọc sách, suy nghĩ, tâm trí của tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ một văn hóa và môi trường “ghét người giàu, và đồng hóa cái nghèo với trong sạch”. Dù chế độ VNCH cũ được coi như là một tiền đồn của chủ nghĩa tư bản, chánh phủ vẫn giáo dục người dân về các “tội lỗi” của người giàu (không biết có phải vì cạnh tranh để mua lòng dân nghèo với Cộng Sản?).

Từ chánh phủ với chính sách “người cầy có ruộng” hay “xây nhà bình dân” đến trong lớp học, ngoài đời, văn hóa “thanh bần và trọc phú” là những biểu hiện thường trực. Những câu chuyện khổ nạn của Oliver Twist, Les Miserables, Grapes of Wrath…rất phổ biến, tạo một tư duy “nửa xã hội nửa tiểu tư sản”. Nếu sinh ra thời đó, Bill Gates, Warren Buffett…có lẽ là những tên tuổi xấu thay vì được ngưỡng mộ như gần đây.

Descartes nói, “Je pense, donc je suis” (tôi trở thành người tôi nghĩ). Mỹ có thành ngữ,” Tư duy tạo nên hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo cá tính và cá tính tạo định mệnh.” Một tư duy “nghèo” chắc chắn phải đem đến một định mệnh “nghèo”.

Đây là suy tưởng của những người miền Nam đã sống với “tư bản Pháp rồi Mỹ”. Còn những người miền Bắc sống với “xã hội của Mác Lê” thì chắc chắn không được phép tư duy “giàu”. Khi mọi suy nghĩ đều cho rằng “nghèo” hơn “giàu” thì từ cá nhân đến xã hội không thể nào vượt trên tư duy đó.

2.     Kiến thức nghèo:

Trong những người giàu có mà tôi hân hạnh được quen biết, họ đều chia sẻ một cá tính chung “rất chịu khó học hỏi tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận những mới lạ thay đổi”. Ngoài các quan chức và đại gia làm giàu nhờ quan hệ dựa trên quyền lực, ngay cả những người giàu từ các chế độ XHCN đều thể hiện tinh thần và phong thái cởi mở nói trên.

Người Do Thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra một số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs (câu lạc bộ) cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị…đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận (debate). Nhiều bạn Do Thái chỉ gia nhập how-to-get-rich clubs (làm giàu).

Người Trung Quốc cũng đam mê giàu có từ bản chất. Họ rất bén nhậy với cơ hội, cần cù, nâng đỡ nhau trong các bang hội…để cùng làm giàu. Họ thực tế, không hoang tưởng và mặc cho sự giáo huấn của đảng cộng sản 70 năm qua, bản sắc làm giàu vẫn tiềm tàng mạnh trong mỗi gia đình và cá nhân.

Làm giàu là một hành trình lâu bền và khổ cực. Kiến thức là phương tiện quan trọng để thâu ngắn chặng đường. Nghèo kiến thức thì nghèo kết quả.

3.     Môi trường nghèo:

Một đặc điểm của tôn giáo Do Thái là việc đề cao sự giàu có vật chất. Trong khi Ki Tô Giáo và Phật Giáo khuyến thị tín đồ phải “ép xác” hay “tránh tham” để tự giải thoát tinh thần và tâm linh khỏi vòng khổ nạn, lãnh tụ các tôn giáo này thường nâng cấp góc cạnh “nghèo” qua các bài giảng. Kết quả là một đa số quần chúng coi giàu là một tội lỗi, người giàu là một địch thủ. Sự thù hận, đố kỵ này được các chính trị gia Mác Lê lợi dụng triệt để để thâu tóm quyền lực, tạo nên một môi trường “của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”. Dĩ nhiên, đó chỉ là thủ đoạn, họ và các phe nhóm hay con cháu…thì không bao giờ nghèo.

Ngay cả trong những nước tư bản tự do làm giàu, một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường nghèo như tại các khu ổ chuột thành phố, hay các vùng quê xa xôi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi con người và hoàn cảnh bao quanh. Trừ một thiểu số có ý chí và tư duy mạnh mẽ, đa số âm thầm chịu đựng rồi đổ thừa cho số mệnh. Câu “cái số mình nó thế” nghe rất quen thuộc ở những môi trường nghèo.

Con người có đặc tính “bầy đàn”. Khi đám đông nghèo thì ta cũng “hạnh phúc” với cái nghèo, biện luận là phải “chia sẻ” với láng giềng. Nhiều người lại còn tự hào về cái hạnh phúc trong nghèo đói của mình.
4.      Nghèo hành động:

Tôi quan sát (hoàn toàn chủ quan, không kiểm chứng được) là những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu.

