Triết lý về ly cafe- hay triết lý về Tình yêu?

Tác giả: D.L sưu tầm

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý đã nhắn nhủ cho, về cái Triết lý rất hay này  😛

Xin đưa lên Blog để bạn đọc cùng thưởng thức, nhâm nhi  😀

Mới đây, Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên nhận được bài của bạn đọc Nguyễn Văn Ngọc, muốn họa lại bằng thơ với bài viết Triết lý về cafe- hay triết lý về Tình yêu? Xin được đăng lên đây để bạn đọc chia sẻ:

.
 CAFE-TÌNH YÊU

Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc

Đã nguội rồi đừng cố nhóm lên,
Tình yêu  dứt bỏ chớ thòm thèm
Thói đời giả dối, khoe thành tích
Hâm nóng cái tàn, một dạng điên!

Tươi mới dùng ngay cũ vứt liền
Tình yêu sét đánh chớ lên tiên
Cái hay cái mới, sao hờ hững?
Bắt bóng bỏ mồi, một dạng điên!

Đúng cách là khôn thái quá phiền
Tình yêu nóng lạnh chớ triền miên
Trai lỳ vô cảm, không tình nghĩa!
Bảo thủ ươn hèn, một dạng điên!

Cái bã bỏ đi để nó yên
Tình yêu đã chết hết nhân duyên
Mải mê kể lể, điều cũ rích
Ăn mày quá khứ, một dạng điên

Vị ngọt cất từ cốt lõi nguyên
Không nên níu kéo để vòi tiền
Nói nhiều làm ít, quen hứa hão
Bóc ngắn cắn dài, một dạng điên!

Nhắc nhở năm điều rất tự nhiên
Thương nhau giúp đỡ gấp xây nền
Ấm no hạnh phúc đời cần lắm
Con cháu Lạc Hồng sống bình yên!

——————————

Thứ 1:
“Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.”

Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng – những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…

 

Thứ 2:
“Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời…”

Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ – đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi…

Tiếp tục đọc

Cảnh báo sau nghi án tham nhũng

Tác giả: Lê Đăng Doanh (theo Tia Sáng)

Nghi án tham nhũng do Nhật Bản phát hiện dự án đường sắt ở công ty tư vấn JTC một lần nữa làm dấy lên sự quan tâm của công luận về những yêu cầu cấp bách đổi mới từ thể chế, bộ máy thực hiện ODA, thay đổi tư duy về ODA và ngăn chặn lạm dụng ODA cho lợi ích nhóm bất chính.

Từ năm 1993 Việt Nam đã phá vỡ được thế bao vây, cấm vận, và bắt đầu tiếp nhận  sự hỗ trợ phát triển chính thức, gọi tắt theo tiếng Anh là ODA. Đến nay sau hơn 20 năm, chúng ta đã thu hút được hơn 80 tỷ USD cam kết, giải ngân được 38 tỷ USD (hiện còn trên 20 tỷ USD chưa được giải ngân), qua đó đóng góp khoảng 30% vốn đầu tư công và đã góp phần tích cực vào cải thiện kết cấu hạ tầng và công trình phúc lợi xã hội. Song bên cạnh những lợi ích này là những mặt tiêu cực không nhỏ của vấn đề sử dụng vốn ODA, trong đó, việc Nhật Bản phát hiện vụ tham nhũng của công ty PCI với Huỳnh Ngọc Sỹ, vụ PMU 18, và vụ việc liên quan tới công ty JTC gần đây mới chỉ là những phần nổi ít ỏi được phát hiện của tảng băng chìm chưa được làm rõ.

ODA không phải khi nào cũng “ưu đãi”

Vốn ODA chủ yếu là vốn tín dụng, hoàn toàn không phải là viện trợ không hoàn lại hay “tiền chùa” như vẫn bị cố ý hiểu lầm trong một bộ phận không nhỏ cán bộ và dân chúng. Sau khi Việt Nam thoát khỏi nhóm nước thu nhập thấp, gia nhập nhóm thấp nhất trong những nước có thu nhập trung bình thì điều kiện ưu đãi giảm đi, điều kiện vay và trả nợ cũng khắc nghiệt hơn (lãi suất cao hơn, ân hạn ngắn hơn, thời gian hoàn trả ngắn hơn so với trước đây). Song những hệ lụy mang tính lâu dài này của ODA còn chưa được làm rõ trong công luận, trong khi căn bệnh “nghiện ODA” gắn liền với lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ thành tích chủ nghĩa đã và đang khiến số công trình sử dụng vốn ODA xuất hiện quá nhiều và liên tục nối nhau dẫn tới tình trạng giải phóng mặt bằng không triển khai kịp, vốn đối ứng không có đủ, khiến các công trình chậm hoàn thành, kém hiệu quả.

ODA, Lê Đăng Doanh, nghi án tham nhũng, thể chế, vay nợ, trả nợ

Mặt khác, những điều kiện của bên tài trợ các dự án ODA hầu như không được công khai đề cập đến. Nguyên nhân là ngoài vấn đề hạn chế nhận thức về ODA còn có những sự tế nhị trong quan hệ quốc tế. Cho đến nay cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học và quy trình thực hiện ODA ở Việt Nam và xác định những tiêu cực có thể có.

