GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng: Có một cách làm tốn…rất ít tiền!

Tác giả: Nguyễn Lân Dũng

KD: Quan trọng nhất là có chương trình chuẩn. Mà muốn có chương trình chuẩn thì phải xây dựng được chuẩn kiến thức. Khi có chương trình chuẩn rồi thì các nhóm tác giả có thể thi nhau viết SGK.

Có điều lưu ý, những năm trước đây, khi có 2-3 bộ SGK Toán, Văn, thì khi thi tốt nghiệp THPT môn văn, hỏi về tính chất văn học, thì sách của nhóm tác giả phía bắc viết có 04, sách nhóm tác giả phía nam viết có…06  😛

Vậy thì kiến thức nào đúng, kiến thức nào sai. Ngay các thầy viết còn lung tung, lang tang, thì học trò dốt cũng dễ hiểu.

Thứ nữa, có nhiều bộ SGK là tốt, nhưng thực tế, những ai có đủ trình độ nghiệp vụ sư phạm để viết cũng là không đơn giản. Xin các nhà khoa học cũng chớ… chủ quan, chỉ cần trình độ cao.

Tỷ như dạo sách GD công dân cho trẻ tiểu học đã viết thế này: Xã hội ta bây giờ có nhiều người chânngoài dài hơn chân trong. Con trai của mình khi đó về hỏi: Mẹ ơi chân ngoài là gì, chân trong là gì hả mẹ?

Nghe con hỏi, mình mở sách ra đọc và cười chảy nước mắt  😛

———-
Khi chúng ta vẫn còn hiện tượng có nơi học sinh ngồi chung hai lớp một phòng, có nơi phải đứng trong lớp học, có nơi mỗi em xách theo một cái ghế lội suối đến trường, có nơi cô giáo chui vào túi nilon để băng qua suối…thì không thể lãng phí dù chỉ một đồng.
Một cách đơn giản để đổi mới chương chương trình và SGK tốn rất ít tiền đó là lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học. Tôi đã trình bày ý kiến của mình với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Sau khi nghe xong, Phó Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ tham khảo để có những đề xuất hợp lý.

sách giáo khoa, Ngô Bảo Châu, Phạm Vũ Luận, trí thức Việt


Công việc khó nhất của đổi mới chương trình và SGK là sưu tầm chương trình của các nước. Bộ GD&ĐT đã có 40 chương trình, thế thì những việc còn lại đâu còn quá khó để thực hiện. Bằng cách nào ư? Chúng ta có Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, trong đó có đầy đủ các Hội khoa học chuyên ngành. Hội các ngành Sinh học chúng tôi có đến vài ngàn hội viên là chuyên gia khoa học và giáo viên Sinh học các cấp. Bộ GD&ĐT nên tận dụng các Hội khoa học chuyên ngành để giúp biên soạn chương trình . Đương nhiên, các Hội này tham gia vì tâm huyết, muốn cống hiến khả năng cho thế hệ tương lai chứ đâu có yêu cầu phải tốn kém quá nhiều tiền .
Sau đó, chúng ta cần có các Hội đồng giáo dục về Khoa học tự nhiên gồm những người có uy tín cao để duyệt chương trình. Trên các hội đồng Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là một Hội đồng quốc gia xét duyệt chương trình với các nhà khoa học và giáo dục đầy đủ đức tài.. Theo quan điểm của tôi, để các Hội được tham gia làm chương trình thì phải nhằm đạt 3 yêu cầu. Đó là đủ sức hội nhập quốc tế, nhưng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và phải sử dụng được lâu năm.
Khi đã có chương trình chuẩn, việc làm SGK không cần tốn tiền của Nhà nước. Ở rất nhiều nước, SGK là chuyện của từng nhà xuất bản và từng tác giả. SGK là hàng hóa đặc biệt nhưng vẫn cần phải có cạnh tranh. Ai viết SGK cũng được, với điều kiện duy nhất là theo đúng Chương trình đã được duyệt, còn việc tốt-xấu, hay-dở là hoàn toàn do thị trường quyết định.
Tôi nghĩ năm 2014 có chương trình bắt đầu làm SGK là chuyện khôi hài (!) Vì đến nay chưa biết sẽ có mấy phân ban, chương trình như thế nào, thế mà lại có các nhóm đang biên soạn SGK lớp 1 để in. Nếu sau này Hội đồng quốc gia về giáo dục không đồng ý thì bộ SGK đã in lại bỏ đi à? Do đó đầu tiên chúng ta phải làm kỹ chuyện phân ban, sau đó soạn chương trình, cuối cùng mới có thể biên soạn sách giáo khoa.
Bộ GD&ĐT không cần thiết phải dùng đến số tiền rất lớn trong số hơn 34 ngàn tỉ đồng để tập huấn giáo viên. Lấy ví dụ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã dịch sang tiếng Việt và in cuốn sách Sinh học (Biology) do nhà khoa học nổi tiếng N.A.Campbell chủ biên (xuất bản lần thứ tám).

Đây là cuốn sách dày tới 1417 trang, có nội dung rất hay, in màu rất đẹp, được toàn thế giới sử dụng. Vì 1.750.000 đồng/cuốn nên thư viện mỗi trường chỉ cần mua vài quyển cho giáo viên dạy Sinh mượn để hàng ngày tự nghiên cứu, nghiền ngẫm khi dùng chương trình và sách giáo khoa mới. Tôi khẳng định sẽ tốt hơn nhiều so với việc đi tập huấn trong ít ngày với những thầy giáo đâu có giỏi như các tác giả của cuốn sách quý giá này (!).

Không chỉ môn Sinh học, ngành nào cũng có những cuốn sách rất hay như vậy, cho nên Bộ hãy để giáo viên tự bồi dưỡng hơn là quá tốn kém cho việc in ấn tài liệu, tổ chúc các lớp bồi dưỡng… Việc thí nghiệm cũng đâu cần tốn kém quá nhiều tiền bạc khi từng giáo viên biết tự nình dạy đúng chương trình, đúng sách giáo khoa và đúng phương pháp sư phạm. Nên chăng chỉ cần tập trung vào việc bồi dưỡng cho giáo viên triết lý giáo dục, phương pháp sư phạm và đạo lý người thày.
Tôi rất muốn, khi đã có chương trình chuẩn, nếu có chủ trương tự do biên soạn sách giáo khoa tôi cũng sẽ là người tham gia viết SGK Sinh học. Vì tôi đã từng học qua 4 trường sư phạm (hai trường SP sơ cấp, 1 trường SP trung cấp và 1 trường Đại học SP, lại đã đứng lớp trên 50 năm và đang có trong tay trên 70 cuốn sách giáo khoa Sinh học của nhiều nước khác nhau. Và, tôi cũng tin tưởng sẽ có rất nhiều người muốn viết như tôi và không ít nhà xuất bản (bên cạnh NXB Giáo dục là chủ đạo) sẽ sẵn sàng tham gia phát hành SGK. Tôi thấy việc Bộ GD&ĐT đưa ra con số hơn 34.000 tỉ đồng để làm chương trình và SGK là quá vô lý trong hoàn cảnh kinh tế đát nước còn rất khó khăn như hiện nay..