Nói chung, họ thích nhàn (không muốn nhận là lười biếng) và coi đây là một triết lý sống khôn ngoan. Nếu nhờ chút mánh mun mà kiếm được tiền hay quyền, họ sẽ coi họ là đỉnh cao của xã hội. Nói phét, nổ bậy …trong các bàn tiệc nhậu nhẹt be bét là một thói quen rất dễ nhận ra.

Nhiều người nghèo khác thì lười nhưng thích ra dáng trầm uất, bất cần đời…hay khơi động lòng thương hại của người khác. “Xin-cho”, “ăn mày quá khứ”…là những hành xử phổ thông của các nhóm nghèo này.

5.      Chọn bạn nghèo:

Một châm ngôn thông dụng của Âu Mỹ là “bạn cho tôi biết thu nhập của 5 người thân thiết nhất trong đời bạn, và tôi sẽ tính ra con số thu nhập trung bình của bạn”. Á Đông thì rõ ràng hơn, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Tôi nhớ những ngày còn trẻ, tôi hay la cà cùng bạn bè ở quán cà phê, quán rượu, garage nhà hàng xóm. Chúng tôi miên man mơ mộng và nói về những tương lai khi chúng tôi giúp nhau giàu có để trả hận đời. Một ngày, tôi chợt nhận ra là tất cả bạn này đều nghèo rớt mồng tơi như tôi. Tụ họp ngày ngày với nhau, tôi chắc chắn tương lai duy nhất của chúng tôi là sẽ trở thành những ông già nghèo rớt mồng tơi. Sau khi nhận ra chân lý, tôi dứt khoát rời bỏ đám đông “tình nghĩa” này đề đi tìm cho mình một tương lai khác.

Qua những trải nghiệm và suy nghĩ của mình, tôi đúc kết 5 nguyên nhân cốt lõi trên mà tôi cho rằng đang cột chặt bạn với cái nghèo. Tôi có thể sai, tôi còn nhiều thiếu sót, tôi có nhiều định kiến chủ quan…Có lẽ vậy. Nhưng đây là kết luận của một người đã từng rất nghèo, rất ngu và biết thay đổi kịp thời.

Quốc gia nghèo

Một điều nữa. Khi chia sẻ với nhau, nhiều bạn có gởi tôi những cuốn sách, những bài khảo luận về đề tài “lý do khiến một quốc gia nghèo”. Có những lý thuyết rất cao siêu từ tháp ngà hàn lâm (vì chúng làm tôi ngủ thật ngon sau vài trang), có những khôn ngoan rất dễ hiểu (như các bài viết hay phát ngôn của Warren Buffett). Tuy nhiên, tôi cho rằng 5 lý do khiến một cá nhân nghèo như tôi đã trình bày, cũng rất giống 5 lý do cốt lõi khiến một quốc gia nghèo.

Nói về lý do chọn bạn chẳng hạn. Nhìn qua lịch sử, bạn của anh nhà giàu Hoa Kỳ thường giàu theo như Tây Âu, Nhật, Úc, Singapore…Còn bạn của các anh Liên Xô, Trung Quốc, Cuba…vẫn nghèo rớt mồng tơi (ngôn ngữ Việt phong phú nhỉ).

Văn hóa Á Đông thường chê trách về chuyện “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tôi không dám nói về chuyện vợ chồng vì sẽ bị ném đá, ngay tại nhà. Nhưng nếu có những ông bạn suốt ngày cứ ca tụng chuyện nghèo, tôi sẽ không ngần ngại tránh xa. Họ độc hại hơn các hóa chất trong thực phẩm của Trung Quốc. Lỡ ăn nhầm, vẫn có thể vào bệnh viện bơm ruột. Nhưng nếu tư duy nghèo đã ăn vào trí não và xương tủy, thì cả cuộc đời trở thành lãng phí.

Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ,” Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó”.

Không biết bao giờ các lãnh đạo của Việt Nam mới can đảm nói với “xứ lạ” điều này?

———-

http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/ngheo-la-mot-cai-toi.html

 

 

Những mệnh phụ dọc đường kháng chiến: Dù thế, vẫn bên nhau trọn đời…

 Tác giả: Phạm Vũ
Ngấp nghé mốc tuổi 90, nét mặt bà Bảy Vân (tức Nguyễn Thụy Nga, Nguyễn Thị Vân – phu nhân cố tổng bí thư Lê Duẩn) vẫn còn những nét tươi trẻ, điệu bộ duyên dáng, và những câu chuyện bà kể lúc nào cũng dí dỏm kèm theo tiếng cười khúc khích.