Tuy nhiên, chính giáo sư Sumi Kazuo (Nhật Bản) đã chỉ ra ba điểm cơ bản khiến đất nước tiếp nhận vốn ODA có khả năng chịu sự bất lợi hoặc bị lợi dụng – ông gọi đây là ba bộ phận trong “binh pháp ODA” của Nhật Bản#: Nước tài trợ tạo ra và duy trì một nhu cầu viện trợ giả tạo cho nước nhận ODA; đòi hỏi những điều kiện bảo đảm lợi nhuận của những công ty từ nước tài trợ tham gia ODA – qua đó làm mất đi hoặc giảm cơ hội, lợi nhuận của các công ty thuộc nước tiếp nhận ODA; và xuất khẩu ô nhiễm môi trường sang nước tiếp nhận ODA. Đối với một số vốn vay ODA từ Trung Quốc, ngoài ba vấn đề kể trên chúng ta còn phải đối diện với vấn đề thứ tư: điều kiện ràng buộc cho phép đưa công nhân Trung Quốc sang thực hiện dự án.

Bất cập trong quản lý vốn ODA ở Việt Nam

Mặc dù đã liên tục tiến hành đầu tư công từ khi thành lập nước đến nay, nước ta vẫn chưa ban hành Luật Đầu tư công, vai trò giám sát của Quốc hội và các cơ quan dân cử về đầu tư công nói chung và đầu tư sử dụng vốn ODA nói riêng  chưa được quy định rõ ràng. Sự chậm trễ này là một khiếm khuyết không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước.

Chính phủ quản lý ODA bằng nghị định, cho đến nay đã ban hành 5 Nghị định về ODA qua các thời kỳ, song vai tò của thanh tra chưa được đề cao và thực hiện đúng mức. Vai trò phản biện, giám sát độc lập trong quy trình thực hiện ODA chưa được quy định, đặc biệt là vai trò giám sát của tổ chức quần chúng và báo chí.

ODA, Lê Đăng Doanh, nghi án tham nhũng, thể chế, vay nợ, trả nợ

Điều nổi bật trong thực hiện ODA là tính phức tạp của quy trình mang nặng tính “xin-cho” và sự thiếu công khai, minh bạch về các dự án, các điều kiện, các tiêu chí cụ thể trong quá trình phân bổ. Trách nhiệm hoàn vốn, trả nợ không được tính toán kỹ lưỡng và trình duyệt khi thông qua đề án.

Do nhu cầu đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng nói chung và ở các tỉnh rất lớn trong khi nguồn cung lại có giới hạn nên việc “chạy dự án” đã sản sinh ra một đội “cò dự án” chuyên nghiệp với các mối quan hệ thân quen rất phức tạp. Đã hình thành những “nhóm lợi ích” bất chính ăn bám vào ODA ở cấp trung ương và địa phương.

Người ta đã nói đến “ma trận” thực hiện ODA, xin được dự án, thực hiện dự án, huy động vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng v.v. mỗi khâu đều phát sinh nhiều vấn đề có thể gây chậm trễ. Do quy trình không công khai nên khâu chọn thầu, đấu thầu chỉ mang tính hình thức, một số công ty mặc nhiên được chỉ định thực hiện các công trình về cầu, về đường, trong đó có không ít những công ty sân sau, thân quen. Hệ quả là sự bắt tay nhau giữa thi công-giám sát-nghiệm thu dẫn đến giá thành công trình bị đội lên rất cao trong khi chất lượng và tuổi thọ công trình rất thấp. Một ví dụ đặc trưng điển hình cho tình trạng trên xảy ra gần đây được dư luận quan tâm rộng rãi, đó là vụ Cầu treo Chà Và đổ gây chết người, thực tế cũng là một công trình ODA trong đó cơ quan thực hiện do con rể của quan chức đầu tỉnh thực hiện!

Kết luận

Đã đến lúc Việt Nam phải có sự đổi mới tư duy về huy động và sử dụng ODA, có sự chọn lọc chặt chẽ hơn trong sử dụng nguồn vốn này và ban hành Luật Đầu tư công, trong đó có quy định chặt chẽ về trách nhiệm quy trình, thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch khi sử dụng nguồn vốn này.

Cần có một chương riêng về vốn ODA trong Luật Đầu tư công và Luật Quản lý nợ công, trong đó quy định rõ các tiêu chí để chấp nhận vốn ODA, thực hiện công khai minh bạch toàn bộ số vốn, dự án ODA, công bố rõ quy trình phân bổ vốn và dự án ODA với các tiêu chí rõ ràng, giảm tối đa cơ chế “xin-cho”. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân về từng dự án đồng thời công bố công khai tên những người chịu trách nhiệm; quy định có phản biện độc lập về dự án, trong đó phân tích rõ tác động kinh tế-xã hội của dự án, khả năng thu hồi vốn để trả nợ vốn vay; tổ chức việc giám sát của tổ chức quần chúng, hiệp hội chuyên ngành trong quá trình thực thi dự án.

Cũng đã đến lúc cần có một công trình nghiên cứu độc lập về các khía cạnh liên quan đến ODA nói chung và của từng nước nói riêng, chỉ ra những nhóm lợi ích liên quan đến ODA ở nước tài trợ và trong nước, các mặt lợi và bất lợi của ODA, từ đó đề xuất chiến lược sử dụng có chọn lọc ODA theo lộ trình giảm dần, tiến đến Việt Nam không cần ODA nữa và trở thành một quốc gia tài trợ ODA trong tương lai xa, khi Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển GDP/người vượt 12.000 USD.

————-

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/171393/canh-bao-sau-nghi-an-tham-nhung.html

 

 

 

 

Khi Bộ trưởng “khước từ” cơ hội lấy điểm

Tác giả: Mõ Làng (theo Khám phá)

KD: Mình nhớ nhất câu của TS Nguyễn Sỹ Dũng: Bộ trưởng ở ta không có phẩm chất của chính khách. Câu đó chính xác với bà Bộ trưởng Y tế. Tuy nhiên, “phẩm chất chính khách” là một khái niệm bao hàm cả thủ thuật và kỹ năng lãnh đạo. Nhưng đặc thù của ngành y tế, là ngành cứu người. Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều quốc gia, người ta cử  Bộ trưởng ngành này là một phụ nữ. VN mình cũng thế, ít nhất là giai đoạn này.

Chỉ tiếc, cái kỹ năng, thủ thuật lãnh đạo đã không có, mà cái chất nữ tính ở một người đàn bà khi cần đặt đúng chỗ, nó cũng… biến đâu mất.

Hời hợt, nông cạn không chỉ là cách ứng xử, mà còn là tâm hồn và tính nết. Và ở những hoàn cảnh  điển hình, nó bao giờ cũng vô tư bộc lộ đến… toàn cảnh.

Không biết bà Kim Tiến có ngượng không. Chứ cái đợt nhiều trẻ tử vong do tiêm văcxin 5 trong 1, nhiều bác sĩ dưới quyền bà đã kiến nghị đòi bà từ chức. Mình thấy rất ngượng cho bà. Và đã từng hy vọng bà rút kinh nghiệm, sửa mình, sửa phong cách lãnh đạo. Nhưng hời hợt và nông cạn quá thì nghĩ được cái gì nhỉ? Ngoài cái cách nói hờn dỗi…

——-

Nhiều người tự hỏi nếu không có chuyến thăm và sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì Bộ trưởng Bộ Y tế có đến thăm bệnh nhân sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương không?

Những phát ngôn lịch sử của ngành Y

Cách đây không lâu, tin cầu treo Chu Va 6 bị đứt cáp khiến hàng chục người rơi xuống suối chết làm ai cũng bàng hoàng, xót xa. Đám ma của một người thành 9 người và chắc trong số đó có không ít người thân, họ hàng trong cùng một dòng tộc, một gia đình. Phản ứng tức thì của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng là đáp máy bay đến ngay nơi vừa xảy ra tai nạn thương tâm.

Ủy ban ATGT Quốc gia cũng nhanh chóng hỗ trợ cho mỗi gia đình nạn nhân tử vong 2 triệu đồng và 1 triệu đồng với mỗi người bị thương. Bộ GTVT cũng trích quỹ hỗ trợ 3 triệu đồng với mỗi người tử nạn và 1 triệu đồng cho một người bị thương.

Bộ trưởng Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến, Vũ Đức Đam, sởi, dịch, ngành Y

Ngoài việc thể hiện vai trò trách nhiệm, ở một góc độ nào đó, thì đây còn là một cử chỉ rất nhân văn của một vị Bộ trưởng đối với người dân. Không thể phủ nhận rằng, sau hành động đó, hình ảnh của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong mắt báo giới và người dân đã khác rất nhiều. Gần gũi hơn, thân thiện hơn so với hình ảnh của một ông Bộ trưởng chỉ thuần túy với những phát ngôn gây “sốc”.

Cùng một sự kiện như thế, nhưng cách đây không lâu, một bà Bộ trưởng nọ lại không bỏ được một nghi thức cắt băng khánh thành công trình để chạy vài chục cây số đến thăm mấy đứa trẻ sơ sinh bị chết vì tiêm vắc xin. Và gần đây nhất, khi dịch bệnh sởi đang bùng phát mà hậu quả của nó đã khiến 108 trẻ tử vong thì người ta vẫn không thấy bóng dáng của bà Bộ trưởng Y tế ở đâu. Dư luận mong chờ từ Bộ trưởng Y tế những phát ngôn, những hành động cụ thể, ít nhất có thể “trấn an” nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh đối với con em mình, nhưng rồi lại phải ngậm ngùi thất vọng.

Tháng 8/2010, Chile xảy ra vụ sập hầm mỏ. Cả thế giới hướng về Chile và nín thở theo dõi cuộc giải cứu kỷ lục những thợ mỏ mắc kẹt 69 ngày dưới lòng đất. Sự kiện này trở nên đặc biệt bởi nó nói lên ý chí, sự quyết tâm, tinh thần trách nhiện và tình người của dân tộc Chile.

Và nó còn đặc biệt hơn, khi vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này – Tổng thống Sebastian Pinera – là người đầu tiên ôm chặt người thợ mỏ thứ nhất bước lên mặt đất. Sự kiện giải cứu các thợ mỏ ở Chile cũng đã cho cả thế giới thấy rõ vị Tổng thống nước này xuất hiện đúng lúc, biết cách hành xử hết sức nồng nàn trước người dân của mình. Không thể đổ vấy cho ông ấy rằng, đó là cách đánh bóng, củng cố tên tuổi của mình, nhưng chúng ta cũng có quyền quan sát và nhận xét thẳng thắn rằng, đó là cách lãnh đạo thật sự chuyên nghiệp.