Ông Lê Duẩn và bà Nguyễn Thụy Nga trong những năm kháng chiến chống Pháp ở miền Nam – Ảnh tư liệu

 

Tưởng như bà đã có một đời mệnh phụ êm đềm, bình an. Nhưng, như bà nói: “Tôi có một cuộc đời không trọn vẹn”, ẩn dưới nụ cười thơ trẻ lại là cả biển nước mắt, bên dưới cuộc đời mệnh phụ là sóng gió, bão tố, đạn bom, chia ly, sống chết…

Bà đã vượt qua tất cả với một nguyện ước giản dị: được bên nhau trọn đời với người chồng mà mình yêu thương, tôn thờ.

Tình yêu đến từ tình yêu

Đời tiểu thư được cưng chiều của cô con gái ông chủ bút báo La Tribune Indigène dẫn bước vào đời cách mạng thật tự nhiên: từ trà nước cho các chiến sĩ cách mạng hay đến trú ngụ, hội họp tại nhà mình đến việc mặc áo dài đi học, trong cặp sách chứa đầy truyền đơn, súng, tiền, vàng đi liên lạc, từ mến phục lý tưởng cho đến thương yêu con người. 14 tuổi, cô học sinh Thụy Nga đã yêu một người trong số các chiến sĩ cách mạng ấy, như yêu một người anh lớn. Đã biết bao nhiêu lần Nga thoát hiểm trong chân tơ kẽ tóc, bụng run và tay chân cũng run, nhưng cô vẫn tiếp tục nhận nhiệm vụ. Càng lớn càng xinh đẹp, nhiều con địa chủ, con tư sản tìm đường mai mối nhưng cô một mực chối từ, chỉ say mê theo các phong trào học sinh. Cách mạng Tháng Tám thổi luồng gió độc lập tự do, Nam bộ kháng chiến kêu gọi “Lên đàng”, Thụy Nga thoát ly từ đấy, năm cô tròn 20 tuổi, mang theo trong hành trang chiếc áo dài tím nữ sinh.

Kháng chiến ngày ấy hừng hực mà lãng mạn. Rất nhiều nước mắt của Thụy Nga đã đổ xuống khi chăm sóc thương binh, khi chia tay đồng đội. Cũng rất nhiều người đồng chí đã bày tỏ tình cảm với cô nhưng chỉ nhận được những lời chối từ, lúc khéo léo, lúc quyết liệt. Nga vẫn giữ mối tình đầu trong tim mình, và không ngại ngần bảo vệ mối tình ấy bất chấp những can thiệp của tổ chức. Năm tháng đi qua, đến khi Thụy Nga 25 tuổi, đắc cử tỉnh ủy viên, đoàn trưởng hội phụ nữ Cần Thơ. Cô gặp ông Lê Duẩn, bí thư Xứ ủy Nam kỳ, lần đầu trong một hội nghị. Ông hỏi thăm, và không ngờ Nga lại một lần nữa cương quyết bảo vệ tình yêu riêng tư trong trái tim mình. Ấn tượng về người con gái chung thủy, ông cũng lắc đầu trước những người được tổ chức giới thiệu: “Nếu có lấy vợ, tôi thích người có tình nghĩa như chị Nga…”.

Phải lâu lắm, đắn đo suy nghĩ mãi, quan sát, tìm hiểu rất nhiều, Nga mới đi được từ nhiệm vụ đến tình cảm, mới gật đầu đồng ý làm “chị Ba”. Hôn lễ đơn giản bên kinh xáng, ông Ba Duẩn đọc bài thơ ông sáng tác tặng bà: “…Tơ tình ta lại với ta/ Say sưa bao xiết là ta với mình/ Cho hay là giống hữu tình/ Đố ai cắt được tơ mành làm đôi”. Sau này, bà Bảy Vân ghi trong hồi ký: “Anh chọn tôi qua tình yêu của tôi với một người khác. Tôi chọn anh qua đạo đức và tình cảm lớn lao của anh đối với đồng bào, đồng chí… Trong tình yêu anh trở nên ngây thơ như con nít làm tôi rất cảm động. Có tôi bên cạnh, anh tươi tắn hơn, mạnh khỏe hơn, ăn mặc cũng đàng hoàng hơn. Có anh em nói lén sau lưng chúng tôi: Ông bà như đôi sam…”.

Hạnh phúc đã đến như thế và cứ ngọt ngào như thế trong suốt những gian nan, hiểm nguy của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến Hiệp định Genève, lệnh tập kết, như mọi người, bà Nga chuẩn bị đồ đạc cho mình, cho chồng con, háo hức nghĩ đến ngày được sống dưới bầu không khí mới. “Hai năm sau chúng tôi sẽ quay lại”, bà thầm hứa trong lòng. Nhưng với nhãn quan lãnh đạo sắc sảo, ông Ba Duẩn cứ trằn trọc: “Hai năm hay 20 năm?”. Ông ba lần đánh điện ra Trung ương và Bác Hồ xin được ở lại. Lần cuối được chấp nhận, nhưng ông lại từ khước đề nghị của vợ: “Tình hình miền Nam sắp tới sẽ phức tạp. Em ở lại khổ cho em, cho con, hoạt động của anh lại dễ lộ”.