Tổng thống Nga Putin khi đến thăm một trang trại ở ngoại ô Matxcơva đã ăn tối, cưỡi ngựa cùng gia chủ, rồi tặng chiếc đồng hồ hiệu Senko cho cậu bé trong gia đình ấy và nhắn nhủ: “Nhớ là đừng đánh mất nó đấy nhé…”.

Còn cựu Tổng thống Mỹ Bush khi đến thăm một chiến hạm của Mỹ đã vui vẻ nhận lời đấu vật với một chàng lính trẻ chỉ vì anh ta muốn biết Tổng thống mình khỏe như thế nào? Ông Bush đã đấu thật chứ không hề đùa, tất nhiên ông ta thua cuộc bởi cậu lính là một chàng trai khỏe mạnh. Thế nhưng chỉ riêng việc một vị lãnh tụ đất nước dám cởi áo khoác và xông vào sới vật đã là một hình ảnh cực đẹp, cực “fair-play” và như thế chỉ có lợi cho chính ông ấy mà thôi.

Phong cách lãnh đạo này có lẽ chẳng lạ lẫm gì với họ. Người dân họ từ những nơi xa xôi đến thành thị đều biết rõ lãnh đạo đất nước, họ có nhiều cơ hội trò chuyện, thậm chí mời lãnh tụ ăn tối ở gia đình mình. Nhìn cách những chính khách nước ngoài tiếp cận với người dân mới thấy họ thật sự chuyên nghiệp.

Trở lại câu chuyện dịch bệnh sởi bùng phát ở xứ ta trong thời gian qua, cuối cùng thì bà Bộ trưởng Y tế cũng xuất hiện, dịu dàng trong tấm áo choàng trắng ngành y trong chuyến thăm Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 16/4. Nhưng chuyến thăm của bà Bộ trưởng Y tế chỉ diễn ra khi mà trước đó, dù bận trăm công nghìn việc, vào chiều tối muộn ngày 15/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn thân chinh đến thăm hỏi và kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mà theo lời của Phó Thủ tướng là biết được thông tin dịch bệnh sởi và nỗi lo lắng của phụ huynh qua báo chí mà mạng xã hội.

Cũng tại chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế cần phải sát sao hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh sởi, chăm lo cho bệnh nhân, tránh trường hợp để thiếu thuốc men, giường nằm và đề phòng dịch bệnh lây lan…

Thực tế là đã có phụ huynh có con mắc bệnh sởi đang nằm điều trị trong một bệnh viện nọ, khi đọc báo thấy tin Bộ trưởng Y tế thăm Bệnh viện Nhi Trung ương đã hỏi PV rằng: nếu không có chuyến thăm và sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì Bộ trưởng Bộ Y tế có đến thăm bệnh nhân mắc bệnh sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương không? Cũng thật khó để trả lời, có lẽ chỉ Bộ trưởng Y tế là biết rõ hơn ai hết.

Dịch bệnh sởi bùng phát, đó là điều không ai mong muốn. Con số 108 bệnh nhân nhi tử vong mà Bộ Y tế thống kê và công bố gần đây cũng chưa phải là con số cuối cùng, mà có lẽ  vẫn còn tiếp tục tăng trong những ngày tới. Đây là lúc Bộ Y tế, đặc biệt là người đứng đầu ngành Y, cần thể hiện vai trò, trách nhiệm, sự quan tâm của mình trước nhân dân, trong công tác đối phó với dịch bệnh. Và có lẽ cũng không sai khi ai đó nói rằng đây cũng là cơ hội để bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến “lấy điểm” – làm mới hình ảnh của mình trước dư luận và nhân dân sau một chuỗi những phát ngôn lẫn hành động trước đó được cho là “mất điểm”.

Nhưng hình như bà Bộ trưởng đã quên, hay đã để vuột mất cơ hội đó khỏi tay mình. Có lẽ bà sẽ hiện lên dịu dàng hơn, có trách nhiệm hơn, ấn tượng với người dân hơn và cũng không bị gượng gạo khi bà xuất hiện bên giường bệnh, lúc mà dịch bệnh sởi mới bùng phát. Nhưng đáng tiếc bà đã không xuất hiện đúng thời điểm.

Một ca sĩ chỉ được cho là chuyên nghiệp khi mà đi kèm cùng với chất giọng phải là một phong cách tự tin, chuyên nghiệp, cá tính khi biểu diễn trước công chúng. Một chính khách cũng chỉ được cho là chuyên nghiệp khi mà phong cách lãnh đạo cũng phải gây được ấn tượng và gần gũi với người dân. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là gì ngoài những hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác? Và cuối cùng, với một chính khách, phong cách lãnh đạo rất quan trọng, bởi đơn giản, nó nói lên nhiều điều về chính khách đó.

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/171384/khi-bo-truong–khuoc-tu–co-hoi-lay-diem.html

 

 

Cuộc hội ngộ của cố nhân

Tác giả: Trịnh Kim Thuấn

KD: Chít cười vì bài viết này của bạn bè iu quý gửi cho mình. Xin đăng lên đây để bạn đọc đọc vừa suy ngẫm, vừa thư giãn  😛

————-
Bất tri tam bách dư niên hậu.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Nhận được Email của cụ Tiên điền Nguyễn Du, các khách mời đều đến đúng hẹn, như ông Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, ông Đặng Trần Côn, bà Đoàn Thị Điểm và Bà huyện Thanh Quan…
Vẫn ngôi nhà gỗ nhỏ, xinh xắn như thuở nào. Sạch sẽ và ngăn nắp . Phòng khách gồm mấy kệ sách, trên vách còn treo mấy cây cung, các ống nứa đựng tên, dăm ba con thú nhỏ nhồi bông… Đây là những kỷ vật, kỷ niệm của người thợ săn núi Hồng Lĩnh năm nào (Hồng Sơn lạp hộ)


Trà nước được mang ra, sau khi chào hỏi, khách được mời thì tươi cười, còn chủ nhà lộ vẻ hơi buồn. Ông nói: – Quí vị thử nghĩ xem, Truyện Kiều tôi sáng tác đến nay là hơn 200 năm(*), nên có thể có những điều đến nay không hợp người hiện đại. Dưới trần gian hiện nay có một anh thợ thơ tên là Đỗ Minh Xuân. Anh ta chê thơ tôi rườm rà, là dở, là dùng nhiều từ Hán Việt, điển tích. Tất nhiên, mấy trăm năm qua các bậc thức giả của nước Việt chưa thấy ai chê, ngay cả đến Thượng thư Phạm Quỳnh của triều đình Huế, thế kỹ trước còn nói: “Truyện Kiều không chỉ đối với văn hóa nước nhà mà đối với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý… Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn…”. (**)

Tiếp tục đọc

Nghĩ đôi điều về bốn chữ “hòa giải hòa hợp”

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Ngày 30/4 chưa đến, nhưng những ám ảnh về sự hòa hợp, hòa giải dân tộc lại đã trở lại trong tâm thức của nhiều người dân yêu nước, mong muốn nước Việt đoàn kết, có sức mạnh và có tầm nhìn xa, dài rộng, để có thể đi qua những tháng năm khó khăn, đau khổ này, hội nhập hiện đại văn minh tiên tiến, để không hổ thẹn với tiền nhân.

Cảm ơn anh Đào Dục Tú 😀

————

Ba mươi chín năm đã trôi qua kể từ ngày 30-4-1975. Ba mươi chín năm không là dài so với lịch sử hàng nghìn năm, hàng vạn đời người Việt của 54 dân tộc anh em nối tiếp nhau sinh cơ lập nghiệp và chống trả đủ thứ kẻ thù để hiện tồn bền vững trên bờ biển Đông sóng gió trên hai ngàn năm có lẻ.

Chim Việt cành Nam. Ảnh trên mạng

Nhưng với một đời người, một gia đình trong suốt một phần tư thế kỷ chia cách nên “ngày Bắc đêm Nam”, “ngày Nam đêm Bắc”, sống với quê hương trong tâm tưởng và phận số riêng tư của từng cá nhân con cháu họ, ba mươi chín năm quả là đáng kể vô cùng” Thế hệ ông cha thưa vắng dần, thế hệ hậu chiến” sinh ra vào thời điểm trước và sau năm 1975, đã tiến dần, chạm đến cung đoạn nhân sinh “tứ thập bất hoặc” – bốn mươi tuổi không còn nhầm lẫn gì nữa, theo quan niệm nhân sinh của người xưa.

Gần bốn mươi năm, con người đã trưởng thành, thậm chí, đã lên tới đỉnh dốc, bắt đầu sang nửa dốc bên kia. Vậy mà, thật đáng suy nghĩ, chiến tranh, thù hận, chia cắt “theo dòng lịch sử” đi qua hai thế hệ người “hậu chiến”, thời gian như thế là “quá đủ dài” tưởng người Việt có thể làm xong từ lâu phận sự khó khăn nhất là giúp nhau hàn gắn, đồng thời tự mình hàn gắn vết thương hận thù trong tâm cảm, nhất là những ai thuộc thế hệ tham chiến ở hai chiến tuyến thường được định danh “quốc gia – cộng sản” đối đầu nhau.

Hóa ra không phải! Hóa ra không được thành tâm thành ý như thế ! Buồn thay, cũng đáng tiếc thay! Cho tới tận ngày đầu tháng tư năm 2014 này, một quan chức ngoại giao hàm thứ trưởng, ông Nguyễn Thanh Sơn trong chuyến công du Bắc Mỹ, vẫn phải thêm một lần nữa sau không biết bao nhiêu lần, chính thể trong nước trịnh trọng và thiết tha lên tiếng kêu gọi người Việt hai phía cùng nhau bắt tay lấp hố sâu hận thù!

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Minh Nhị: Buồn cho vận nước và giáo dục!

Tác giả: Nguyễn Minh Nhị

KD: Đây là email (vòng) của ông Nguyễn Minh Nhị gửi cho bạn bè, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang, cũng là một quan chức hiếm hoi như ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An. Cả hai người mình đều rất kính trọng vì nhân cách và tấm lòng của họ.

Nhận thấy chỉ là một email tâm sự, nhưng lại như một bài báo về những nỗi lo cho GD, mang tính chất phản hồi, sau khi đọc Diễn từ của GS Hoàng Tụy tại buổi lễ nhận Giải thưởng Phan Chu Trinh, xin phép được đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ cùng ông Bảy Nhị.

————

Kính gởi GS Hoàng Tụy và các bạn là người tôi tin và cùng tâm huyết về nhiều bận tâm của dân của nước, trong đó rất bức xúc là GIÁO DỤC!.