Cả gia đình xuống tàu, nhổ neo. Ra khơi được vài tiếng thì có xuồng máy đón ông Ba Duẩn quay trở vào. Ông giã biệt vợ: “Anh thương vợ con anh thế nào thì thương đồng bào, đồng chí như thế, nên anh phải ở lại. Em ra Bắc ráng nuôi dạy hai con nên người”. Ông đi, bà Ba nằm lại cabin, nước mắt tràn như suối.

Những thử thách mới chờ bà ở miền Bắc.

Ảnh chụp trước khi chia tay vào miền Nam công tác năm 1964. Từ trái qua: con gái Lê Vũ Anh, bà Nguyễn Thụy Nga và hai con trai Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung – Ảnh tư liệu gia đình

 

Gian truân đường mệnh phụ

Bà Nguyễn Thụy Nga được phân công về báo Phụ Nữ Việt Nam, phụ trách mục miền Nam. Bao nhiêu thương nhớ miền Nam, bà dồn vào trang viết. Năm 1957, ông Lê Duẩn trở lại miền Bắc nhận nhiệm vụ. Bà Nga sang Trung Quốc học báo chí. Năm năm đi học, bà sinh con thứ ba, loay hoay xuôi ngược với những chuyến tàu, khi mang con theo mình, lúc gửi con về nước, nỗ lực với những lá thư với chồng thấm đẫm tình cảm cách mạng.

Về nước, để ông yên tâm làm việc nước, bà lại một lần nữa ra đi, để lại ba con đang trong độ tuổi cần mẹ nhất. Đó là một chuyến đi sinh tử: vào Nam trên con tàu không số chở đầy vũ khí, vật lộn trên sóng bão và sự truy lùng gắt gao của hạm đội 7 (Mỹ) sau sự kiện Vũng Rô. Chiếc tàu chở bà đã phải quay ra quay vào, mấy lần chuẩn bị hủy tàu, lênh đênh ngoài hải phận quốc tế suốt hai tháng mới vào được bến Cà Mau. Bà lại tiếp tục công việc của một người làm báo, lặn lội trong rừng ruộng, dưới máy bay thả bom, quân đối phương lùng sục, bao nhiêu lần thoát chết trong gang tấc, bao nhiêu lần nghiêng nón đi dưới tấm ảnh mình được phóng to làm lệnh truy nã, treo thưởng người bắt được… Không nghĩ mình sẽ được chứng kiến ngày thống nhất, bà gửi thư cho ông: “Trót đã yêu nhau, trót dãi dầu/ Vì đâu duyên nợ, bởi vì đâu?/ Trăm năm gìn giữ ân tình cũ/ Một kiếp! Thôi đành hẹn kiếp sau”.

Hôm nay bà vẫn còn giữ một tập dày những lá thư chồng vợ ngày ấy: thư ông gửi cho bà được mang theo trên những nẻo đường công tác; thư bà gửi cho ông được nâng niu sau những buổi họp tác chiến bạc tóc. Ngoài tình cảm, ngoài chuyện con cái, trong thư của ông lại có cả những chỉ đạo đấu tranh giành thắng lợi từng phần như thế nào, xây dựng căn cứ địa cách mạng thế nào, tấn công để làm chủ, làm chủ để tấn công thế nào… “Ấy là vì chúng tôi bên nhau trong lý tưởng”, bà Bảy Vân mỉm cười giải thích. Bà tô đậm một dòng ông viết: “Tình cảm thương yêu đằm thắm sâu xa giữa anh với em, giữa chúng ta với các con, giữa chúng ta trong sự nghiệp cách mạng, cùng nhau sống và để lại kỷ niệm với đời là các con, và sự nghiệp của chúng ta dính chặt lại làm một”.

Thống nhất đất nước, bà vẫn tiếp tục công tác ở miền Nam, ông vẫn bận rộn với bộn bề công việc tại miền Bắc. “Tôi rất muốn ở lại bên anh, nhưng hiểu anh muốn dành nhiều thời gian hơn cho công cuộc xây dựng lại đất nước”, bà lại mỉm cười, những khắc khoải lặn trong đuôi mắt. Cứ thế cho đến ngày ông ra đi…

Xa cách nhiều hơn gần gụi, nhưng nhắc về ông, bà vẫn bảo: “Chúng tôi bên nhau trọn đời”.

————

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/600621/du-the-van-ben-nhau-tron-doi.html