Thưa GS và các bạn,
Tôi rất ngại “nói leo” chuyện “dạy học” trong khi tôi học chưa hết nấc thứ 5/12 nấc thang khai trí cơ bản – bậc phổ thông. Nhưng tôi tự thấy từ lâu những người có trách nhiệm Giáo dục quốc gia nói và làm có nhiều điều chưa rõ hoặc chưa đúng. Tôi viết mấy dòng nầy là vì tôi rất tâm đắc bài viết của GS Hoàng Tụy về “Triết lý giáo dục” trong bài trên Tia Sáng “Giáo dục – Cho tôi nói thẳng” và nhớ lại một lần nhân hợp mặt Báo Thanh Niên – kỷ niệm 20 năm ra số báo đầu tiên – 1996 tại Dinh Thông nhất mà tôi có đặt vấn đề nây trước cử tọa, trong đó có nguyên Bộ Trưởng Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng NTN và Nhà giáo ND – AHLĐ khả kính VK và một số vị BT và lãnh đạo khác.

Tiếp tục đọc

Khoảnh khắc Bầu Kiên bên vợ con: Chuẩn mực và hào hoa

Tác giả: D.Anh (tổng hợp)

KD: Bầu Kiên là một kẻ có tội. Rồi đây ông ta sẽ chịu sự phán quyết của pháp luật. Nhưng cái hình ảnh dẫn Bầu Kiên ra tòa cùm tay, xích chân khiến mình bỗng thấy thương. Vì Bầu Kiên có phải là kẻ giết người đâu, mà phải ngăn chặn và làm nhục ông ta đến mức đó. Hình ảnh đó khiến không ít người bình luận.

Xin trích dẫn lời bình của Osin Huy Đức đăng trên Quê ChoaNgay cả một kẻ cướp của giết người, trước khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa cũng không bị cùm tay, xích chân như vậy. Tại sao lại phải làm nhục Bầu Kiên, tại sao phải làm nhục những doanh nhân mới chỉ bị cáo buộc về những sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh. Tại sao báo chí lại đưa những hình ảnh này không một lời bình luận.

———-

Nếu như trong kinh doanh và bóng đá, Bầu Kiên là một người đàn ông khó tính, trầm ngâm thì với gia đình ông lại là người chồng, người cha tuyệt vời. Ông dành nhiều thời gian đi xem hát với vợ và dẫn con đi dạo phố.


vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Bà Đặng Ngọc Lan và ông Nguyễn Đức Kiên từng là một cặp đại gia nổi danh trên thương trường trước khi ông Kiên lâm vào vòng lao lý.
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Thỉnh thoảng người ta vẫn thấy “gã đầu bạc” tay trong tay với vợ đến Nhà hát lớn (Hà Nội) nghe nhạc.
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Bức ảnh vợ chồng bầu Kiên thân mật trong chuyên đi du lịch Sapa cách đây ít năm. Hai vợ chống Bầu Kiên hạnh phúc và ăn ý.
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Bầu Kiên cùng vợ có mặt trên khán đài sân Pleiku
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Ông có 3 người con, thỉnh thoảng vẫn bầu Kiên vẫn đưa chúng đi xem bóng đá
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Ông là một người bố khá mẫu mực, dành nhiều thời gian cho vợ con
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Bầu Kiên hạnh phúc bên cậu út
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Khi phiên tòa hoãn và các bị cáo được dẫn giải ra xe thùng, bà Lan cũng có mặt tại sân
tòa, nơi gần chiếc xe chở chồng là ‘bầu Kiên’. Tuy nhiên, trong khi bầu Kiên mỉm cười trước ống kính phóng viên thì bà Lan thể hiện một thái độ trái ngược.
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Bà Lanvẫn mang vẻ đẹp kiêu sa trái ngược với hình ảnh của chồng.
vọ-bầu-kiên, bầu-kiên, bà-ngọc-lan, acb, ngân-hàng, vợ-đại-gia, nữ-tướng
Vợ ‘bầu Kiên’ vẫn đeo chiếc kính đen và thường xuyên cúi đầu xuống, không dám nhìn chồng bước lên xe thùng chở bị cáo.

—————-

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/171204/khoanh-khac-bau-kien-ben-vo-con-chuan-muc-va-hao-hoa.html

 

Sởi “biến chứng” và lương tâm “biến chủng”

Tác giả: Kỳ Duyên

Nó nói được rất nhiều- cái sự “vì dân” của quản lý ngành y, và quản lý chính quyền một số cơ sở- ra sao!

 I-Trong tuần này, diễn ra phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) cùng 08 đồng phạm bị truy tố bởi nhiều tội. Tuy nhiên sức nóng của phiên tòa hình sự về kinh tế với nhiều nhân vật “nổi tiếng” giờ thành “tai tiếng”, từng làm điên đảo cả giới tài chính ngân hàng và xã hội, hóa ra không làm “điên đầu” xã hội bằng cái con virus gây bệnh sởi trẻ em đang hoành hành. Đến thời điểm này, đã có 112 ca tử vong, một con số đau đớn, với hơn 8500 ca mắc sốt nghi sởi

Sởi không phải là căn bệnh quá phức tạp. Hầu như đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Và văcxin ngừa bệnh sởi đã từng đem lại những kết quả hữu hiệu cho các bé thơ tránh được căn bệnh này.

Nhưng sự phát triển của một xã hội công nghiệp, trong đó có môi trường sống đầy biến thái phức tạp, rủi ro, đã dẫn đến những biến chứng mới mà bản thân ngành y tế chưa thể tiên liệu hết. Trong đó, bệnh sởi là một ví dụ. Có tới 4,2% trẻ (của gần 2.500 bệnh nhi mắc bệnh sởi) tiêm đủ 02 mũi vẫn mắc sởi.

Chưa tiên liệu hết thì đừng vội chủ quan, cho là kiểm soát hết bệnh này, bằng những… con số báo cáo trên giấy tờ của các địa phương.

Phải nói vậy, vì đến thời điểm này, khi bệnh sởi lan nhanh, vẫn có một sự nhìn nhận trái ngược nhau giữa các bệnh viện với cơ quan quản lý Nhà nước- ở đây là Bộ Y tế theo kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Khiến người dân nghe mà… sái cổ!

Tiếp tục đọc

Trăm năm cô đơn: Người có đôi cánh khổng lồ

Tác giả: Khắc Giang

KD: Nỗi cô đơn trong các tác phẩm của Marquez đều có nguyên nhân chính: sự ích kỷ của con người và một xã hội không có tình yêu. Đây là hai thứ gắn liền với nhau: khi con người ta chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân thì không thể có tình yêu cho kẻ khác (KG)
Thật ra, người cầm bút có lương tâm và lòng nhân, sẽ luôn là người cô đơn trong bất cứ xã hội nào, nhất là trong một xã hội đảo điên giá trị. Bởi họ cũng là người nhạy cảm nhất và rất dễ tổn thương bởi nỗi đau luôn ngự trị.
Vĩnh biệt “người Colombia vĩ đại nhất” của nhân loại.
——————
Tổng thống Colombia gọi ông là “người Colombia vĩ đại nhất.” Với thế giới, ông sẽ luôn là cụ già có đôi cánh khổng lồ.Ngày 17/4/2014 (tức rạng sáng 18/4/2014 theo giờ Việt Nam), Garcia Marquez, một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, nhà báo, nhà biên kịch, nhà hoạt động chính trị, đã qua đời ở tuổi 87 tại nhà riêng của ông ở Mexico. Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây, như một sự kính cẩn tưởng nhớ ông.

Trên con đường đầy nắng tới khu nghỉ mát Acapulco của Mexico một ngày nào đó năm 1967, người chồng với khuôn mặt đăm chiêu đang trầm ngâm lái xe, còn người vợ thì chơi đùa với hai đứa trẻ nhỏ. Một khung cảnh êm đềm hiếm hoi trong những năm tháng rực lửa của “lục địa trỗi dậy”, thời kỳ sôi sục phong trào đấu tranh chống  độc tài và đế quốc ở Nam Mỹ.

Bất chợt người chồng dừng xe, quany mặt lại và run run nói với vợ rằng mình đã tìm ra được giọng kể về “Macondo,” ngôi làng tưởng tượng của tác phẩm anh cho là lớn nhất trong đời mình. Hứng khởi tột độ, anh quay ngược xe trở về nhà trong khi cô vợ trẻ vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Đó là ngày đánh dấu  sự ra đời của một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất thế kỷ XX, “Trăm năm cô đơn”, và cũng là bước ngoặt để một thiên tài bước ra ánh sáng – Gabriel Garcia Marquez.

Gabriel Garcia Marquez, Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, nhà văn, Nobel
Chân dung Gabriel Garcia Marquez

Đi tìm Macondo

Marquez chỉ nhìn thấy Macondo duy nhất một lần trong một chuyến đi về thăm quê cùng mẹ. Đó là tên  trại chế biến chuối, nằm cô độc ở bên cạnh một nhà ga nhỏ cũng hoang vắng không kém.

Nhưng đối với Marquez, cái tên đó đưa ông trở về tuổi thơ liêu trai với những câu chuyện vừa mang tính thần thoại, vừa đầy rẫy sắc màu cuộc sống bà ngoại thường kể vào đêm. Nó như là một cái gì đó chưa từng xẩy ra nhưng ta luôn cảm giác mất mát và muốn được trở về.

Khoảnh khắc kì lạ trên đường tới Alcapulco chỉ là manh mối dẫn tới Macondo, còn  hành trình 18 tháng đóng cửa viết văn của ông mới là thử thách thực sự. Sau chuyến đi nghỉ mát bất thành, ông giao hết việc nhà vợ, bán ô tô và một số tài sản để mua giấy viết bản thảo và thuốc lá.

Bạn bè bắt đầu gọi căn phòng đầy khói thuốc của ông là “ổ chứa Mafia”, nơi “ông trùm” miệt mài đi tìm Macondo trên từng trang giấy. Sau gần hai năm Marquez mới bước ra khỏi phòng, kiệt sức và phờ phạc.

Ông bán nốt đồ đạc còn lại  để có tiền gửi bản thảo đến một nhà xuất bản ở Buenos Aires. Một vụ cá độ rủi ro với tập giấy dày hơn 1.300 trang và khoản nợ lên tới 10.000 đô la.

Canh bạc của Marquez đã thành công ngoài sức tưởng tượng.

Chỉ trong vòng một tuần lễ,  Macondo cùng  “Trăm năm cô đơn” trở thành hiện tượng trên toàn Nam Mỹ. Thế giới bắt đầu biết tới văn học Mỹ Latin với “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” (magic realism), thứ văn chương  hòa trộn giữa hiện thực cuộc sống và tính huyền thoại rất đặc trưng của văn hóa Mỹ Latin.

Cho đến cuối thế kỷ XX, “Trăm năm cô đơn” đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và bán được hơn 10 triệu bản, thành tích đáng nể cho một tác phẩm thuộc loại kinh điển và không viết bằng tiếng Anh (Marquez viết bằng tiếng Tây Ban Nha).

Gabriel Garcia Marquez, Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, nhà văn, Nobel
Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Garcia Marquez. Ảnh: Muachung.vn

Marx và Kafka

Gabriel Garcia Marquez  trưởng thành ở một trong giai đoạn nóng bỏng  nhất trong lịch sử Colombia. Từ cuộc Chiến tranh 1.000 Ngày (1899-1902), rồi đến Thời kì “bạo động” (Le violencia) diễn ra sau khi lãnh tụ đảng Tự do Gaitan bị ám sát vào năm 1948, kéo dài tới những năm 1960, tước đi mạng sống của hàng trăm nghìn người  và một dân tộc chia rẽ. Tất cả những chi tiết sau này đều xuất hiện trên trang viết của ông.

Marquez theo học ngành luật tại trường Đại Học Quốc Gia Colombia vào năm 1947, nhưng  ông thấy đam mê không phải là những điều luật và các vụ án khô khan, mà là chủ nghĩa Mác và những trang sách của Kafka, sự kết hợp kỳ quái giữa nhà duy vật và một văn sĩ đậm chất trừu tượng.

Với niềm đam mê viết lách, Marquez viết báo cho tờ El Universal, một tờ báo địa phương nhỏ; trước khi từ bỏ luôn ngành luật và theo đuổi nghiệp cầm bút với tờ El Heraldo và cuối cùng là tờ El Espectador.

Với trái tim nhiệt huyết của một thanh niên trẻ tuổi, Marquez đã không ngần ngại lôi ra ánh sáng một hành vi bất minh của chính phủ. Sau vụ việc, ông  lọt vào danh sách đen, và buộc phải trốn khỏi đất nước.

Ông sang châu Âu một vài năm và làm phóng viên biệt phái của El Espectador, trước khi tờ báo bị buộc đóng cửa bởi chính quyền độc tài Pinilla.  Trong tình trạng lay lắt về tài chính, ông trụ lại ở Paris và sau đó là London một thời gian, trước khi quay về Nam Mỹ.

Không thể trở lại Colombia, ông làm việc cho một số tờ báo ở Venezuela và Mexico, và cộng tác cho thông tấn xã của Cuba non trẻ, mới ra đời sau cuộc cách mạng 1959.

Đó là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời ông, khi ông nhìn thấy ở Cuba ” một trật tự xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, và phù hợp hơn với nhu cầu của tất cả chúng ta”. Ngoài đời, ông là bạn thân và tự nhận là “người tin cẩn nhất” của lãnh tụ Fidel Castro.

Nhiều người cho rằng đó là lý do cho sự bất hòa giữa ông và người bạn một thời Mario Vargas Llosa, nhà văn cũng được trao giải Nobel văn học. Tình bạn này kết thúc bằng cú đấm của Llosa vào mặt Marquez sau khi hai người bước ra khỏi một rạp chiếu phim ở thành phố Mexico.

Gabriel Garcia Marquez, Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, nhà văn, Nobel

Hành trình cô đơn

Marquez nói nhiều về nỗi cô đơn của loài người.

Nó như lơ lửng treo trên đầu mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xã hội, và ở cả cộng đồng Nam Mỹ nghèo khó bị bỏ lại phía sau thế giới phương Tây phát triển. Đó là hình ảnh ẩn dụ trong “Trăm năm cô đơn”: khi công ty khai thác chuối của Mỹ rời bỏ  Macondo thì ngôi làng nhanh chóng trở nên kiệt quệ và chết dần chết mòn. Đến cả người cuối cùng của dòng họ cũng bị đàn kiến tha đi.

Nỗi cô đơn trong các tác phẩm của Marquez đều có nguyên nhân chính: sự ích kỷ của con người và một xã hội không có tình yêu. Đây là hai thứ gắn liền với nhau: khi con người ta chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân thì không thể có tình yêu cho kẻ khác. Xung đột lên đến đỉnh điểm khi tính ích kỷ đẩy loài người đến chỗ bóc lột lẫn nhau để tư lợi.

Không có sự bình đẳng thì cũng không có tình yêu, và khi đó, nỗi cô đơn sẽ tiếp tục là bóng ma ngự trị trên toàn xã hội rộng lớn. Có lẽ vì vậy Marquez không ngần ngại đặt niềm tin vào hệ thống xã hội mới ở Cuba, dù chịu nhiều chỉ trích.

Phát biểu trong lễ trao giải Nobel  vào năm 1982, Marquez nói rằng, con người cần phải xây dựng nên một “xã hội lý tưởng,” nơi không ai được phép định đoạt số phận của người khác, nơi tình yêu sẽ cho thấy sự chân thành và hạnh phúc ở trong tầm với, và là nơi mà ngay cả một dòng họ bị vướng vào một lời nguyền trăm năm cô đơn, cuối cùng cũng có cơ hội được hồi sinh.”

Tổng thống Colombia gọi ông là “người Colombia vĩ đại nhất.” Với thế giới, ông sẽ luôn là cụ già có đôi cánh khổng lồ.

————–

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/171232/tram-nam-co-don—nguoi-co-doi-canh-khong-lo.html